Thỏa thuận QP với Mỹ giúp Philippines trong tranh chấp Biển Đông trước TQ?
Thỏa thuận Tăng cường Hợp tác Quốc phòng 10 năm giữa Philippines và Mỹ(EDCA) đem lại gì cho Philippines cũng như liệu có giúp nước này trong tranh chấp trên Biển Đông trước Trung Quốc?
Trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Philippines – điểm dừng chân cuối cùng của ông trong chuyến công du tới 4 nước châu Á, Mỹ và Philippines đã ký một thỏa thuận quốc phòng song phương. Thỏa thuận này được một số nhà quan sát cho rằng là kết quả quan trọng nhất trong chuyến đi của ông Obama.
Liệu thỏa thuận Tăng cường Hợp tác Quốc phòng 10 năm giữa Philippines và Mỹ (EDCA) có giúp nâng tầm quan hệ an ninh giữa hai nước, cũng như liệu bản thỏa thuận này có ảnh hưởng đến các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông?
Quan hệ Mỹ – Phillippines qua các thời kỳ
Khi chính phủ Philippines của ông Corazon Aquino biểu quyết thông qua việc đóng cửa căn cứ Không quân Clark cũng như căn cứ Hải quân Subic – 2 căn cứ quân sự lớn của Mỹ ở Đông Nam Á vào năm 1991, cả Mỹ và Philippines khi đó đều không còn coi trọng mối quan hệ chiến lược giữa 2 nước do Chiến tranh Lạnh vừa kết thúc.
Mặc dù có mối quan hệ thân mật với Trung Quốc trong quá khứ cũng như chính sách ngoại giao đa phương tích cực với ASEAN, chính phủ Philippines kể từ những năm 1980 đã tìm cách thuyết phục Mỹ trong việc đưa các tuyên bố lãnh thổ của Manila trên Biển Đông vào trong hiệp ước an ninh chung giữa 2 nước. Việc Mỹ không đưa ra các cam kết hỗ trợ vào thời điểm đó khiến nhiều người Philippines cho rằng Hiệp ước Phòng thủ Chung giữa Mỹ và Philippines chỉ mang tính một chiều. Theo đó Philippines phải hỗ trợ cho mục tiêu chiến lược của Mỹ trong khi nước này lại không nhận được sự đảm bảo từ Mỹ trong một vấn đề quốc phòng quan trọng.
Căn cứ Không quân Clark ở Philippines năm 1989.
Cuộc chiến chống khủng bố và thảm họa thiên nhiên đã giúp Mỹ và Philippines duy trì mối quan hệ hợp tác quốc phòng song phương ở mức độ thấp kể từ sau khi nước này đóng cửa các căn cứ Mỹ. Tuy nhiên, kể từ năm 2008 sau khi căng thẳng tăng cao giữa Trung Quốc với một số nước ASEAN và Nhật do tranh chấp lãnh thổ cũng như việc tăng cường cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong việc gây ảnh hưởng lên châu Á – mối quan hệ giữa Manila và Washington dần ấm lại do có cùng lợi ích chiến lược.
Chuyến thăm của ông Obama nhấn mạnh tầm quan trọng hơn bao giờ hết của liên minh Manila – Washington, vốn được bắt đầu từ Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951. Ông Obama nhận biết được vị trí chiến lược của Philippines và cho biết Mỹ có quyết tâm sắt thép trong việc bảo vệ Philippines trước các cuộc tấn công từ bên ngoài.
Thỏa thuận EDCA đem lại gì cho Philippines?
Video đang HOT
Bản thỏa thuận EDCA mới cũng cho phép các binh sĩ Mỹ, tàu chiến và máy bay luân phiên tiếp cận các cơ sở của các lực lượng vũ trang Philippines thay vì có căn cứ quân sự thường trú – điều bị cấm theo luật pháp Philippines. Bản thỏa thuận EDCA cho phép giảm thời gian phản ứng trước cuộc tấn công từ bên ngoài.
Ông Obama không đưa ra bình luận cụ thể về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông mà chỉ cho biết sẽ ủng hộ Philippines trong việc tìm kiếm trọng tài theo luật pháp quốc tế trong tranh chấp với Trung Quốc đối với nguồn tài nguyên biển và các quyền lợi ở Biển Đông. Tổng thống Mỹ cũng khẳng định quan điểm của Mỹ trong việc các nước phải tôn trọng luật pháp quốc tế, đảm bảo tự do hàng hải và không được cản trở thương mại.
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Philippines năm 2014.
Tổng thống Obama cũng cho biết thêm, thỏa thuận mới của Mỹ – Philippines cũng như chính sách tái cân bằng của Mỹ không nhằm kiềm chế Trung Quốc. “Mục tiêu của chúng tôi không phải chống lại cũng như kiềm chế Trung Quốc. Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo quy tắc và luật pháp quốc tế được đảm bảo, bao gồm cả các khu vực tranh chấp hàng hải”, ông Obama cho biết.
EDCA sẽ cung cấp cho Philippines cơ hội để hiện đại hóa quốc phòng với sự trợ giúp của Mỹ qua việc huấn luyện và mua sắm trang thiết bị quốc phòng với mục tiêu cuối cùng là Manila đạt được khả năng quốc phòng đáng tin cậy tối thiểu.
Sự hiện diện linh động của Mỹ trong khu vực cũng như việc lực lượng này phối hợp chặt chẽ với nền quốc phòng Philippines sẽ mang tính đe dọa nhiều hơn”. Bằng việc tự gọi quyết tâm bảo vệ Philippines của mình là “sắt thép”, Mỹ cảnh báo Trung Quốc về việc không đánh giá thấp phản ứng của Mỹ trước các hành động quyết đoán của Trung Quốc.
Có thỏa thuận với Mỹ nhưng Philippines có bớt nỗi lo?
Tuy vậy, Manila vẫn phải chú ý và không nên coi sự hỗ trợ của Washington là hiển nhiên khi Philippines có thể phải đối đầu với Trung Quốc. Mối quan hệ Mỹ – Trung Quốc vẫn đang rất quan trọng với Mỹ. Ngoài ra, các vấn đề nội bộ của Mỹ như hạn chế ngân sách, chia rẽ chính trị tiếp tục làm dấy lên sự lo ngại về tính bền vững của chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á của Mỹ.
Chính phủ Benigno Aquino đã bị Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát Bãi cạn Scarborough trong một cuộc giằng co năm 2012. Bộ Ngoại giao Mỹ lúc đó đã có những sự can thiệp nhưng không hiệu quả. Hiện tại, chính phủ Philippines đã gặp nhiều khó khăn để đảm bảo hậu cần cho binh lính Philippines trên Bãi Cỏ Mây.
Tàu Hải Cảnh 3401 của Trung Quốc đang cố gắng để buộc tàu tiếp tế ra Bãi Cỏ Mây của Philippines chuyển hướng.
Hai sự kiện trên khiến chính phủ của ông Aquino đang phải đối mặt với áp lực từ trong nước cũng như khu vực trong chính sách ở Biển Đông trước Trung Quốc. Trong khi nhiều người Philippines ủng hộ quan hệ hợp tác với Mỹ thì nhiều người vẫn bày tỏ sự hoài nghi về thỏa thuận không bình đẳng từ lâu đã là đặc trưng trong mối quan hệ giữa Mỹ và Philippines. Hiểu rõ điều này, đại sứ Mỹ tại Manila đã lên tiếng: “Con người không thể sống ở quá khứ”.
Trong khi đó, nhiều người Philippines không tin tưởng Trung Quốc sẽ chấp nhận giải pháp ngoại giao cho các tranh chấp trong khu vực. Philippines rõ ràng cần hiện đại hóa khả năng phòng thủ sau nhiều thập kỷ bận tâm với các mối đe dọa nội bộ. Nhưng không ai ở Manila mong muốn nhìn thấy sự xấu đi trong mối quan hệ với Trung Quốc, mà có thể dẫn đến một cách tiếp cận chủ nghĩa quân phiệt hơn.
Chuyến thăm của ông Obama sẽ mang một ý nghĩa lớn cho thấy sự ủng hộ của Mỹ với Philippines trong việc duy trì an ninh và ổn định trong khu vực. Hiện thời, cả ông Obama và ông Aquino đều phải cân bằng giữa quyền lợi của quốc gia và các bên trong khu vực. EDCA vẫn chỉ là khung xương trần về hợp tác hậu cần giữa Mỹ và Philippines, các chi tiết cụ thể vẫn chưa được 2 bên đưa ra.
Những chi tiết cụ thể của EDCA sẽ diễn ra như thế nào và lý do cho từng chi tiết sẽ được định hình theo tình hình an ninh trong khu vực – bao gồm cả các hành động trong tương lai của Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo Kiến thức
Vụ sập cầu Chu Va: Không khởi tố con rể Bí thư tỉnh
Giám đốc CA tỉnh Lai Châu khẳng định, vào đầu tháng 5 tới sẽ khởi tố vụ lật cầu treo Chu Va 6. Còn sai phạm của ông Đỗ Chiến Thắng (con rể Bí thư tỉnh Lai Châu) chưa đến mức phải khởi tố.
Đây là thông tin được Thiếu tướng Trần Duân, Giám đốc CA tỉnh Lai Châu khẳng định với báo Người lao động trong cuộc trao đổi vào chiều 21/4.
Từ kết luận của Viện Khoa học hình sự, Thiếu tướng Trần Duân cho biết: "Nếu khởi tố sẽ là cơ sở sản xuất neo, thứ hai là đơn vị thi công, thứ 3 là đơn vị giám sát. 3 đơn vị này phải khởi tố và chịu trách nhiệm về hành vi của mình".
Hiện trường vụ lật cầu treo Chu Va 6. Ảnh: Báo GTVT
Nói về trách nhiệm của ông Đỗ Chiến Thắng Trưởng BQL Dự án cầu Chu Va 6, (con rể của Bí thư tỉnh ủy Lai Châu Lò Văn Giàng), tướng Duân cho biết, sau khi khởi tố vụ án vào đầu tháng 5 tới, trách nhiệm của ông Thắng sẽ được xem xét cụ thể. Song sai phạm của ông Đỗ Chiến Thắng chưa đến mức phải khởi tố vì BQL chỉ chịu trách nhiệm chung chứ không làm trực tiếp.
Vụ tai nạn lật cầu Chu Va 6 (xã Sơn Bình, Tam Đường, Lai Châu) xảy ra vào ngày 24/2/2014 làm 8 người chết và 38 người bị thương.
Sau gần 1 tháng điều tra, ngày 11/3, Bộ GTVT công bố nguyên nhân gây sập, trong đó khẳng định cầu Chu Va 6 bị đứt không phải do quá tải.
Nguyên nhân trực tiếp do ắc neo tăng đơ không đúng thiết kế và không tuân thủ quy trình kỹ thuật.
Cụ thể, tiết diện ắc neo thực tế tại vị trí nhỏ nhất khoảng 25 cm2 chỉ bằng khoảng 50 % tiết diện chịu lực thiết kế).
Bề mặt lỗ ắc neo tăng đơ lồi lõm biểu hiện không được gia công chế tạo đúng yêu cầu kỹ thuật, có khả năng khi chế tạo đã sử dụng biện pháp gia nhiệt thổi thủng chiều dày.
Ngoài ra, trụ tháp neo cầu Chu Va 6 không được thi công đúng kỹ thuật khi tiến hành ốp gạch, trát phủ ngoài trụ tháp. Điều này không có trong hồ sơ thiết kế và không đúng các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng hiện hành.
Ngày 16/3, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ GTVT đã đề nghị Bộ Công an, Công an Lai Châu xem xét trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan và phải có kết quả báo cáo lên Thủ tướng trong tháng 4/2014.
Cũng trong khoảng thời gian này, thông tin Trưởng BQL Dự án huyện Tam Đường đồng thời là Trưởng BQL Dự án cầu Chu Va 6 chính là ông Đỗ Chiến Thắng (con rể ông Lò Văn Giàng - Bí thư tỉnh ủy Lai Châu) được báo chí đăng tải).
Trong cuộc họp về sự cố cầu Chu Va 6 ngày 19/3, ông Lò Văn Giàng đã công khai phát biểu rằng cần xem xét nghiêm khắc trách nhiệm các tập thể cá nhân, kể cả con rể mình trong vụ tai nạn.
Đ.Tâm(tổng hợp)
Theo_VietNamNet
Lời khai từ Singapore có giúp Dương Chí Dũng thoát án tử? Luật sư Trần Đình Triển cho hay, ông và luật sư Trần Đại Thắng đã bay sang Singapore để xác minh một số lời khai của ông Goh Hoon Seow - Giám đốc Cty AP. Vậy lời khai GĐ Cty AP có giúp Dương Chí Dũng thoát án tử? Trao đổi với TS, luật sư Trần Đình Triển, cho hay, trước ngày ông...