Thoái vốn nhà nước để thị trường quyết định
Trước thực tế không thể hoàn thành kế hoạch thoái vốn giai đoạn 2016-2020 cũng như kế hoạch năm 2020, Bộ Tài chính sẽ sớm trình Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 32/2018/NĐ-CP và Nghị định 91/2015/NĐ-CP.
Bộ Tài chính đang soạn thảo nghị định mới để trình Chính phủ ban hành nhằm thúc đẩy cổ phần hóa. Anh: Lê Toàn
Không ai bị xử lý vì thoái vốn chậm
Theo số liệu của Bộ Tài chính, từ năm 2016 đến đầu tháng 9/2019 mới thoái được 25.634 tỷ đồng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thu về 172.877 tỷ đồng, trong đó, 8 tháng đầu năm nay chỉ thoái được 899 tỷ đồng, thu về 1.845 tỷ đồng.
Mặc dù chỉ đạt được 25% kế hoạch thoái vốn, nhưng đến nay vẫn chưa có bất cứ tổ chức, cá nhân nào bị xử lý theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 01/CT-TTg (ngày 5/1/2019) về việc tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy mạnh cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật đều yêu cầu phải có chế tài xử lý đủ mạnh đối với tổ chức, cá nhân chậm trễ, chây ỳ trong hoạt động thoái vốn, nhưng Bộ Tài chính không thể thực hiện được, vì không có thẩm quyền.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông Lê Thành Long, hiện tại, quy định về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước, thì Bộ Tài chính có trách nhiệm kiến nghị xử lý kỷ luật đối với người có trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu và người quản lý doanh nghiệp trong trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ thoái vốn. Tuy nhiên, theo ông Long, quy định này không phù hợp với chức năng của Bộ Tài chính cũng như quy định của Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Để đẩy nhanh tiến độ thoái vốn, theo ông Đặng Quyết Tiến, một trong những giải pháp là phải xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân cố tình chây ỳ.
Chưa sòng phẳng với nhà đầu tư
Mặc dù có thể xử lý được tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ thoái vốn theo Luật Cán bộ, công chức, nhưng cũng rất khó xử lý, vì thoái vốn theo quy định hiện hành (Nghị định 91/2015/NĐ-CP và Nghị định 32/2018/NĐ-CP) có những quy định không phù hợp.
“Một trong những trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương là thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cuối năm không hoàn thành mà không có lý do chính đáng thì căn cứ vào Luật Cán bộ, công chức để xử lý vì pháp luật về cán bộ, công chức đã quy định cụ thể về hình thức kỷ luật, thẩm quyền xử lý kỷ luật, trình tự, thủ tục xem xét xử lý kỷ luật hành chính…”.
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính)
Cụ thể, theo ông Lê Thành Long, quy định giá bán cổ phần mà nhà đầu tư phải thanh toán đối với doanh nghiệp chưa niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu là giá được xác định phù hợp với từng phương thức chuyển nhượng, trường hợp trong ngày mở cuộc đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, ký hợp đồng chuyển nhượng vốn (bán thỏa thuận), mà giá sàn giao dịch cổ phiếu của công ty cổ phần tính cao hơn giá thanh toán đã được xác định từ trước, thì nhà đầu tư phải thanh toán tiền mua cổ phần theo giá sàn. Ngược lại, nếu giá sàn thấp hơn giá thanh toán, thì phải trả tiền theo giá thanh toán đã được xác định từ trước. Đây là sự bất hợp lý.
Tương tự, quy định chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán cũng không hợp lý. Cụ thể, nhà đầu tư phải trả tiền theo giá khởi điểm nếu giá khởi điểm cao hơn giá sàn và phải trả tiền theo giá sàn nếu giá sàn cao hơn giá khởi điểm.
Ông Long cho rằng, quy định như trên làm phát sinh bất cập do nhà đầu tư đã trúng đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh hoặc ký hợp đồng chuyển nhượng, nhưng lại phải thanh toán theo giá sàn không phải là giá đặt mua đã trúng của nhà đầu tư.
Theo ông Đặng Quyết Tiến, khi xây dựng Nghị định 91/2015/NĐ-CP và Nghị định 32/2018/NĐ-CP thì quy định trên là hợp lý để tránh thất thoát tài sản nhà nước. Trước khi nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá phần vốn nhà nước, nhà đầu tư đã được biết trước nội dung này vì đã được quy định rõ trong Quy chế bán đấu giá cổ phần.
“Quy định này đã giúp Nhà nước thu được khá nhiều lợi ích, trong đó tiêu biểu là trường hợp thoái vốn tại Sabeco, Vinamilk… Tuy nhiên, những trường hợp nhà đầu tư chấp nhận thanh toán với giá cao hơn thực tế, mà không phải là thanh toán theo giá trúng đấu giá, nên Bộ Tài chính sẽ kiến nghị Chính phủ xem xét bỏ quy định này trên nguyên tắc sòng phẳng theo cơ chế thị trường. Theo đó, nhà đầu tư sẽ thanh toán tiền mua cổ phần nhà nước theo giá đã trúng đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh hoặc ký hợp đồng chuyển nhượng, trong trường hợp mức giá này cao hơn giá sàn, giá khởi điểm mà nhà đầu tư không mua sẽ bị mất tiền đặt cọc. Ngoài ra, còn xem xét những nội dung như quy định về xác định giá trị thương hiệu, truyền thống, vì trên thực tế rất khó xác định được các giá trị này, nên để cho thị trường quyết định”, ông Tiến cho biết.
Petrolimex sẽ bán sạch 75 triệu cổ phiếu quỹ, thoái vốn Nhà nước
Trong năm 2020-2021, Petrolimex đặt ra kế hoạch bán toàn bộ số cổ phiếu quỹ còn lại để đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh, đầu tư và phát triển.
Sáng 21/9, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước (CMSC) tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh đã có buổi làm việc tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).
Báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh và đầu tư trong bối cảnh thực hiện phòng, chống và chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, ông Phạm Văn Thanh - Chủ tịch HĐQT Petrolimex cho biết, 8 tháng năm 2020, sản lượng xăng dầu xuất bán hợp nhất ước đạt hơn 8 triệu m3-tấn, thực hiện được 72,8% kế hoạch năm 2020, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong năm 2020-2021, Tập đoàn đặt ra kế hoạch bán toàn bộ số cổ phiếu quỹ còn lại để đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh, đầu tư và phát triển của Tập đoàn, đặc biệt trong bối cảnh thiếu hụt trong cân đối nguồn vốn do tình hình kết quả kinh doanh không thuận lợi năm 2020 ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và sự sụt giảm giá dầu đột ngột.
Bên cạnh đó, với sự thay đổi của Luật Chứng khoán và các quy định hướng dẫn đi kèm, trong giai đoạn 2020-2021, các doanh nghiệp có cổ phiếu quỹ sẽ phải hủy và giảm vốn điều lệ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp, cổ đông, đặc biệt cổ đông nhà nước.
Từ ngày 27/8-15/9, Petrolimex đã bán ra 13 triệu cổ phiếu quỹ. Cùng thời điểm, tổ chức Eneos Corporation (Nhật Bản) đã mua vào đúng 13 triệu cổ phiếu qua giao dịch khớp lệnh. Nhiều khả năng Petrolimex đã bán 13 triệu cổ phiếu quỹ cho Eneos Corporation. Hiện tại, Petrolimex còn lại hơn 75 triệu cổ phiếu quỹ.
Ông Phạm Văn Thanh - Chủ tịch HĐQT Petrolimex.
Petrolimex nằm trong danh mục doanh nghiệp Nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020. Ngày 5/8/2020, CMSC đã có văn bản về phương án sắp xếp, thoái vốn của Petrolimex theo Quyết định số 908.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban, Petrolimex đang triển khai xây dựng Đề án thực hiện Quyết định 908 với các phương án và lộ trình cụ thể để giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước và dựa trên cân đối nhu cầu sử dụng vốn để đầu tư phát triển của tập đoàn trong giai đoạn 2020 - 2030.
Theo ông Thanh, Petrolimex đang triển khai xây dựng các phương án và lộ trình cụ thể để giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước và dựa trên cân đối nhu cầu sử dụng vốn để đầu tư phát triển tập đoàn trong giai đoạn 2020-2030.
Ông Phạm Tuấn Anh - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp đề nghị trong báo cáo trình Chính phủ, Petrolimex cần làm rõ phần tỷ lệ vốn góp của Nhà nước, của nhà đầu tư tối đa và của nhà đầu tư nước ngoài.
Đồng thời, ông cũng đề nghị tập đoàn nêu cụ thể mức vốn góp tại các doanh nghiệp trực thuộc để có lộ trình, kế hoạch tái cơ cấu tổng thể giúp cơ cấu mô hình của Petrolimex thích nghi linh hoạt với giai đoạn mới.
Tổng công ty Sông Hồng sẽ thoái hết vốn nhà nước vào cuối 2020 Mới đây, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính của các DN trực thuộc Bộ Xây dựng đã cổ phần hóa nhưng làm ăn thua lỗ, trong đó có Tổng công ty (TCT) Sông Hồng. Nếu thoái vốn không thành công, TCT Sông Hồng sẽ phải chuyển giao về...