Thời của nhà giáo… vô trách nhiệm?

Theo dõi VGT trên

Hiện nay giáo viên vẫn truyền nhau học trò là bất trị. Họ quyết định đến với những phương thứcvô trách nhiệm hơn. Họ mặc kệ học trò hư. Chúng vi phạm nội quy – họ hạ hạnh kiểm, mời phụ huynh…. Hiện nay giáo viên vẫn truyền nhau học trò là bất trị.

Họ quyết định đến với những phương thức… vô trách nhiệm hơn.

Nhưng, tương lai của đ.ứa t.rẻ đó sẽ ra sao chẳng liên quan gì tới họ nữa. Bạn nghĩ tương lai chúng sẽ ra sao? Những đ.ứa t.rẻ mà đến trường học cũng không chứa chấp nữa sẽ trưởng thành như thế nào? Nhưng liệu giáo viên còn có lựa chọn nào khác?

Dưới đây là ý kiến của độc giả Đặng Hương. Chị ủng hộ việc phạt đòn nhưng phải phạt với lương tâm và tình thương của một nhà giáo.

Nhà giáo thời nay và “rào cản” kéo lùi sự sáng tạo

Nhà giáo hiện nay nhận được đồng lương ít ỏi, nhận được sự ủy thác một cách vô trách nhiệm của nhiều bậc phụ huynh, nhận được sự chỉ trích của xã hội khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra và nhận được những đ.ứa t.rẻ được bao bọc quá mức bởi cha mẹ. Họ không có quyền gì ngoài hạ hạnh kiểm và trình bày vấn đề lên ban giám hiệu. Họ có chức năng bơm kiến thức khô khan vào đầu học trò để các em có thể lên lớp và ra trường.

Hình ảnh nhà giáo như vậy có thể khác với những gì các bạn tưởng tượng ra theo khuôn mẫu của một nhà giáo lý tưởng. Nhưng đó là hình ảnh thực sự của đa phần nhà giáo hiện nay.

Chuyện lương giáo viên thì ta không cần dẫn chứng gì nhiều. Nó quá rõ ràng và nó hiển hiện ngay trước mắt chúng ta; không ai có thể phủ nhận. Tất nhiên, t.iền dạy thêm, t.iền làm ngoài giờ có thể khiến thu nhập của họ khá hơn rất nhiều. Thế nhưng “dạy thêm” tức là làm ngoài giờ, tức là ngoài những giờ làm việc chính thức họ phải bỏ thời gian đáng nhẽ dành để nghỉ ngơi ra để mà kiếm thêm nhu nhập. Có ai trong chúng ta muốn làm việc tới 8-10 giờ tối trong khi giờ tan sở là 5 giờ?

Thời của nhà giáo... vô trách nhiệm? - Hình 1

Để nhận được tình yêu, sự kính trọng thực sự của học trò, giáo viên hiện nay phải vượt qua vô vàn khó khăn và áp lực

Hãy tiếp tục nói về sự ủy thác. Có bao nhiêu bậc phụ huynh ngồi lại cùng giáo viên để bàn bạc cách dạy dỗ con mình? Có bao nhiêu bậc phụ huynh khi nhận ra khuyết điểm của con mình tìm đến giáo viên để cùng tìm đường lối uốn nắn? Hay đa phần các bậc phụ huynh chỉ đem một cái phong bì đến và “trăm sự nhờ cô”? Không biết đã bao nhiêu lần tôi đã thấy mẹ mình khước từ những phong bì như thế.

Và cũng chừng ấy lần tôi thấy mẹ tôi mời những vị phụ huynh này ngồi lại để mẹ tôi có thể gợi ý một vài phương thức để họ động viên, dạy dỗ con mình. Có những người chăm chú lắng nghe, có những người rõ ràng là chỉ giả vờ nghe và vô cùng hiếm khi có người chủ động đưa ra ý kiến. Rồi, cứ như lẽ dĩ nhiên, họ lại quay lại học kỳ sau với một kịch bản tương tự. Cái tôi tự hỏi là: Có bao nhiêu trong số những người phụ huynh này thực sự tìm tòi, động não để tìm ra một cách hiệu quả dạy dỗ con em mình? Hay rốt cuộc, họ chỉ quay về với phương thức ít phiền toái nhất: Quát mắng khi con không đạt chỉ tiêu và thưởng hậu hĩnh khi con đạt thành tích.

Qua lăng kính của phụ huynh bênh con

Sự chỉ trích của xã hội lên giáo viên bắt nguồn từ lăng kính của các ông bố bà mẹ có con em chưa ngoan. Qua lăng kính của họ – giáo viên trở thành những người thích t.iền, khắt khe, không bao dung, thiếu độ lượng nếu những người giáo viên này có thái độ “quá” nghiêm khắc với con của họ. Ngoại trừ những trường hợp đ.ứa t.rẻ tỏ ra quá hư tới mức không ai phủ nhận được, các ông bố bà mẹ luôn cảm thấy khó chịu nếu người khác chỉ trích con mình một cách thẳng thừng.

Những người giáo viên trẻ muốn có được sự hợp tác của các bậc phụ huynh thường phải tìm những câu từ mang tính giảm nhẹ để nói về sai phạm của học sinh. Những người giáo viên đã già cỗi hay cứng cỏi hơn tuy có thể sẵn sàng viết rõ nhưng đa số trường hợp chỉ nhận được sự “bằng mặt, không bằng lòng” hay đơn giản chỉ là những cái phong bì.

Và từ đó cái hình ảnh truyền miệng về giáo viên của đa phần phụ huynh có con em đang trên đà đi xuống trở nên méo mó. Và khi hình ảnh ấy đã hằn vào tâm trí của họ thì khi có vấn đề gì xảy ra, dĩ nhiên trách nhiệm có phần lớn được xem là… không thuộc bản thân họ.

Quyền của nhà giáo?

Đây là vấn đề nhức nhối nhất đối với giáo viên. Có bao nhiêu trong số các bạn đọc biết rằng: Giáo viên hiện nay còn không có cả quyền đuổi học sinh ra khỏi lớp. Đừng nói là phạt đòn học sinh, quát mắng chúng cũng là việc mà giáo viên phải suy nghĩ rất kỹ trước khi làm. Tất nhiên giáo viên ở những vùng kém phát triển có thể không thực sự tuân thủ điều này.

Nhưng ở các thành phố lớn, giáo viên không có bất kỳ quyền hạn trừng phạt nào lên học sinh ngoài “hạ hạnh kiểm”. Nhưng hạnh kiểm thì có gì quan trọng đâu. Học sinh chỉ cần hạnh kiểm trung bình để lên lớp. Còn chuyện chuyển tiếp lên cấp cao hơn thì do học lực quyết định. Học trò đang dần hiểu ra là hạnh kiểm chỉ là một thứ mang tính hình thức. Tôi sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể dưới đây, một trường hợp điển hình, một câu chuyện có thật:

Một học sinh A gây mất trật tự trong lớp, gây ảnh hưởng tới những bạn xung quanh. Giáo viên đang dạy tiết học bảo học sinh này đứng dậy nhưng A không đứng. Câu trả lời của cậu ta là: “Tại sao em phải đứng?”. Giáo viên nói: “Em gây mất trật tự trong lớp, gây ảnh hưởng tới các bạn, cô yêu cầu em đứng dậy.”. A trả lời: “Em không thích đứng”.

Video đang HOT

Bạn sẽ làm gì trong trường hợp này?

Giáo viên nói: “Đây là kỷ luật của lớp. Em đứng dậy cho cô”. A ngồi yên không nhúc nhích. Giáo viên tiếp tục: “Thôi được thế em cứ ngồi đấy, nhưng không được gây mất trật tự nữa”. A nói lại: “Em không thích ngồi. Cũng không thích giữ trật tự”. Đến đây người giáo viên này không thể từ tốn được nữa, cô nói: “Anh có bị điên không?”. A : “Cô mới điên. Em không điên”. Tới lúc này rồi thì người giáo viên không thể làm gì được nữa. Cô tuyên bố ghi tên A vào sổ đầu bài và sẽ đưa việc này ra buổi họp phụ huynh. Còn A, cậu ta không bao giờ trở nên tiến bộ hơn.

Thời của nhà giáo... vô trách nhiệm? - Hình 2

Nhiều phụ huynh ủng hộ và cho phép thầy giáo này đ.ánh học trò vì “ở nhà không dạy được con”.

Mặc kệ và… nguy hại

Hiện nay giáo viên vẫn truyền nhau học trò là bất trị. Họ quyết định đến với những phương thức … vô trách nhiệm hơn. Họ mặc kệ học trò hư. Chúng vi phạm nội quy – họ hạ hạnh kiểm, mời phụ huynh. Chúng tiếp tục vi phạm – họ hạ hạnh kiểm, cảnh cáo toàn trường. Chúng vẫn tiếp tục – họ đưa lên hiệu trưởng, cảnh cáo lần cuối. Và nếu chúng không thay đổi – trường đuổi học.

Tương lai của đ.ứa t.rẻ đó sẽ ra sao chẳng liên quan gì tới họ nữa. Bạn nghĩ tương lai chúng sẽ ra sao? Những đ.ứa t.rẻ mà đến trường học cũng không chứa chấp nữa sẽ trưởng thành như thế nào? Nhưng liệu giáo viên còn có lựa chọn nào khác?

Tôi xin hỏi quý độc giả thêm một câu nữa, đặc biệt là những độc giả đang có con ở t.uổi đi học: Liệu bạn có thể ngẩng cao đầu tuyên bố rằng: bạn có thể dạy bảo con mình khi không sử dụng đòn roi, không dọa cắt t.iền tiêu, không dọa cắt một số quyền lợi của chúng?

Và bây giờ hãy nghĩ xem cái bạn đang đòi hỏi ở giáo viên là gì. Dạy bảo một lớp hơn 40 học sinh mà không có quyền phạt, quyền mắng thậm chí không có quyền đuổi ra khỏi lớp? Trẻ hư bắt chép phạt. Chúng không chép bạn sẽ làm gì? Chúng chép và vẫn tái phạm bạn sẽ làm gì? Mời phụ huynh đến liệu có giải quyết được vấn đề hay lại là “trăm sự nhờ cô”?

Ở cái thời của tôi, hạ hạnh kiểm là thứ gì đó rất kinh khủng. Một đ.ứa t.rẻ bị hạ hạnh kiểm cảm thấy thật là đáng xấu hổ. Lý do vì sao? Tôi cho rằng có những sự khác biệt rất lớn giữa: “Bị hạnh kiểm kém là một việc đáng xấu hổ” với “Bị hạnh kiểm kém là cha mẹ la mắng”.

Những đ.ứa t.rẻ thời nay chỉ biết rằng: “Không thể hiện tốt ở trường lớp (cho dù là học lực hay hạnh kiểm) là không vừa lòng bố mẹ”. Chúng hoàn toàn không hiểu rằng: “Không cố gắng ở trường lớp thì tương lai của mình sẽ hoàn toàn khác với những gì mình mong muốn hay mơ ước.”

Mâu thuẫn là ở chỗ: ‘Vì bạn quá thương con không thể khắt khe với chúng nên bạn mới nhờ tới thầy cô để răn đe. Nhưng khi họ răn đe thì cũng vì quá thương con bạn lại cảm thấy khó chịu với họ’.

Điều phụ huynh cần biết

Chức năng của nhà giáo không phải là làm cho con bạn lên lớp, không phải là làm cho con bạn được điểm cao, không phải là làm cho chúng vào được trường điểm lại càng không phải là chịu trách nhiệm cho cái hư của trẻ.

Chức năng của nhà giáo là hướng con bạn tới những phẩm chất tốt và khơi dậy những tiềm năng của chúng. Còn việc học, việc vươn tới tương lai, việc trở thành những con người có ích cho xã hội là việc của bản thân bọn trẻ.

Chúng ta không thể bắt một đ.ứa t.rẻ trở thành người thành đạt. Chúng ta chỉ có thể làm cho chúng thấy “trở thành người thành đạt là một việc tuyệt vời và con có thể làm được điều đó”.

Những việc sau đó đ.ứa t.rẻ sẽ có thể tự làm được. Còn nếu bạn chỉ vẽ ra một tương lai đẹp đẽ nhưng không hợp với bản thân đ.ứa t.rẻ thì có cố “gò” đến mấy cũng không đến được đâu. Cuối cùng chỉ ra được một sản phẩm nửa vời không cao không thấp. Hãy cho t.rẻ e.m những ước mơ, hãy tôn trọng những ước mơ đó (cho dù chúng viển vông tới đâu) và bạn sẽ thấy chúng mạnh mẽ đến mức nào.

Bạn cần hiểu rằng: ước mơ của một đ.ứa t.rẻ sẽ trưởng thành theo con người của nó. Chỉ cần đ.ứa t.rẻ biết tập trung sức lực vào ước mơ của mình thì khi lớn hơn chúng sẽ tự biết thay đổi mục tiêu hay sửa đổi ước mơ đó để nó thực tế hơn. Bạn không cần phải nói: “Ước mơ đó là ngớ ngẩn” bởi vì khi lớn dần đ.ứa t.rẻ sẽ tự hiểu điều này.

****

Thiết nghĩ, thời kì quan trọng nhất trong hình thành ý thức học tập và ý thức xã hội của trẻ là trước khi dậy thì. Chúng cần một nền tảng vững chắc về các quan điểm giá trị. Những quan điểm mà có thể khi đó chúng chưa hiểu nhưng tương lai chúng sẽ hiểu. Và để chúng có được nền tảng đó, một chút hình phạt không phải là việc không chấp nhận được. Một cái vụt bằng thước kẻ vào tay sẽ khiến chúng nhớ lâu hơn là một vài trang chép phạt.

Tôi ủng hộ việc phạt đòn nhưng phải phạt với lương tâm và tình thương của một nhà giáo.

Theo VietNamNet

GS Văn Như Cương nói về nạn "đi thầy"

Sau nhiều chuyện không vui xảy ra quanh ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam vừa qua, GS Văn Như Cương đã "trải lòng" đầy xúc cảm về "nạn" "đi thầy" trong môi trường giáo dục hiện nay.

Ngày trước chẳng ai nghĩ "đi" thầy

Để trở thành một nhà giáo "lão thành" hẳn thầy cũng từng trải qua thời "nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò", xin thầy chia sẻ những kỉ niệm của thời học sinh?

Con đường học tập của tôi khá suôn sẻ. Tôi học tiểu học ở trường làng, học THCS ở trường huyện, học THPT ở trường Huỳnh Thúc Kháng, tỉnh Nghệ An.

Trường học cấp 3 xa nhà đến 60 cây số, tôi phải tự nấu ăn, nhiều khi đứt bữa vì hết gạo hết t.iền, đành ăn ngô rang đi học. Tôi nhớ hồi ấy suốt năm học tôi chỉ có hai cái quần, một mới và một cũ, cái quần mới thì đã cũ, còn cái quần cũ thì đã rách... Tuy vậy, cuộc đời học sinh vẫn rất vui tươi và đầy mộng ước.

Rồi bước chân vào giảng đường đại học, tôi là sinh viên của ĐHSP Hà Nội, sau đó làm nghiên cứu sinh ở Mạc Tư Khoa (Liên Xô cũ). 3 năm làm nghiên cứu sinh ở Nga, tôi đã để râu. Lúc về nước, bộ râu này cực kỳ có hại. Vợ tôi không đồng ý. Mẹ tôi không đồng ý.

Nhiều lần, tôi đang lim dim ngủ, mẹ tôi bàn với vợ tôi: "Mẹ lên mẹ cắt cái bộ râu của nó, để nó phải cạo đi. Ai lại để râu như thế, trông không hợp tí nào". Đúng là lúc ấy, để râu là có vấn đề. Hoặc là bất mãn hoặc là gì đó, nhất là để râu hoặc cạo tóc.

Thuở hoa niên, hình ảnh cậu học trò Văn Như Cương trong mắt thầy cô giáo như thế nào?

T.uổi học trò của tôi rơi đúng vào thời gian kháng chiến chống Pháp (từ 1945- 1954) nên chúng tôi phải học phân tán trong nhà dân, trong đình, trong chùa, học ban đêm, phải đào hầm tránh bom đạn...

Tôi vẫn còn nhớ, hồi ấy cả nước cùng đ.ánh giặc, chúng tôi chẳng hề biết đến sách giáo khoa là gì. Thầy giảng bài trên lớp và cho chúng tôi ghi tóm tắt bài học vào vở, ngay cả bài tập về nhà thầy cũng phải đọc cho chúng tôi chép.

Tôi được xem là học sinh ngoan, lễ phép, ít nghịch ngợm (thực ra thì cũng nghịch, nhưng nghịch ngầm, thầy cô không biết). Học hành xem như cũng được, làm văn cũng hay còn toán thì nhiều khi tính sai... Có lần được thầy bộ môn Toán phê trong học bạ là: "Giỏi nhất lớp". Tôi rất vui.

GS Văn Như Cương nói về nạn đi thầy - Hình 1

Tôi vẫn căn dặn các trò, hãy trung thực đừng dối trá, hãy vị tha đừng vị kỉ, hãy hòa đồng đừng đố kị, hãy cao thượng đừng thấp hèn, hãy độc lập suy nghĩ đừng a dua bầy đàn, hãy nói lời thanh cao đừng buông câu tục tĩu. Ảnh: VNE.

Thầy cô nào đã để lại trong thầy ấn tượng tốt đẹp về nghề giáo?

Trong đời đi học của mình, tôi không được học với một cô giáo nào kể từ tiểu học cho đến đại học. Mãi đến khi làm nghiên cứu sinh tôi mới được học với một nữ toán học có tiếng.

Thầy giáo để lại cho tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp nhất là GS Nguyễn Thúc Hào. Thầy là người dạy tôi ngay từ năm đầu tiên tôi vào ĐHSP và trong những năm sau đó. Khi tốt nghiệp, tôi được giữ lại làm việc dưới sự hướng dẫn của thầy, kể cả khi thầy làm Hiệu trưởng trường ĐHSP Vinh.

Năm thầy thọ 95 t.uổi, tôi có làm bài thơ tặng thầy: "Thầy mãi là Thầy của chúng con - Tấm gương soi sáng mọi tâm hồn - Cuộc đời gieo hạt trong như ngọc - Sự nghiệp trồng người đỏ tựa son. Hiệu trưởng quang minh, danh sáng mãi - Giáo sư thanh bạch, tiếng thơm còn - Chín mươi lăm t.uổi: Bài thơ đẹp - Đức trọng, tài cao sánh núi non".

Liệu có thầy cô nào khiến thầy không hài lòng không?

Quả thật không có thầy nào như vậy kể cả những thầy có lúc đã đ.ánh tôi. Ở bậc tiểu học, tôi cũng đã đôi lần bị thầy đ.ánh, nhưng không bao giờ oán trách gì, vì hồi bấy giờ việc thầy đ.ánh trò là chuyện bình thường.

Khi còn đi học, thầy và các bạn cùng lứa thể hiện tình cảm với thầy cô thế nào trong ngày Nhà giáo Việt Nam?

Hồi tôi đi học phổ thông thì chưa có ngày Hiến chương Nhà giáo. Còn những ngày tết, ngày lễ thì chúng tôi cũng không biết và không nghĩ đến việc "đi" thầy, thậm chí cũng không có lấy một tấm thiếp chúc mừng hay một bông hoa tặng thầy, cô. Đơn giản là vì trong kháng chiến, chẳng có ai in thiếp mừng, và cũng chả có ai bán hoa.

Về sau này khi đời sống khá giả hơn thì lại là chuyện khác. Không phải vì "phú quý sinh lễ nghĩa" mà vì ta có điều kiện để thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của mình.

Tình cảm chân thật luôn đáng quý

Bây giờ khi đã là nhà giáo, và lại là hiệu trưởng một trường danh tiếng, thầy có suy nghĩ gì về những món quà tặng thầy cô nhân ngày nhà Nhà giáo Việt Nam?

Ngày Nhà giáo Việt nam là một trong những truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Tôi cho rằng những món quà gửi đến thầy cô giáo (một thiếp chúc mừng, một bó hoa, một món quà nhỏ...) đều biểu hiện cho tình cảm chân thật của học sinh và cha mẹ học sinh. Tôi không nghĩ rằng điều đó mang tính vụ lợi, hoặc là nếu có đi nữa thì cũng rất ít...

Thầy nghĩ sao khi nhiều phụ huynh coi đây là dịp lấy lòng thầy cô và nhiều người nghĩ rằng nếu mình không "đi" thì thầy cô sẽ "trù" con mình?

Ở trường tôi, cá nhân từng phụ huynh hoặc học sinh không đến thầy cô giáo riêng lẻ để chúc mừng. Thường là một món quà của tập thể phụ huynh lớp và do ban đại diện cha mẹ thay mặt cho lớp kính tặng. Vì thế không có tâm lí chơi trội để lấy lòng hay tâm lí sợ bị trù úm.

Việc "đi" thầy cô trong ngày này giờ đã thành "trào lưu", điều này vô tình tạo áp lực cho các học sinh có gia cảnh nghèo, thầy nghĩ sao về điều này?

Ban đại diện cha mẹ của trường nên phối hợp với nhà trường để có một ngày Nhà giáo Việt Nam thực sự có văn hóa và phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phương. Tôi vẫn căn dặn các em, hãy trung thực đừng dối trá, hãy vị tha đừng vị kỉ, hãy hòa đồng đừng đố kị, hãy cao thượng đừng thấp hèn, hãy độc lập suy nghĩ đừng a dua bầy đàn, hãy nói lời thanh cao đừng buông câu tục tĩu.

Thầy đã xây dựng thành công mô hình trường Lương Thế Vinh, phá bỏ suy nghĩ "trường dân lập cứ đóng nhiều t.iền là được học". Lương Thế Vinh giờ đã trở thành thương hiệu với tỉ lệ học sinh đỗ đại học cao. Để xây dựng được thương hiệu đó, thầy đã phải vất vả thế nào?

Cố nhiên là có nhiều vất vả, thậm chí là không kể xiết. Bởi vì để xây dựng được thương hiệu Lương Thế Vinh như hiện nay, tôi đã bắt đầu bằng những con số 0. Không thầy giáo, không học sinh, không bàn ghế, không lớp học, không một đồng vốn... Chỉ có một ý tưởng và một sự liều lĩnh mà thôi.

Trong số những học trò của thầy sau này cũng sẽ có người trở thành giáo viên, thầy đã nhắn nhủ học trò mình điều gì?

Học trò trường Lương Thế Vinh đậu vào đại học với tỉ lệ khá cao, nhưng vào trường ĐHSP thì không nhiều lắm, đó là một trong những điều làm tôi không vui. Nghề giáo vẫn là một nghề cao quý, nhưng chưa phải là một nghề hấp dẫn.

Đã có lần, tôi gửi cho học sinh mình bài thơ: "Các em vào đại học thầy vui - Duy chút băn khoăn, chút ngậm ngùi - Ít em mong muốn vào sư phạm - Ai sẽ thay thầy t.uổi bảy mươi?". Tôi nhớ, năm ấy số các em thi vào ĐHSP có nhiều hơn chút đỉnh. Hiện nay đã có những học sinh của Lương Thế Vinh trở thành thầy cô giáo của trường. Đó là niềm vui!

Nhiều người nói giới trẻ ngày nay đang biến chất và quay lưng lại với thuần phong mĩ tục của dân tộc, theo tôi thì không phải như vậy. Không thể bắt các em xem cải lương, dân ca hay tuồng chèo hàng ngày.

Những giá trị đó thì ai cũng biết, cũng hiểu và tôn trọng nhưng nó không phù hợp với bọn trẻ. Thế nên đừng vì đó mà quy kết rằng các em quay lưng lại với truyền thống. T.uổi 70 của chúng tôi phải học tập nhiều ở t.uổi 17 bây giờ.

Xin cảm ơn thầy!

Theo người đưa tin

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nguyễn Thị Huệ Thu: Phu nhân nhà Nhựa Duy Tân, mẹ chồng quyền lực của Midu
15:31:28 08/07/2024
Quang Linh bị chị bán sầu riêng "đùa" kém duyên, Hằng Du Mục còn sượng trân
14:35:33 08/07/2024
Ngọc Huyền hé lộ tâm tình của Vũ Luân dành cho Vũ Linh, nhắc đến Hồng Loan
16:06:52 08/07/2024
Maddox lộ ảnh hư đốn, Angelina Jolie nổi giận tước quyền thừa kế cho Pax Thiên?
15:27:28 08/07/2024
Nam Thư "5 lần 7 lượt" thân mật với sao nam "đã có chủ", đáp trả gây phẫn nộ
16:14:23 08/07/2024
Baifern Pimchanok lộ tâm trạng bất ổn, rơi nước mắt hậu chia tay Nine Naphat?
15:18:48 08/07/2024
Ốc Thanh Vân: Sang Úc nghèo hẳn, ở Việt Nam giàu hơn
15:03:09 08/07/2024
HOT: Vợ chồng Song Joong Ki lên chức bố mẹ lần 2!
14:37:07 08/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

'Vui lên nào, anh em ơi' tập 1: Màn tái xuất siêu hài của NSƯT Thái Sơn

Phim việt

20:11:49 08/07/2024
NSƯT Thái Sơn trong vai Thắng có tạo hình kiểu thanh niên nghiêm túc, có chút khờ khạo và nói chuyện chậm rãi nên khi gọi điện cho Hưng, Thắng nói chuyện rất hài, kiểu tưng tửng gây cười ngay tập 1.

Bắc Giang cách ly ca bệnh bạch hầu, ngăn ngừa lây lan rộng

Tin nổi bật

20:08:56 08/07/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang vừa ghi nhận ca bệnh bạch hầu, là một trong 2 người đã tiếp xúc gần với ca t.ử v.ong do bệnh bạch hầu tại H Kỳ Sơn (Nghệ An).

Quán quân 2k2 của Vietnam Idol không tập trung ca hát lại đi... show hẹn hò

Tv show

19:51:10 08/07/2024
Sự tham gia của quán quân Vietnam Idol 2023 tại chương trình Đảo Thiên Đường đang nhận về những ý kiến trái chiều.

Lisa liên tục "muối mặt" vì fan

Nhạc quốc tế

19:48:22 08/07/2024
Màn comeback của Lisa ngập trong thị phi một phần vì fan quá khích.Fan Lisa giả mạo email chọc giận ekip Travis Scott giữa cáo buộc đạo nhái

Khoảng tối đằng sau kỷ lục phi thường của Ronaldo

Sao thể thao

19:41:09 08/07/2024
Với 14 bàn thắng tại các kỳ Euro, Ronaldo bỏ xa người xếp sau là huyền thoại Platini của Pháp (9 bàn). Trong số những cầu thủ còn đang thi đấu, 2 người tiến gần thành tích của Ronaldo nhất là Morata và Griezmann

Người phụ nữ trẻ phải cấp cứu sau khi ăn một viên kẹo

Sức khỏe

18:48:47 08/07/2024
Khi vào viện, H. hôn mê sâu, sốt cao 41-42 độ C, co giật toàn thân, mạch nhanh, huyết áp tụt, oxy tụt, vô niệu và nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc, suy đa tạng, phổi tổn thương, suy hô hấp cấp tính kém đáp ứng với thở máy.

Điều gì khiến thời trang giấu quần hot nhất mùa hè này?

Thời trang

18:28:33 08/07/2024
Các tín đồ thời trang đang tích cực lăng xê mốt giấu quần, vậy điều gì đã khiến thời trang giấu quần trở thành xu hướng hot nhất mùa hè này?

Nóng: Chủ tịch và nàng thơ gen Z công khai mối quan hệ?

Sao châu á

18:22:23 08/07/2024
Ngày 8/7, thông tin Hoàng Tử Thao và Từ Nghệ Dương chuẩn bị công khai mối quan hệ tình cảm chiếm sóng mạng xã hội Trung Quốc.

Thuê xe ôm đóng giả nhân viên ngân hàng để l.ừa đ.ảo

Pháp luật

18:11:46 08/07/2024
Để thực hiện hành vi l.ừa đ.ảo, Hồ Thị Dung đã thuê 2 người làm xe ôm đóng giả nhân viên ngân hàng rồi liên tiếp giục bà Vĩnh chuyển t.iền để lo lót, thẩm định tài sản nhằm l.ừa đ.ảo.

Nhã Phương công khai dung mạo con trai

Sao việt

17:39:08 08/07/2024
Có thể thấy, bé Hope có làn da trắng hồng, má bánh bao đáng yêu và đặc biệt là đôi mắt tròn long lanh hệt như Nhã Phương.

Khám phá thiên nhiên hoang sơ tại khu du lịch Suối Mỡ, Bắc Giang

Du lịch

17:19:32 08/07/2024
Thung lũng Suối Mỡ là một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên, muốn tìm kiếm sự yên bình và thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi.