Thời Báo Hoàn Cầu xuất chiêu hiểm: Game “hành động liên hợp biển Đông”
Nguy hiểm ở chỗ, bằng hình thức game online, Hoàn Cầu thời báo đang tiêm nhiễm vào nhận thức của một bộ phận người chơi về những cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa với nhiều lời lẽ mang tính kích động thù hằn dân tộc.
Trong khi tình hình biển Đông đang căng thẳng xung quanh bãi đá Scarborough giữa Trung Quốc với Philippines, Hoàn Cầu thời báo, một tờ báo lớn cấp trung ương của Trung Quốc có xu hướng rõ nét theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan lại tung ra một chiêu hiểm mới, mở game “hành động liên hợp Nam Hải (biển Đông)”.
Ảnh chụp màn hình game “hành động liên hợp biển Đông” trên trang hd.wot.kongzhong.com với đầy đủ thể lệ chơi, hình thức quy đổi, quyên góp và rất nhiều thông tin sai trái nhằm tuyên bố cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc đối với biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam
Hoàn Cầu thời báo đã hợp tác với công ty Wargaming, một tên tuổi lớn trong làng game toàn cầu mở ra loại game “hành động liên hợp Nam Hải” từ ngày 14/6/2012 và kêu gọi người chơi trên toàn thế giới (người Hoa) đóng góp ủng hộ cho binh lính Trung Quốc đồn trú trái phép tại Trường Sa.
Game này hiện đang được đăng tải, đăng ký và chơi trên trang hd.wot.kongzhong.com, mục Nam Hải (biển Đông) còn được biết đến với tên gọi Thế giới xe tăng (World of Tanks).
Chỉ đơn giản bằng cách tích lũy thời gian chơi của game thủ, Hoàn Cầu quy đổi thành tiền mặt để ủng hộ cho binh lính Trung Quốc đồn trú trái phép tại Trường Sa.
Thế giới xe tăng là một loại game chiến tranh TPS hiện có khoảng hơn 30 triệu tài khoản đăng ký chơi trên toàn cầu. Game lấy bối cảnh trước, trong và sau Thế chiến thứ 2, Chiến tranh Triều Tiên với hoạt động của lực lượng xe tăng hạng nhẹ, hạng trung và hạng nặng, pháo tự hành, và các hỏa lực chống tăng.
Cùng với thể lệ cuộc chơi, hd.wot.kongzhong.com còn đăng tải rất nhiều hình ảnh xem kẽ các game và nhiều bài báo mang tính kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tuyên truyền bịa đặt về cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở biển Đông từ báo Hoàn Cầu
Trong quá trình chơi game, người chơi có thể để lại bình luận về vấn đề biển Đông, quyên góp ủng hộ lực lượng Trung Quốc đồn trú trái phép tại Trường Sa bằng số giờ chơi của mình để nhà mạng, công ty game quy đổi thành tiền mặt.
Phần thưởng cho những game thủ thắng trong các cuộc đấu là những tấm ảnh chụp lực lượng Trung Quốc đồn trú trái phép tại Trường Sa.
Ngoài ra, Hoàn Cầu thời báo còn hợp tác với một doanh nghiệp du lịch lữ hành Trung Quốc phát triển kế hoạch du lịch biển Đông.
Video đang HOT
1 biển quảng cáo điện tử ( banner) khá lớn đặt ở vị trí bắt mắt, dễ thấy trên trang chủ của Hoàn Cầu và chuyên trang quân sự với khẩu hiệu: “Sách giáo khoa nói, vùng đất xa xôi nhất của Trung Quốc là bãi san hô Tăng Mẫu! (bãi san hô James, nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam)”.
Banner trên trang chủ Hoàn Cầu thời báo bản điện tử, vị trí bắt mắt, chính giữa với khẩu hiệu tuyên truyền sai trái: “Biển Nam Trung Quốc, từ Tây Sa đến Nam Sa” và “Sách giáo khoa nói cực Nam của Trung Quốc ở bãi Tăng Mẫu”
Các hình ảnh, thông tin mà tờ Hoàn Cầu thời báo đăng tải hầu hết đều gắn liền với những biểu ngữ, những lời kêu gọi mang tính hiếu chiến, kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan và la liệt thông tin về vị trí, đặc điểm các đảo, bãi đá trên biển Đông mà họ tuyên truyền sai sự thật rằng nó thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Thậm chí Hoàn Cầu thời báo còn cực đoan đến mức đưa ra những nhận định phủ nhận lại ngay cả cương lĩnh phát triển đất nước của Trung Quốc với 2 mệnh đề hết sức căn bản do lãnh đạo của họ, ông Hồ Cẩm Đào – Chủ tịch Trung Quốc đưa ra, đó là “phát triển hòa bình” và “thế giới hài hòa”.
Báo này viết: “Sự phát triển của Trung Quốc khó có thể thoát khỏi sự mâu thuẫn và xung đột gay gắt, nên cái gọi là “phát triển hòa bình” chẳng qua chỉ là một giấc mộng mà thôi, Trung Quốc không thể nào tránh được chiến tranh và xung đột”
“Thế giới hài hòa” suy cho cùng chỉ là một ảo tưởng ấu trĩ. Hãy nhìn về Nam Hải (biển Đông – PV) sẽ không khỏi chạnh lòng…”. – Báo này tuyên truyền.
Quan điểm, cương lĩnh phát triển của một quốc gia do chính nguyên thủ đề ra mà tờ Hoàn Cầu thời báo còn dám gọi là “ảo tưởng ấu trĩ” đủ thấy thái độ hằn học của tờ báo này ra sao.
Banner trên chuyên trang Quân sự của Hoàn Cầu thời báo với khẩu hiệu kích động: “Đi, hãy đến định cư ở bãi Tăng Mẫu!”
Mạng Hoàn Cầu (huanqiu.com) là phiên bản online của tờ báo giấy Hoàn Cầu thời báo và tờ Nhân dân nhật báo lập ra và chính thức phát hành vào tháng 11/2007.
Nội dung của tờ báo điện tử này ngày càng mang tính chất “chủ nghĩa dân tộc cực đoan thương mại”, tờ DNEWS xuất bản tại Đài Loan nhận xét.
Tờ The Financial Times của Anh đã mổ xẻ phương thức thành công của Hoàn Cầu thời báo bản điện tử là dựa vào việc thu hút, kích động “chủ nghĩa dân tộc mới ở Trung Quốc”, theo đuổi quan điểm ủng hộ khuếch trương sức mạnh quân sự và chỉ trích gay gắt báo chí phương Tây.
Một số chuyên gia phân tích nhận định rằng, Hoàn Cầu thời báo đang là kênh “võ miệng” khá phổ biến trong chuyến dịch truyền thông toàn cầu về cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc đối với biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam – PV).
Seong Hyon Lee, một học giả Hàn Quốc và là độc giả của tờ Hoàn Cầu thời báo phải thốt lên: “Hoàn Cầu thời báo là một trong những kẻ thù tệ hại nhất đối với nền ngoại giao nhân dân của Trung Quốc và đã đến lúc Trung Quốc cần phải “khai tử” tờ báo này!”
Động thái Hoàn Cầu thời báo mở game “Hành động liên hợp biển Đông” là một nước cờ nguy hiểm không chỉ thu về cho báo này và công ty game Wargaming một khoản tiền không nhỏ, quan trọng hơn nó kích động tinh thần dân tộc cực đoan của một bộ phận thanh niên người Hoa trên toàn thế giới.
Nguy hiểm ở chỗ, bằng hình thức game online, Hoàn Cầu thời báo đang tiêm nhiễm vào nhận thức của một bộ phận người chơi về những cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa với nhiều lời lẽ mang tính kích động thù hằn dân tộc.
Âm mưu và động thái này của tờ Hoàn Cầu thời báo cần được vạch rõ trước công luận đồng thời phản bác những luận điệu bóp méo sự thật, kích động của giới truyền thông nhà nước Trung Quốc về vấn đề biển Đông mà tờ Hoàn Cầu thời báo là tâm điểm.
Theo GDVN
"Một Trung Quốc đáng sợ", Thời Báo Hoàn Cầu giới thiệu
Những độc giả nước ngoài không khỏi lo sợ giống như ông Seong Hyon Lee - người Hàn Quốc - khi đọc tờ Thời Báo Hoàn Cầu (TBHC) của Trung Quốc.
Ông là một người đọc trung thành, chăm chỉ và có học đàng hoàng của tờ báo này. Ông tốt nghiệp Đại học Harvard, lại là chuyên gia nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu truyền thông quốc tế của Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh.
Tờ Thời Báo Hoàn Cầu - phụ bản của Nhân Dân Nhật Báo - Ảnh: C.I.
Trên báo Tài Kinh mới đây, ông đã lên tiếng báo động: tại hội thảo về "ngoại giao nhân dân" và hình ảnh quốc tế của Trung Quốc một vài ngày trước đó ở Bắc Kinh, ông đã nêu rõ rằng TBHC là "một trong những kẻ thù tệ hại nhất đối với nền ngoại giao nhân dân của Trung Quốc và đã đến lúc Trung Quốc cần phải "khai tử" tờ báo này!".
Ông cho biết rất nhiều người nước ngoài biết đến Trung Quốc, biết tiếng Hoa và đọc TBHC "rất chăm chỉ", bởi biết rõ tờ báo phản ánh "những quan điểm bên trong" của đảng cầm quyền, nhất là khi nó lại được cầu chứng dưới nhãn hiệu của Nhân Dân Nhật Báo. Thế nhưng, ông nhận xét: "Khi đọc, TBHC lại cho tôi cũng như phần lớn những người đọc nước ngoài khác một ấn tượng xấu về đất nước Trung Quốc. Tờ báo đang "vẽ" lên một Trung Quốc đang gặp nguy khốn, bị vây bủa tứ bề bởi những cuộc tấn công liên tiếp từ bên ngoài. Cứ theo hình ảnh mà TBHC "vẽ" lên thì Trung Quốc đang là một đất nước bị cô lập, không có mấy bạn bè, các thiện ý của nó luôn bị giải thích sai lệch. Do vậy, nó đang phải tả xung hữu đột để "thoát ra". Mỹ, phương Tây, các "thế lực chống Trung Quốc" và các phương tiện truyền thông nước ngoài cứ liên tục "ra đòn"...".
Theo ông, trên TBHC, người đọc luôn bắt gặp từ "thổi phồng". Tờ báo cáo buộc báo chí phương Tây, của Anh, của Chính phủ Mỹ luôn "thổi phồng" khía cạnh tiêu cực của các sự kiện diễn ra tại Trung Quốc! Báo chí phương Tây luôn thổi phồng "mối đe dọa của Trung Quốc". Có hôm tờ báo còn đăng một bài viết với tít tựa là "Hãy tỉnh táo trước làn sóng chống Trung Quốc ồ ạt do phương Tây phát động!".
Hậu quả là đối với người đọc trong nước, như ông Lee nhấn mạnh, "thế giới do TBHC "vẽ" lên là một thế giới đầy nguy hiểm và đầy những âm mưu. Bởi vậy, người đọc của tờ báo này dễ bị tiêm nhiễm một thứ "não trạng của kẻ bị vây hãm", luôn cảnh giác với thế giới bên ngoài. Về mặt tâm lý, từ chỗ bị lừa phỉnh như thế, những người đọc này có nguy cơ đánh mất sự tự tin. Từ chỗ liên tục bị lặn hụp trong những ngộ nhận như thế, họ sẽ lần hồi đâm ra ngờ vực và thù nghịch thế giới bên ngoài".
Trong một bài viết trên Weibo của mạng Tân Lãng, Hồ Tích Tiến - một trong những biên tập viên của TBHC - lại khẳng định tờ báo đang giới thiệu "một đất nước Trung Quốc đích thực"! Trước "tuyên ngôn" này, Seong Hyon Lee không khỏi giật mình: "Trên thực tế đất nước Trung Quốc này lại đang xuất hiện một cách đáng sợ trong mắt người nước ngoài. Nhiều nhà quan sát cho rằng ban lãnh đạo của tờ báo này đã chọn chiến lược tiếp thị an toàn nhất trong bối cảnh của Trung Quốc là giương cao ngọn cờ yêu nước. Khi Trung Quốc và phương Tây nay đang cọ xát với nhau về nhiều vấn đề như mô hình phát triển và các hệ thống giá trị thì việc giương cao ngọn cờ chủ nghĩa yêu nước sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của độc giả, nhờ đó tăng được số lượng phát hành và thu được nhiều quảng cáo. Nhưng người ta lại đang tự hỏi liệu đó có phải là chủ nghĩa yêu nước đích thực hay là thứ chủ nghĩa yêu nước "giả cầy" vì mục tiêu thương mại...".
Với mong muốn Trung Quốc sớm nhận ra nguy cơ này, ông đề nghị trong bối cảnh phát triển cực kỳ sôi động và có nhiều thay đổi của mình, "Trung Quốc cần bình tâm suy xét để phân tích tình hình một cách lý tính".
Người đọc nước ngoài từng biết và yêu mến Trung Quốc qua Tam quốc chí, Thủy hử, Tây du ký, không khỏi "sợ" TBHC!
Nhật Bản "câu cá", Trung Quốc bất bình
Truyền thông Trung Quốc tỏ ra bất bình trước việc Nhật Bản tổ chức thi câu cá (âm Hán việt là "điếu ngư") tại vùng biển lân cận quần đảo tranh chấp Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) ngày 10-6.
TBHC cho biết 15 tàu cá của Nhật Bản đã xuất phát từ đảo Ishigaki tối 9-6 để đến vùng biển lân cận đảo Senkaku/Điếu Ngư. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng có mặt để tuần tra bảo vệ cuộc thi câu cá này của sáu nghị sĩ quốc hội cùng 30 chính trị gia các đảng chính trị của Nhật Bản.
Nhân Dân Nhật Báo cảnh báo động thái này của Nhật Bản sẽ tạo ra mâu thuẫn không đáng có và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ hai nước.
Theo Tuổi trẻ
ShinHwa chăng banner đầy đường để hứa với fan Thần tượng chăng banner, fan cũng chăng banner. ShinHwa chăng banner đầy đường để hứa với fan Đường phố Seoul đầy màu da cam vì ShinHwa Chuyện các sao hoãn tới hoãn lui ngày trở lại không có gì là lạ. Chính vì vậy nên để khẳng định chắc nịch với các fan trung thành của mình, ShinHwa đã chăng banner da cam...