Thoát chết rồi, liệu Huawei có thể mơ trở lại đánh bại Samsung thêm lần nữa?
Ngay trước khi nhận án cấm mua chip từ nước Mỹ, Huawei đã kịp một lần đánh bại Samsung để chiếm lấy vị trí số 1 thế giới về thị phần smartphone. Nay, khi đã được cấp phép làm ăn với AMD và Intel, liệu gã khổng lồ Trung Quốc có thể mơ trở lại đỉnh cao?
Vỏn vẹn 1 tuần sau khi chính thức thực thi đòn trừng phạt không cho phép Huawei mua các sản phẩm chip có sử dụng công nghệ từ Mỹ, chính quyền Trump đã tung cho thương hiệu Trung Quốc không chỉ 1 mà là 2 chiếc phao cứu mạng: AMD và Intel. Một tuyên bố khác cho biết Qualcomm, gã khổng lồ thống trị thị trường chip di động, hiện cũng đang xin giấy phép để được bán chip cho Huawei.
Từ chỗ thiếu chip đến mức phải tích trữ cả sản phẩm chưa qua kiểm thử chất lượng, Huawei có thể coi là đã chính thức thoát chết. Liệu gã khổng lồ Trung Quốc có thể mơ trở lại với đỉnh cao thế giới – vị thế vừa đạt được sau khi đánh bại Samsung trong quý 1 vừa qua?
AMD chưa bao giờ sản xuất chip cho smartphone, còn Intel cũng đã buông bỏ thị trường này được gần nửa thập kỷ.
Ngay vào lúc này, đó là một mục tiêu cực kỳ khó, nếu không muốn nói là bất khả thi. Tính đến giữa tháng 10, Qualcomm vẫn chưa xin được giấy phép bán hàng cho Huawei. Chưa bắt tay được với Qualcomm hay bất kỳ hãng chip di động nào khác, Huawei sẽ phải phụ thuộc vào chip AMD và Intel để gây dựng lại vị thế trên thị trường smartphone.
Cả 2 đều không phải là những lựa chọn tốt. Nhắc đến AMD và Intel vẫn là nhắc đến chip x86 cho PC trước tiên. Trong quá khứ, AMD đã từng sản xuất chip sử dụng kiến trúc ARM (kiến trúc phổ biến nhất trên thiết bị di động) nhưng là cho máy chủ, và ngay cả dòng chip này cũng đã bị khai tử gần 4 năm về trước. Intel cũng đã từng bắt tay với Google trong hơn 1 năm để đưa x86 lên Android (qua nhiều mẫu điện thoại của Lenovo, ASUS…) nhưng cũng không hề thành công. Tháng 4/2016, những nỗ lực phát triển chip Atom cho smartphone và tablet chính thức bị hủy bỏ.
Ở thời điểm hiện tại, cả AMD và Intel đều sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể phát triển chip cho smartphone. Giả sử quá trình này kéo dài 1 năm, Huawei sẽ phải sống sót trên thị trường di động bằng những con chip “mua vội” từ TSMC trước khi chính thức chịu lệnh cấm, bao gồm cả những con chip chưa qua kiểm thử chất lượng. Trong vòng 1 năm, Huawei cũng không thể ra mắt các công nghệ có liên quan đến chip (AI chẳng hạn). Nói cách khác, trong vòng 1 năm, thị phần của Huawei sẽ là miếng mồi ngon để các đối thủ như Samsung, Xiaomi, OPPO… xâu xé.
Sự thật tất yếu là Huawei sẽ ngày càng tụt hậu trước các đối thủ cạnh tranh.
Những gì xảy ra tiếp theo cũng đáng lo ngại không kém. Theo tin đồn mới nhất, chính quyền Tổng thống Trump sẽ cho phép Huawei trở lại hợp tác với nhà sản xuất chip TSMC nhưng lại chỉ cấp phép cho chu trình 28nm. Chu trình sản xuất chip này đã được đưa vào sản xuất thương mại từ năm… 2011. Những con chip cuối cùng sử dụng 28nm đã ra mắt từ tận 4, 5 năm về trước đều là chip tầm trung/giá rẻ (Exynos 7580, Helio P10M…) có hiệu năng kém.
Video đang HOT
Cần lưu ý rằng thông tin này chưa được công bố chính thức. Tuy vậy, việc nước Mỹ trói Huawei vào các công nghệ cũ có lẽ sẽ chẳng gây bất ngờ cho bất kỳ ai cả. Một mặt, nước Mỹ vẫn muốn mở cửa (một phần) để Huawei mua hàng và sinh lời cho các công ty Mỹ. Mặt khác, từng quy kết Huawei có liên hệ mật thiết với chính quyền Trung Quốc, chính quyền Mỹ sẽ không muốn cung cấp các công nghệ hàng đầu để giúp Huawei trở lại với thị phần thống trị.
Gần như chắc chắn, các mẫu chip AMD và Intel bán cho Huawei sẽ phải chịu rất nhiều giới hạn và sẽ tụt hậu trầm trọng so với chip ARM được sử dụng trên iPhone, Galaxy hay Mi. Sức cạnh tranh của gã khổng lồ từng đứng số 1 thế giới sẽ giảm sút ngày một trầm trọng hơn.
Trong quá khứ, công nghệ tân tiến không phải là chìa khóa giúp Huawei chiếm giữ vị trí số 1 tại quê nhà.
Tuy vậy, không phải mọi cánh cửa đều đã đóng lại với Huawei. Kể từ khi bị cấm hợp tác với Google (và mất quyền sử dụng Android có Google Play), Huawei đã biến “quê nhà” Trung Quốc thành lợi thế cạnh tranh lớn nhất khi đối đầu cùng Apple, Samsung và các thương hiệu “đồng hương” như Xiaomi hay OPPO. Quý 2 vừa qua, 70% doanh số của Huawei đến từ Trung Quốc, 30% còn lại đến từ các quốc gia Đông Âu. Sự hồi phục mạnh mẽ của Trung Quốc trong quý này, cũng như các đợt dịch bùng phát tại các thị trường phương Tây được coi là nguyên nhân lớn nhất giúp Huawei giành được ngai vàng từ tay Samsung.
Chiến lược được Huawei áp dụng để chiếm đến 40% thị phần tại Trung Quốc cũng không phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ. Theo thông tin của Nikkei, các cửa hàng bán Huawei sẵn sàng thu mua bất kỳ thương hiệu nào khác để giảm giá cho điện thoại Huawei mới. Các món quà tặng kèm smartphone Huawei cao cấp có thể có giá trị lên tới hàng trăm USD.
Tất cả các chương trình khuyến mại nặng tay này đều có thể giúp Huawei duy trì phần nào thị phần trong những tháng sắp tới. Tuy vậy, sự thật không thể chối cãi là mọi thứ đều đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều với nhà sản xuất smartphone số 1 Trung Quốc. Tháng 12 tới đây, Qualcomm sẽ vén màn Snapdragon 875, sản xuất trên quy trình 5nm tân tiến của Samsung. Khoảng cách công nghệ giữa những chiếc smartphone Samsung, OPPO, Xiaomi… dùng chip Qualcomm với những chiếc Huawei dùng chip AMD và Intel sẽ là rất lớn. Với gã khổng lồ Trung Quốc, nhiệm vụ giành lại vị trí số 1 thế giới vì thế cũng sẽ ngày một khó khăn hơn.
Mổ xẻ trạm gốc 5G Huawei mới thấy công ty Trung Quốc cần linh kiện Mỹ đến mức nào
Gần 30% giá trị trạm gốc 5G của Huawei thuộc về các linh kiện Mỹ, hầu hết trong số đó là các con chip tối quan trọng cho việc xử lý tín hiệu radio, điều khiển nguồn năng lượng cũng như chip nhớ.
Không phải smartphone, mảng kinh doanh thiết bị hạ tầng viễn thông mới là lĩnh vực quan trọng nhất đối với Huawei khi hiện họ đang là người dẫn đầu về thị phần toàn cầu. Một lợi thế cạnh tranh đáng kể Huawei làm chủ được nhiều linh kiện công nghệ quan trọng, có thể giúp họ giảm chi phí cũng như hạn chế tác động từ các lệnh cấm của chính phủ Mỹ.
Thế nhưng khi tạp chí Nikkei mổ xẻ một trạm phát sóng gốc của Huawei đối với mạng 5G, họ phát hiện ra rằng, các linh kiện Mỹ trong thiết bị quan trọng này vẫn chiếm đến 30% giá trị sản phẩm. Không những thế, bộ xử lý trung tâm của thiết bị này được cung cấp bởi một hãng gia công của Đài Loan - công ty nằm trong phạm vi quản lý theo quy định hạn chế xuất khẩu mới của Bộ Thương mại Mỹ.
Chip cho trạm gốc 5G do Huawei tự thiết kế, nhưng vẫn cần TSMC để sản xuất.
Điều đó cho thấy, Huawei vẫn đang gặp khó khăn khi muốn tự chủ hoàn toàn trước các nhà cung cấp linh kiện nước ngoài, và việc sản xuất hiện tại của họ vẫn lệ thuộc như thế nào vào lượng hàng tồn kho còn lại.
Bên trong trạm gốc 5G của Huawei có gì
Thiết bị trạm gốc của Huawei có kích thước khoảng 48cm x 34cm và dày 9cm, nặng khoảng 10kg. Thiết bị này thường được đặt trên nóc các tòa nhà và xử lý tín hiệu âm thanh đến và đi từ các điện thoại di động cũng như mã hóa các tín hiệu radio cho các thiết bị liên lạc di động.
Bộ xử lý chính của trạm gốc 5G cũng là miếng bán dẫn lớn nhất bản mạch. Phía trên bộ xử lý chính của trạm gốc 5G là dòng chữ "Hi 1382 TAIWAN". Chữ Hi viết tắt của HiSilicon, cho thấy con chip này được công ty con về bán dẫn của Huawei thiết kế nên. Mặc dù vậy, con chip này lại được sản xuất bởi hãng TSMC, nhà gia công bán dẫn lớn nhất thế giới hiện nay.
Cho dù TSMC không phải công ty Mỹ, nhưng một phần đáng kể các trang thiết bị công ty này sử dụng để sản xuất chip lại đến từ Mỹ, vì vậy theo quy định hạn chế xuất khẩu mới của Bộ Thương mại Mỹ, TSMC không được cung cấp chip cho Huawei nếu chưa xin được giấy phép. Hiện tại nhà gia công chip này cho biết, họ cũng đã dừng cung cấp chip cho Huawei.
Bản mạch chủ trong trạm gốc 5G của Huawei.
Đào sâu hơn nữa, trang Nikkei còn nhận thấy các chip lập trình mảng FPGA cũng được sử dụng trong thiết bị trạm gốc 5G này của Huawei. Các chip FPGA này cũng được cung cấp bởi các công ty Mỹ bao gồm Lattic Semiconductor và Xilinx. Các chip bán dẫn này là một ma trận các khối logic được cấu hình sẵn và có thể lập trình lại theo các ứng dụng và chức năng mong muốn. Trong các thiết bị trạm gốc, những con chip này được sử dụng để cập nhật chế độ viễn thông nội bộ để phần mềm điều khiển.
Ngoài ra còn có các thiết bị bán dẫn khác để điều khiển nguồn năng lượng - một bộ phận tối quan trọng đối với các trạm gốc này. Chúng được cung cấp bởi các công ty Texas Instruments và ON Semiconductor, các công ty của Mỹ.
Các linh kiện khác đến từ Mỹ còn có các chip nhớ của hãng Cypress Semiconductor, hãng Spansion, các chip viễn thông đến từ Broadcom và thiết bị khuếch đại tín hiệu của hãng Analog Devices.
Theo một giám đốc của Fomalhaut Techno Solutions, công ty đã mổ xẻ trạm gốc 5G của Huawei, bản mạch của thiết bị này chứa đầy linh kiện điện tử của hãng Texas Instruments. " Cho dù cũng có nhiều linh kiện quan trọng được các công ty Trung Quốc cung cấp, chúng chỉ chiếm chưa đến 1% về số lượng thiết bị." Do vậy, theo đánh giá của Fomalhaut, thiết bị này " vẫn phụ thuộc nặng nề vào các linh kiện của Mỹ."
Nguồn gốc của các linh kiện quan trọng nhất trong trạm gốc 5G của Huawei.
Ước tính chi phí sản xuất cho mỗi thiết bị này khoảng 1.320 USD, trong đó các linh kiện do Trung Quốc sản xuất chiếm khoảng 48,2% giá trị, cao hơn tương đối so với tỷ lệ 41,8% trên smartphone Mate 30, thiết bị 5G cao cấp nhất hiện nay của Huawei.
Bên cạnh một tỷ lệ lớn các linh kiện của Mỹ, các linh kiện đến từ Hàn Quốc cũng chiếm tỷ trọng nhiều thứ hai trong thiết bị này. Phần lớn chip nhớ của trạm gốc do Samsung Electronics cung cấp. Các nhà cung cấp Nhật Bản cũng đóng góp một phần vào thiết bị này với các linh kiện đến từ hãng TDK, Seiko Epson và Nichicon.
Lệ thuộc vào linh kiện Mỹ làm mất đi lợi thế giá cả của Huawei
Trước đây, khả năng cạnh tranh của Huawei nằm ở việc họ có thể chào giá thấp hơn đến 40% so với các đối thủ Nokia và Ericsson, nhưng lệnh hạn chế xuất khẩu linh kiện của chính phủ Mỹ đã làm mất đi lợi thế này của công ty Trung Quốc. Đó cũng là lý do Huawei vội vã tích trữ chip Mỹ và các linh kiện quan trọng khác từ hơn một năm nay trước khi lệnh cấm mới vào giữa năm nay đã cắt đứt hoàn toàn nguồn cung ứng của họ.
Nhân lúc Huawei đang đi xuống, Samsung đã giành được hợp đồng mạng 5G với hãng Verizon.
Khi lượng hàng dự trữ không còn, Huawei sẽ phải đối mặt với sự suy giảm không thể tránh khỏi và thậm chí có thể làm gián đoạn kế hoạch xây dựng mạng 5G tại một số thị trường mà Huawei đang triển khai.
Điều đó không chỉ làm một số nhà mạng tìm đến các nhà cung cấp khác, mà cũng kéo theo sự trỗi dậy của những nhà cung cấp thiết bị viễn thông nhỏ hơn.
Đầu tháng Chín vừa qua, Samsung cho biết, họ đã giành được hợp đồng cung cấp thiết bị viễn thông 5G trị giá 6,6 tỷ USD cho nhà mạng Verizon của Mỹ. Hãng NEC, nhà cung cấp thiết bị viễn thông Nhật Bản cũng đang lên kế hoạch mở rộng cung cấp thiết bị trạm gốc cho các nhà mạng Nhật Bản sau khi họ từ bỏ thiết bị của Huawei.
Mới đây nhất, hàng loạt hãng công nghệ Mỹ như Microsoft, AMD đều đang đánh tiếng tham gia vào thị trường thiết bị viễn thông này bằng các thương vụ khổng lồ nhằm thâu tóm mảng kinh doanh viễn thông của Nokia hay hãng chip Xilinx vốn nổi tiếng với các chip FPGA dành cho các thiết bị viễn thông.
Huawei trong năm 2021: Top 5 chẳng xong, đòi gì Top 1 Sau ba năm suy thoái liên tiếp trong giai đoạn 2018-2020, doanh số smartphone toàn cầu dự kiến sẽ tăng trong năm tới nhờ vào việc triển khai tích cực mạng di động thế hệ thứ 5 trên toàn thế giới. Theo Digitimes Research, nhu cầu về smartphone 5G sẽ tăng trong 5 năm tới do số lượng mạng 5G thương mại ngày...