Thỏa thuận hạt nhân Iran: Mỹ vẽ đường cho… Nga bay
Nga sẽ bán cho Iran một loạt hệ thống vũ khí hiện đại nếu như các lệnh trừng phạt, cấm buôn bán vũ khí được gỡ bỏ
Các lãnh đạo đến từ Iran và nhóm P5 1 đã thống nhất một thoả thuận khung đối với chương trình hạt nhân Iran vào hôm 2/4 vừa qua.
Trong đó, Iran chấp nhận hạn chế các cơ sở hạt nhân ít nhất trong một thập kỉ tới và đồng cho các giám sát viên kiểm tra hoạt động này. Đổi lại, tất cả các lệnh trừng phạt của EU và Mỹ phải được gỡ bỏ.
Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cũng đề xuất Liên Hợp Quốc bỏ lệnh cấm vận buôn bán vũ khí với Tehran.
“Gỡ bỏ cấm vận với Iran, bao gồm cả lệnh cấm vận buôn bán vũ khí, sẽ là một việc làm mang tính lô-gíc. Đây là điểm mấu chốt để Nga bàn giao các hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran. Hợp đồng này đều đã được chấp thuận bởi Moscow và Tehran”, ông Igor Korotchenko, người đứng đầu Trung tâm phân tích Thương mại vũ khí toàn cầu, có trụ sở tại Moscow cho hay.
Vào năm 2007, Nga đã kí một hợp đồng mua bán các hệ thống phòng không S-300 trị giá 800 triệu USD với Iran. Tuy nhiên, Moscow đã đình chỉ thoả thuận này vào năm 2010 sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đưa ra nghị quyết cấm vận buôn bán vũ khí cho Iran do chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Nga
Tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Nga
Iran sau đó đã kiện Nga ra toà án quốc tế ở Geneva, Thuỵ Sĩ và đòi tiền bồi thường lên đến 4 tỉ USD. Moscow sau đó đã đề nghị cung cấp hệ thống tên lửa phòng không Antei-2500 thay cho S-300, tuy nhiên, Tehran không đồng ý và đòi giữ nguyên thoả thuận ban đầu.
Vấn đề đặt ra ở chỗ, Iran không chỉ thèm muốn một mình hệ thống S-300 của Nga, mà còn rất nhiều loại vũ khí phòng thủ cũng như tấn công hiện đại khác. Từ khi bị áp đặt các lệnh cấm vận mua bán vũ khí, Iran đã phải tự xoay sở bằng nhiều cách để có thể duy trì một lực lượng quân sự tương đối mạnh trong khu vực.
Tuy nhiên, họ vẫn muốn tiếp cận được với các công nghệ vũ khí hiện đại hơn và không chịu cảnh lép vế trước những đối thủ tiềm năng như Israel hay các quốc gia Ả Rập. Đặc biệt với các chiến đấu cơ của Nga như dòng Su-30, Su-35… hay các khí tài tác chiến điện tử, tác chiến trên bộ khác.
Bản thân Nga đã từng mang vấn đề cung cấp vũ khí cho Iran để đe dọa Mỹ. Còn nhớ hồi giữa tháng 3, quan chức quốc phòng Nga đã nhấn mạnh họ sẽ đơn phương phá vỡ các lệnh cấm vận đang áp đặt lên Iran để cung cấp vũ khí cho nước này nếu Washington viện trợ vũ khí cho Ukraine.
Video đang HOT
Có thể thấy rằng, việc bán vũ khí cho Iran là một trong những lá bài địa chính trị mà Nga đủ sức gây sức ép tới chính quyền Mỹ. Và bản thân Iran cũng đã nung nấu cơ hội được gỡ bỏ lệnh cấm vận để mua vũ khí ồ ạt. Iran là một quốc gia giàu tiềm năng kinh tế và họ có thể mua tất cả mọi thứ nếu Nga bán.
Việc Washington đạt được thỏa thuận với Tehran về vấn đề hạt nhân là bước tiến quan trọng trong an ninh hạt nhân Mỹ cũng như đồng minh trong khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, đẩy Iran vào thế tiếp cận được công nghệ vũ khí hiện đại lại là một vấn đề lợi bất cập hại đi kèm.
Theo An Ninh Thủ Đô
Nhận diện vũ khí "khủng" trong duyệt binh của Indonesia
Hàng nghìn binh lính cùng hàng trăm vũ khí hiện đại của Indonesia vừa có cuộc duyệt binh lớn kỉ niệm 69 năm thành lập quân đội.
Quân đội Indonesia là một trong những lực lượng quân sự mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. Ước tính quân thường trực khoảng 476.000 người, ngân sách quốc phòng năm 2013 ước tính 8,4 tỷ USD.
Quân đội Indonesia được trang bị dàn vũ khí hiện đại thuộc hàng bậc nhất khu vực. Ngoài ra, nước này còn tự chủ được sản xuất không ít các loại vũ khí gồm có súng, pháo, xe thiết giáp, máy bay, tàu chiến. Có thể nói, công nghiệp quốc phòng Indonesia đứng đầu khu vực cùng Singapore.
Trong ảnh là đội hình xe tăng chiến đấu hạng nhẹ AMX-13 của Lục quân Indonesia. Đây từng là là loại xe tăng "xương sống" của lực lượng tăng - thiết giáp Indonesia (số lượng 275 chiếc). AMX-13 do Pháp sản xuất, trang bị pháo 75mm.
Xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại Leopard 2A4 của Lục quân Indonesia trong màn thao diễn cùng các binh sĩ. Indonesia đã mua 103 xe tăng Leopard 2A4/2A6 từ Đức để tăng cường sức mạnh, hiện đã nhận 26 chiếc. Đây là một trong những loại xe tăng hiện đại nhất thế giới hiện nay, trang bị giáp phức hợp, pháo nòng trơn 120mm cùng hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến.
Xe chiến đấu bộ binh mạnh nhất thế giới BMP-3 của Lính thủy Đánh bộ Indonesia trong cuộc duyệt binh.
Xe chiến đấu bộ binh mới nhất của Lục quân Indonesia Marder 1A3 mới được nhập khẩu từ Đức cùng lô xe tăng Leopard 2A4. Loại xe này được trang bị pháo 20mm cùng tên lửa chống tăng Milan.
Xe đặc chủng của lực lượng đặc nhiệm Indonesia.
Các binh sĩ Lính thủy đánh bộ Indonesia trong bài đồng diễn chiến đấu.
Vận tải cơ CN-295 do Indonesia sản xuất theo công nghệ của Airbus Military đang thả lính dù.
Trên biển, đội hình tàu chiến và máy bay của Hải quân Indonesia thực hiện cuộc duyệt binh hoành tráng phô diễn sức mạnh của xứ sở vạn đảo. Hải quân Indonesia được xem là lực lượng quân sự trên biển lớn nhất Đông Nam Á với quân thường trực 74.000 người, 150 tàu các loại và 55 máy bay.
Một trong các tàu vận tải độ bộ lớn nhất Hải quân Indonesia thuộc lớp Makassar mang tên KRI Banda Aceh (593). Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 11.394 tấn, dài 122-125m, chở được 40 xe thiết giáp, 218 lính, 2 tàu đổ bộ nhỏ.
Trực thăng tấn công hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á AH-64E bay bên cạnh tàu hộ vệ tên lửa KRI Ahmad Yani (351).
Hải quân Indonesia hiện sở hữu tới 13 tàu hộ vệ tên lửa cỡ lớn, tương lai con số này sẽ là 15 khi hoàn thành việc chế tạo 2 tàu hộ vệ Sigma 10514.
Hải quân Indonesia cũng có đội tàu săn ngầm đông nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng cộng 16 tàu hộ vệ săn ngầm Project 133 Parchim mua từ Đức. Con tàu được trang bị pháo 57mm AK-725, 30mm AK-230, rocket chống ngầm RBU-6000 và ngư lôi 400mm.
Xe chiến đấu bộ binh mạnh nhất thế giới của Lính thủy đánh bộ Indonesia "vừa bay vừa bắn". BMP-3 do Nga sản xuất, được trang bị pháo 100mm tích hợp bắn tên lửa chống tăng qua nòng, pháo bắn nhanh 30mm, đại liên 7,62mm, có khả năng lội nước tốt.
Không quân Indonesia cũng thuộc lớn trong khu vực với 37.850 quân cùng 510 máy bay (trong đó có 110 chiến đấu cơ). Indonesia sở hữu nhiều loại chiến đấu cơ hiện đại như Su-27/30l F-16, Hawk Mk.209...
Trong ảnh là một trong các máy bay chiến đấu đa năng F-16 của Không quân Indonsia bay biễu diễn trong ngày kỷ niệm 69 năm thành lập quân đội.
Trực thăng hải quân AS565 Panther do Pháp sản xuất, trang bị cho Quân đội Indonesia.
Theo_Kiến Thức
11 loại vũ khí lợi hại chỉ Mỹ và đồng minh mới có Các loại vũ khí như Máy bay không người lái MQ9 Reaper, súng laser Avenger hay xe tăng tàng hình ADAPTIV... giúp quân đội Mỹ chiếm một phần ưu thế trên mọi chiến trường, kể cả ở Trung Đông hiện nay. Máy bay không người lái MQ9 Reaper Nhà sản xuất: General Atomics Aeronautical Systems (GA-ASI) Reaper đã ra mắt được 13 năm,...