Thoát cảnh nhà chật chội với 5 chiêu thiết kế đơn giản tiết kiệm không ngờ
Thay vì chia thành các gian phòng nhỏ trong một căn nhà lớn thì có thể xây dựng theo kiểu không gian mở, đây là kiểu thiết kế phổ biến trong các căn nhà hiện nay.
Tận dụng tối đa không gian mở
Xây dựng nhà trên mảnh đất nhỏ không hề dễ, các chủ nhà thường cố gắng tận dụng hết đất để bố trí các phòng. Tuy nhiên, thay vì chia thành các gian phòng nhỏ trong một căn nhà lớn thì có thể xây dựng theo kiểu không gian mở.
Gia chủ nên bỏ đi các bức tường thừa để các thành viên trong gia đình cảm thấy có sự gắn kết, không gian trong nhà rộng rãi hơn. Sống trong không gian mở không phải là mới, nhưng đây là kiểu thiết kế phổ biến trong các căn nhà hiện nay. Nếu được thiết kế đúng sẽ giúp cả nhà luôn có sự gắn kết với nhau mà không phải sống chen chúc, chật chội trong một không gian nhỏ. Cách thiết kế này làm cho không gian nhỏ trở nên rộng hơn và còn hút ánh sáng tự nhiên bên ngoài vào nhà.
Thiết kế chỗ lưu trữ đồ thông minh để tối đa hóa diện tích
Nhà nhỏ có nghĩa từng không gian cũng được tận dụng triệt để tránh lãng phí, nên làm sao để nơi chứa đồ vừa gọn mà vẫn tiết kiệm diện tích là nỗi đau đầu với nhiều gia chủ. Nhiều người thường không để ý đến các vị trí như gầm cầu thang, gầm bàn và gầm giường. Những chỗ này đều là nơi có thể biến thành chỗ chứa đồ kín đáo, thông minh.
Khi có diện tích đất hẹp, chủ nhà thường quan tâm đến xây tầng 2 để có thêm nơi ở, nhưng bạn có thể làm trần nhà cao và cửa sổ lớn không tốn diện tích mà vẫn có cảm giác không gian rộng
Video đang HOT
Nhằm tối đa hóa diện tích, thời gian gần đây, nhiều chủ nhà đã tận dụng những vị trí tiềm năng trong nhà để cất trữ đồ, kể cả làm thêm lối dẫn ra sân sau để có thêm chỗ cất các đồ đạc, tránh bừa bộn. Gia chủ nên biết cách tận dụng những vị trí phù hợp để tích trữ đồ đừng nhằm chúng bị biến thành không gian chết.
Đừng lãng phí diện tích ngoài trời
Phong cách sống hiện nay là thích cuộc sống ngoài trời, tận hưởng không gian tuyệt đẹp. Nếu bố trí hợp lý, bạn vẫn có thể có được sân và khu vực ngoài trời cho căn nhà. Nhiều nhà có diện tích nhỏ nhưng chỉ xây một phần đất, còn một phần dù nhỏ cũng được làm thành sân vườn sẽ là nơi để ngồi tận hưởng thiên nhiên. Nếu đất quá nhỏ, chủ nhà có thể mang đến cảm giác không gian ngoài trời với vườn thẳng đứng, trồng cây xanh…xung quanh.
Chú ý trần và cửa sổ
Khi có diện tích đất hẹp, chủ nhà thường quan tâm đến xây tầng 2 để có thêm nơi ở, nhưng bạn có thể làm trần nhà cao và cửa sổ lớn chẳng tốn diện tích mà vẫn có cảm giác không gian rộng. Cửa kính từ trần đến sàn tạo sự liên kết giữa không gian sống trong nhà và ngoài trời, đưa đến cảm giác rộng rãi cho người ở bên trong. Cửa trượt chiếm ít diện tích hơn cửa mở ra vào như bình thường và giúp tối đa hóa lượng ánh sáng tự nhiên vào nhà.
Chú ý tính đa năng của các phòng
Một căn phòng được dùng đa năng có nghĩa khi gia đình thêm người hay nhu cầu chỗ ở tăng lên thì căn phòng đó có thể chuyển đổi như gia chủ muốn. Ví dụ như phòng làm việc không phải lúc nào cũng được sử dụng nên có thể làm một góc nhỏ và biến không gian còn lại cho mục đích khác thay vì dành hẳn một phòng riêng biệt.
Nếu một phòng có thể sử dụng phù hợp theo từng nhu cầu của gia chủ thì không cần phải xây thêm mà vẫn tận dụng được diện tích.
Đặt bàn thờ trong phòng khách nhớ những lưu ý này, điểm xem có mắc lỗi nào không
Các loại thiết bị âm thanh như loa, đài, TV... hoặc các nhạc cụ như đàn piano, kèn, trống đều không nên đặt gần bàn thờ.
Đặt bàn thờ ở đâu trong phòng khách?
Theo truyền thống của người Việt, bàn thờ luôn được đặt gian chính giữa và trông thẳng ra cửa chính nhưng đối với nhà phố hiện nay, bàn thờ không nên đặt quá gần cửa chính. Có những nơi tuyệt đối cần tránh bao gồm dưới xà nhà, gầm cầu thang hoặc nhà vệ sinh, đối diện với nhà vệ sinh hoặc nhà bếp bởi luồng uế khí rất mạnh, không tốt cho nơi thờ tự. Ngoài ra, tường gắn bàn thờ cũng không nên gắn với nhà bếp hoặc nhà vệ sinh, phía trên đường ống hoặc cống thoát nước.
Một trong những chức năng của các vị thần là bảo vệ, che chở những thành viên trong gia đình. Vì vậy, bàn thờ có thể đặt đặt trên hành lang hoặc lối dẫn phòng khách sang các phòng khác để tiết kiệm diện tích và hợp phong thủy.
Khu vực thờ tự luôn cần đến sự yên tĩnh
Các loại thiết bị âm thanh như loa, đài, TV... hoặc các nhạc cụ như đàn piano, kèn, trống đều không nên đặt gần bàn thờ. Tính nhiệt của bát hương và các đồ thờ cúng cũng kỵ với quạt và máy lạnh. Để tiết kiệm không gian và muốn trang trí, một số gia đình đặt bể cá dưới bàn thờ. Bố cục này không được khuyến khích vì tính thủy của bể và tính hỏa của bàn thờ vốn khắc nhau, sẽ khiến gia đình lục đục, không thuận hòa, sức khỏe không ổn định, đặc biệt là người nam.
Không đặt ở nơi tối tăm
Trên bàn thờ luôn cần duy trì đủ ánh sáng để gia chủ dễ dàng quan sát, đồng thời, tạo không khí tôn nghiêm và trang trọng cho nơi thờ tự. Ánh sáng vàng là lựa chọn phù hợp với hầu hết các phòng khách hiện nay. Ngoài ra, các gia chủ nên tránh lạm dụng các loại dây đèn nhấp nháy trang trí ngày lễ Tết hay đèn ánh đỏ quá tối, tạo cảm giác nặng nề.
Ngoài ra, các thần Phật luôn ở ngôi cao hơn ông bà tổ tiên. Vì vậy, hãy đặt tượng hoặc ảnh Phật cao hơn so với ảnh người thân đã khuất.
Bàn thờ phải cao hơn đầu người
Chiều cao của bàn thờ cần phải cao hơn đầu người để tỏ lòng tôn kính với các vị thần và ông bà tổ tiên trong nhà. Nếu bàn thờ thấp hơn tầm mắt, mỗi khi thắp hương hay cầu khấn, gia chủ đều phải cúi nhìn. Đây là điều kiêng kỵ rất nghiêm trọng trong văn hóa tâm linh Á Đông. Màu sắc tốt nhất cho bàn thờ là màu gỗ nâu đỏ là lựa chọn lý tưởng nhất bởi màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn trong khi chất liệu gỗ là đại diện của tự nhiên và sự mộc mạc, lâu đời.
Chăm sóc bàn thờ cẩn thận và đều đặn
Một trong những điều quan trọng là luôn phải giữ bàn thờ sạch sẽ, không phủ bụi hàng ngày thay vì chờ đến ngày Sóc vọng mới chăm sóc, lau chùi. Ở một vị trí như phòng khách, nhiều người thường tiện tay đặt những vật dụng cá nhân lên bàn thờ hoặc trong ngăn kéo tủ thờ. Đây là hành vi tuyệt đối nên tránh.
Những mẹo vặt giúp bát đĩa nhà bếp luôn gọn gàng và ngăn nắp Dưới đây là 10 mẹo giúp bạn sắp xếp bát, đĩa trong căn bếp gọn gàng, sạch sẽ... 1. Thu gom, phân loại theo chất liệu Nên tách và phân loại bát, đĩa thành các thùng chứa khác nhau được phân theo chất liệu: gốm sứ, gỗ, thủy tinh... Bằng cách này, bạn có thể lấy được bát đĩa mình muốn một cách...