Thời cổ đại không có điều hòa, tủ lạnh: Người xưa làm mát vào mùa hè nóng bức như thế nào?
Ở thời cổ đại, khi không có điều hòa, tủ lạnh, người xưa trải qua mùa hè nắng nóng thế nào?
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, con người có thể thưởng thức cái lạnh giữa mùa hè oi bức. Ở thời cổ đại, khi không có điều hòa, tủ lạnh, người xưa trải qua mùa hè nắng nóng thế nào?
Người xưa phát minh ra hầm băng
Người xưa phát minh ra hầm băng
Thời Tiên Tần, người ta đã biết đào đá viên vào mùa đông và cất chúng vào hầm để sử dụng cho mùa hè nóng bức. Người phụ trách việc khai thác, lưu trữ và sử dụng băng vào thời nhà Chu được gọi là lăng nhân.
Ở thời Tống, việc quản lý sử dụng băng thậm chí còn được liệt vào trong danh sách các sự kiện trọng đại của quốc gia cùng với chính sách quản lý ngựa, muối và trà.
Sau này, người ta tìm ra cách giữ đá trong tầng hầm (thường được gọi là hầm băng) vào mùa đông, để đá có thể sử dụng được cho năm sau.
Tuy nhiên, nếu bảo quản theo cách này, hàng năm khoảng 2/3 lượng băng dự trữ ở mùa đông đến thời điểm mùa hè sẽ bị tan chảy. Vì lẽ đó nên người xưa thường sẽ tăng lượng băng dự trữ lên gấp 3 lần lượng băng cần thiết sử dụng.
Người xưa sử dụng băng giám
Video đang HOT
Hộp đựng đá bằng đồng có tên là “băng giám”, được coi là chiếc tủ lạnh cổ xưa., bởi nó được dùng để cất trữ, bảo quản đồ ăn trong những ngày hè oi bức.
Hai bên hộp là vòng nâng, phía trên có nắp đậy. Khi mở nắp ra thì bên trong xuất hiện hai lớp giống như chữ “回”, lớp bên ngoài để đá, lớp bên trong để đựng các đồ cần ướp lạnh.
Hoàng gia và tầng lớp quý tộc có thể thưởng thức đồ uống có đá và rượu vang ướp lạnh. Băng giám chính là chiếc “tủ lạnh không chứa flour” thân thiện với môi trường.
Không có chiếu lạnh, người xưa có trường kỷ
Người xưa dùng nhiều loại giường cho mùa hè, trong đó thông dụng nhất là trường kỷ mây tre hoặc trường kỷ gỗ. Trường kỷ có hai loại: Trường kỷ dạng hộp và trường kỷ dạng khung giúp con người giảm nóng bức, mát mẻ giấc ngủ sẽ ngon hơn.
Khu vực sản xuất chiếu trúc quan trọng nhất là ở Kỳ Châu, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Nơi đây có rất nhiều tre kỳ trúc, màu sắc tươi sáng, các dải tre nhẹ và mềm. Vì vậy chúng rất phù hợp để làm chiếu. Nhiều nhà thơ ở hai thời Đường – Tống khi nhắc đến Kỳ Châu, họ đều ca ngợi chiếu trúc của nơi đây. Hàn Dũ từng nhận được chiếc chiếu trúc từ người bạn tốt của mình là Trịnh Quần, ánh vàng rực rỡ của chiếu làm ông mê mẩn, ngoài ra ông còn tán thưởng nó với gia đình.
Bên cạnh đó, còn có loại vật dụng tránh nóng là chiếc gối ôm bằng tre rỗng. Nó được làm bằng các nan tre, hoặc một đoạn tre rỗng toàn bộ, xung quanh có đục lỗ cho thông gió, tạo cảm giác mát mẻ khi sử dụng.
Không có quạt điện, người xưa có quạt tròn
Không có quạt điện, người xưa có quạt tròn
Hình ảnh ông lão cầm chiếc quạt tròn ngồi dưới bóng cây hóng mát xuất hiện nhiều tại các con đường, ngõ hẻm ở phương Nam. Quạt hương bồ là loại của quạt tròn, là một trong những kiểu quạt địa phương sớm nhất của Trung Quốc với lịch sử hàng nghìn năm. Chúng bắt nguồn từ thời Tiên Tần – Hán, phổ biến vào thời Đường – Tống, hầu hết chúng đều có dạng hình tròn nên được gọi là quạt tròn.
Ngoài ra quạt hương bồ còn có hình lục giác, bát giác, hình trống, hình lá chuối và các kiểu khác. Người dân thường sử dụng cành lá hương bồ hoặc sợi tre mỏng, cỏ măng tây để dệt, vừa rẻ lại vừa thiết thực giúp con người một phần giảm được nắng nóng.
Khi chưa có điều hoà, người xưa giải nhiệt bằng một vật dụng nhỏ nhưng có võ, chữa được cả bệnh để chìm vào giấc ngủ dễ dàng
Không chỉ để giải nhiệt, người xưa còn sáng tạo ra vật dụng này để chữa bệnh về cột sống. Đồng thời nó cũng tượng trưng cho thân phận và địa vị của chủ nhân.
Trước khi quạt gió, điều hoà ra đời, người xưa vẫn trải qua những mùa hè khắc nghiệt từ năm này qua năm khác. Để chống chọi với nắng nóng, con người cũng nghĩ ra đủ cách để làm mát nhằm chìm vào giấc ngủ. Không có chiếu lạnh, họ dùng trường kỷ. Thay vì dùng gối bông mềm mại, người xưa lại sử dụng gối sứ hay gối gỗ.
Ban đầu gối được làm bằng đá tự nhiên có hình dáng khá thô sơ. Sau này, gối sứ dần xuất hiện theo hướng có hình dáng tinh tế với hoa văn và hình dáng đẹp mắt. Dần dần, những kiểu dáng gối sứ khác nhau cũng tượng trưng cho thân phận và địa vị của chủ nhân.
Chiếc gối sứ rỗng bên trong sẽ thoát nhiệt nhanh, giúp cho người sử dụng khi ngủ bớt đi oi bức, cảm thấy mát mẻ, ngủ ngon hơn. Thực tế, không chỉ có những tác dụng như vậy, theo quan niệm của y học cổ truyền Trung Quốc, những chiếc gối này phù hợp với độ cong sinh lý của cơ thể, đặc biệt giúp cải thiện tình trạng bệnh đối với những người có vấn đề về cột sống.
Hình dạng phổ biến của gối sứ
Bên cạnh đó, thời xưa tóc của đàn ông và phụ nữ đều được búi cao cầu kỳ nên sẽ rất phiền phức khi phải chải đầu, búi tóc vào buổi sáng. Hơn nữa họ đặc biệt chú trọng đến vẻ bề ngoài nên những chiếc gối sứ có thể giúp khắc phục được vấn đề này.
Vì nếu dùng gối sứ cao và cứng, bạn có thể ngủ mà không phá hỏng hình dáng tóc và bị đổ mồ hôi. Điều quan trọng là khi thức dậy vào buổi sáng tóc của bạn không bị rối sẽ tiết kiệm thời gian để chải hay búi tóc. Một số người thậm chí có thể giữ nguyên chiếc kẹp tóc trong một tuần mà không mất nhiều thời gian để chỉnh trang lại.
Thậm chí người xưa tin rằng dùng gối thích hợp cũng như chọn lựa đồ đạc phù hợp có thể giúp điều chỉnh hành vi và tính cách của con người.
Gối sứ được trang trí đa dạng với nhiều hoa văn, hoạ tiết cầu kì
Với sự thuận tiện trên, gối sứ trở thành lựa chọn hàng đầu của người xưa. Những chiếc gối được thiết kế đa dạng về chủng loại và hình dáng đẹp, bao gồm gối hình học, gối hình thú, gối hình kiến trúc, gối hình người. Hoa văn trang trí của những chiếc gối cũng nhiều màu sắc. Các kỹ thuật trang trí cũng đa dạng như chạm khắc, cào, cù, in ấn đã làm phong phú thêm hiệu suất của gối sứ, thể hiện quyền lực và tính nghệ thuật.
Gối sứ được cách điệu với nhiều hình dáng khác nhau
Mãi sau này khi bước vào vào thời cận đại và du nhập nhiều loại sản phẩm phương Tây cùng sự xuất hiện của các dụng cụ làm mát, gối sứ dần biến mất, thay vào đó là gối lụa, gối bông.
Không chỉ gối sứ, người xưa còn sử dụng một số loại gối khác như:
1. Gối lá: Nguyên liệu chính làm gối là lá dâu, lá tre, lá liễu, lá sen và lá hồng. Nó có tác dụng tốt trong việc hạ sốt, nhức đầu, chóng mặt, đỏ mắt và đau họng.
2. Gối quế: Nguyên liệu chính để làm ra loại gối này đó chính là quế đơn, phù hợp cho việc chăm sóc sức khỏe những người bị huyết áp cao kết hợp với đau đầu, chóng mặt, ù tai, khó chịu, mất ngủ...
3. Gối tơ tằm: Thích hợp cho những người bị đau, ngứa ran ở đầu, cổ, vai và lưng.
Đặt 1 bát muối vào tủ lạnh, điều kỳ diệu xảy ra, nhiều người vội làm theo Việc đặt 1 bát muối vào tủ lạnh mang đến công dụng không ngờ. Tuy vậy, không phải ai cũng biết để áp dụng. Muối không chỉ đơn giản là một loại gia vị để làm cho món ăn thêm ngon miệng, mà còn có nhiều ứng dụng khác trong cuộc sống hàng ngày, như sử dụng để gội đầu, làm sạch vết...