Thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung tại G20: Nhiệm vụ “bất khả thi”
J.P. Morgan và Morgan Stanley cho rằng sẽ không có bất kỳ thỏa thuận thương mại giữa Washington và Bắc Kinh tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Nhật Bản trong tháng này.
Trong bối cảnh cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng “ nóng”, các nhà phân tích từ J.P. Morgan và Morgan Stanley nói rằng dường như rất khó để hai nước đạt được một thỏa thuận thương mại tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi và hàng đầu thế giới (G20) tổ chức tại Nhật Bản trong tháng này.
Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Trump tại lễ đón nhà lãnh đạo Mỹ ở thủ đô Bắc Kinh hồi tháng 11/2017.
Các nhà đầu tư kỳ vọng Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay – sự kiện mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến cùng tham dự, sẽ là cơ hội thuận lợi để hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiến tới ký một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài gần 1 năm qua.
Tuy nhiên, phát biểu tại cuộc họp báo hôm 2/6, Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Shouwen đã không xác nhận liệu Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập có thực sự gặp nhau trong cuộc họp vào cuối tháng 6 hay không. Ông Wang Shouwen chỉ thông báo Trung Quốc sẽ cử đại diện tham dự sự kiện sắp tới ở Nhật Bản.
Các chuyên gia của J.P. Morgan và Morgan Stanley hôm 3/6 đã nói với hãng tin CNBC rằng những tuyên bố căng thẳng được hai nước đưa ra trong những tuần gần đây có thể đưa đến một kịch bản xấu nhất – đó là không thể đạt được một thỏa thuận, ít nhất là trong ngắn hạn.
“Về quan điểm cá nhân, tôi cho rằng sẽ không có thỏa thuận nào đạt được, nếu đánh giá những lời bình luận từ phía Trung Quốc về những điểm cụ thể và những yêu cầu Mỹ cần phải đáp ứng trước khi nối lại các cuộc đàm phán song phương”, chuyên gia James Sullivan – phụ trách nghiên cứu về thị trường châu Á tại ngân hàng JP Morgan.
Theo chuyên gia Sullivan, tuyên bố của phía Mỹ cho thấy quan điểm “diều hâu”, không chỉ riêng tổng thống mà trong toàn bộ chính quyền Washington. “Tôi nghĩ rằng điều đó rất khó để hai nước tiến tới một thỏa thuận trên cơ sở ngắn hạn”, ông Sullivan cho hay.
Video đang HOT
Hồi tháng trước, chính quyền Tổng thống Trump đã quyết định tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, Mỹ cũng đã bắt đầu xem xét liệu có áp thêm thuế đối với khoảng 300 tỷ USD hàng hóa khách của của Trung Quốc. Cũng trong tháng 5 vừa qua, Mỹ cũng đưa người khổng lồ công nghệ Huawei của Trung Quốc vào “danh sách đen” hạn chế hoạt động thương mại với các công ty Mỹ.
Trung Quốc đã áp thuế trả đũa đối với 60 tỷ USD hàng hoá của Mỹ từ ngày 1/6. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Zhang Hanhui trong tuần trước đã lên tiếng chỉ trích Mỹ đã kích động các tranh chấp thương mại lên mức độ “khủng bố kinh tế”. Truyền thông Trung Quốc cũng cảnh báo Mỹ rằng Bắc Kinh có thể dừng xuất khẩu đất hiếm – loại kháng sản quan trọng đối với ngành công nghiệp, như một biện pháp trả đũa Washing nếu cuộc chiến thương mại tiếp tục leo thang.
Theo kinhtedothi
Trung Quốc nói chiến tranh thương mại không "làm nước Mỹ vĩ đại trở lại"
Trung Quốc hôm nay đã ra sách trắng về cuộc chiến thương mại với Mỹ, nói rằng thương chiến này không "làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" mà thay vào đó còn làm tổn hại nền kinh tế Mỹ. Sách trắng cũng nói Bắc Kinh sẽ không thỏa hiệp về các lợi ích cốt lõi, dù muốn giải quyết cuộc chiến thông qua đàm phán.
Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Shouwen giới thiệu sách trắng trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 2/6 (Ảnh: Reuters)
Hãng tin chính thức Xinhua của Trung Quốc hôm nay đưa tin, Văn phòng thông tin Hội đồng nhà nước Trung Quốc (tức Văn phòng Chính phủ Trung Quốc) ngày 2/6 đã công bố sách trắng có tựa đề: "Lập trường của Trung Quốc về các cuộc đàm phán thương mại và kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc".
Tài liệu, dài tổng cộng 19 trang, đã khái quát về các cuộc đàm phán kinh tế và thương mại Trung-Mỹ và nêu ra quan điểm của chính phủ Trung Quốc về vấn đề này.
"Các biện pháp thuế của Mỹ không thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Mỹ. Thay vào đó, chúng gây tổn hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế nước này", sách trắng cho biết, chỉ ra điều mà Trung Quốc miêu tả là các chi phí sản xuất và giá tiêu dùng gia tăng tại Mỹ và các mối đe dọa đối với sự tăng trưởng kinh tế.
"Chiến tranh thương mại không "làm nước Mỹ vĩ đại trở lại", sách trắng nói, liên hệ tới khẩu hiệu chính trị của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chiến dịch tranh cử tổng thống 2016.
Tổng thống Trump đã khởi động cuộc chiến thương mại hồi năm ngoái trong nỗ lực nhằm giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc và buộc Bắc Kinh phải tiến hành các cải cách kinh tế, cáo buộc nước này tìm cách thống trị kinh tế toàn cầu với các biện pháp trợ cấp của nhà nước không công bằng và đánh cắp công nghệ Mỹ thông qua các hành vi ăn cắp hoặc chuyển giao bắt buộc.
Kể từ khi ông Trump "nổ phát súng" đầu tiên, hai nước đã có các biện pháp áp thuế ăn miếng trả miếng đối với thương mại hai chiều trị giá hàng trăm tỷ USD.
Sách trắng là hành động mới nhất của Bắc Kinh trong cuộc xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, vốn làm rúng động các thị trường và gây ra những lo ngại về nền kinh tế toàn cầu.
Hai bên đã cố gắng tìm giải pháp thông qua vài vòng đàm phán. Washington và Trung Quốc đã nối lại các cuộc đàm phán thương mại hồi tháng trước, nhưng vòng đàm phán mới nhất đã kết thúc mà không đi đến một thỏa thuận. Các nhà đàm phán Mỹ cáo buộc phái đoàn Trung Quốc đột ngột muốn thay đổi các thỏa thuận nhất trí trước đó.
Khi các cuộc đàm phán bị bế tắc, xung đột đã gia tăng khi Tổng thống Trump áp các khoản thuế mới đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và cấm vận tập đoàn công nghệ Huawei vì các lo ngại an ninh quốc gia.
Sách trắng được công bố chỉ một ngày sau khi Trung Quốc áp dụng các biện pháp thuế trừng phạt mới từ 5% lên 25% đối với 60 tỷ hàng hóa Mỹ, nhằm trả đũa việc Washington nâng thuế lên 25% đối với 200 tỷ hàng hóa Trung Quốc.
Cuộc chiến thương mại đã ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Trung Quốc và tác động mạnh tới các lĩnh vực sản xuất ở cả hai nước.
Đổ lỗi Mỹ khiến đàm phán đổ vỡ
Trong sách trắng, Trung Quốc nói rằng Mỹ "chịu trách nhiệm duy nhất và hoàn toàn" vì sự đổ vỡ đàm phán, cáo buộc Washington liên tục thay đổi các yêu sách và đưa ra những cáo buộc "vô căn cứ" về các hành động của Bắc Kinh trong các cuộc đàm phán.
Và trong sách trắng cũng nói: "Trung Quốc không muốn chiến tranh thương mại, nhưng không e sợ một cuộc chiến như vậy và sẽ chiến đấu nếu cần".
Phát biểu trong cuộc họp báo tổ chức tại Bắc Kinh sáng 2/6 sau khi sách trách được công bố, Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Shouwen nói Mỹ không thể gây áp lực để có một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
"Nếu phía Mỹ muốn sử dụng sức ép tối đa, để leo thang cuộc chiến thương mại, để buộc Trung Quốc phải nhượng bộ, thì điều này là hoàn toàn không thể", ông Wang, một thành viên của nhóm đàm phán thương mại với Mỹ, nói.
Ông Wang nói thêm, giới chức Mỹ đã đánh giá sai thâm hụt thương mại giữa hai nước và Trung Quốc không nên bị đổ lỗi cho tình trạng mất việc làm trong ngành chế tạo tại Mỹ.
Bất chấp căng thẳng leo thang, Trung Quốc vẫn tái khẳng định muốn giải quyết các vấn đề thương mại thông qua đàm phán.
"Về mâu thuẫn thương mại do Mỹ khởi xướng, nếu Mỹ muốn đối thoại, chúng tôi sẽ vẫn để cửa mở. Nếu họ muốn chiến đấu, chúng tôi sẵn sàng", Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa nói tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm nay.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Chuyên gia : Loạt sai lầm khiến Mỹ sa lầy trong chiến tranh thương mại với Trung Quốc Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân khiến thương chiến Mỹ-Trung leo thang là do Washington đánh giá thấp Bắc Kinh và sức mạnh toàn dân của Trung Quốc. "Thuế quan được áp đặt bởi 1 trong 2 dường như không thể sớm dỡ bỏ, một thỏa thuận thương mại giờ đây còn xa vời hơn trước. Một thỏa thuận dự đoán được...