Thỏa sức đánh đấm với Kung Fury
Lấy ý tưởng từ bộ phim đang khá nổi tiếng Kung Fury, Kung Fury – The Game (tên gọi trên khogame iOS) hay Kung Fury: Street Rage (tên gọi trên Android) hiện đang là cái tên được cộng đồng game thủ nhắc tới nhiều nhất
Kung Fury – tựa game làm nao lòng không ít gamer Việt
Không chỉ là một trò chơi lấy cảm hứng hay dựa hơi sức nóng của phim, sản phẩm tới từ hãng phát triển Hello There thực sự có những điểm sáng giữ chân game thủ. Nếu bạn đã từng mê mẩn thể loại game võ thuật như Taekwondo Game hay One Finger Death Punch và phong cách arcade cổ điển thì chắc chắn sẽ khó có thể bỏ qua trò chơi này.
Bám sát những tình tiết trong phim, Kung Fury – The Game đưa người chơi về với khung cảnh của thế giới những năm 80 từ nền đồ họa pixel cổ điển cho tới tạo hình nhân vật võ sĩ chính ngang tàng nhưng đầy lẫm liệt. Mang phong cách chơi khá dị, Kung Fury – The Game được thiết kế y như một máy game thùng (arcade) cũ nhờ 2 nút bấm ở hai bên và hiệu ứng màn hình có vẻ hơi uốn cong như tivi lồi. Nhân vật cảnh sát – võ sĩ và đối thủ sẽ xuất hiện ở giữa màn hình, người chơi sẽ bấm 2 nút ở 2 bên để thi triển các đòn kung-fu.
Để đòn đánh hiệu quả, bạn cần phải tiếp cận gần địch, bấm nút đúng thời điểm, nếu bấm quá sớm thì đòn đánh sẽ trở nên vô ích và địch sẽ chớp lấy cơ hội phản công. Cả hai phiên bản game iOS và game Android đều đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thao tác di chuyển tới – lui – kết hợp combo. Một số kẻ địch khó nhằn đòi hỏi ở bạn sự ghi nhớ lối đánh nhất định thì mới có thể tiêu diệt được.
Nhìn chung, dựng nên từ một bộ phim “nhảm” nhưng lại hút khách nhờ sự hài hước và đột phá về cách xây dựng nên Kung Fury – The Game cũng không quá tập trung vào yếu tố tư duy. Người chơi chỉ cần có kĩ năng và sự nhạy bén trong cách điều khiển là có thể hoàn toàn làm chủ và trở thành master kung-fu được. Chính đặc điểm này lại tạo nên sự “gây nghiện” cho game. Bạn đọc đã thưởng thức bộ phim thì đừng bỏ lỡ cơ hội “sống như phim” qua tựa game này!
Kung Fury – The Game hiện được phát hành trên App Store và Google Play với mức giá $1,99. Game cũng có phiên bản trên Steam dành cho người muốn chơi trên PC.
Drama FAP Esports: Khủng hoảng vì thiếu người đi rừng, KhiênG không ra sân vì mâu thuẫn với ban huấn luyện?
FAP Esports đang rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng nhất từ trước đến nay.
Vốn được xem là một trong những đội tuyển thuộc top đầu của Đấu Trường Danh Vọng, FAP Esports đã có khá nhiều mùa giải lọt vào top 4 đội mạnh nhất của Liên Quân Mobile Việt Nam. Tuy nhiên ở mùa giải ĐTDV mùa Đông 2021, FAP Esports đang cho thấy sự khủng hoảng khi họ để thua cả 3 trận đấu gần nhất.
Đội hình thi đấu chắp vá của FAP Esports khiến đội tuyển này đang tụt dốc không phanh
Lý giải cho điều này chính là dàn nhân sự chắp vá thiếu người đi rừng do tân binh Bờm (Phạm Trợ) đã bị cấm thi đấu 12 tháng vì có liên quan tới hành vi gian lận xếp hạng. Cùng với đó, một tân binh khác của FAP Esports là Phoenix cũng bị án phạt tương tự.
Bờm là tân binh đi rừng của FAP Esports và có lối đánh khá ấn tượng, tuy nhiên ngay sau trận đấu ra mắt cho đội tuyển mới thì game thủ này đã phải nhận án phạt vì hành vi vi phạm. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng khiến Jiro - người chơi đường Caesar phải vào rừng để trám vị trí và dĩ nhiên ở vị trí mới thì Jiro không thể đạt được hiệu quả cao.
Chân dung tuyển thủ đi rừng Bờm của FAP Esports đã bị cấm thi đấu vì hành vi gian lận xếp hạng
Tuy nhiên, theo như danh sách đăng ký ở đầu mùa giải thì FAP Esports vẫn còn KhiênG - người đi rừng chính thức của đội tuyển này ở đầu mùa giải. Việc KhiênG không ra sân thi đấu dù FAP Esports thiếu người đi rừng trầm trọng lại càng khiến cộng đồng đặt ra hoài nghi về những mâu thuẫn nội bộ trong đội tuyển này.
KhiênG có mặt trong đội hình đăng ký thi đấu của FAP Esports nhưng vẫn chưa xuất hiện
Cách đây không lâu, KhiênG cũng đã lên tiếng về những đồn đoán chưa chính xác về tương lai của mình. Theo đó, tuyển thủ đi rừng này cho biết hiện tại anh vẫn khỏe mạnh và hé lộ rằng đã hết hạn hợp đồng với FAP Esports. Tuy nhiên đó chỉ là một phần, phần còn lại vẫn bỏ ngỏ và thậm chí cho biết có thể sẽ khoác màu áo mới.
Bài đăng giải thích lý do không ra sân thi đấu của KhiênG
Trước khi mùa giải này diễn ra, từ khi đến FAP Esports thì KhiênG là người đi rừng chủ lực của đội tuyển này
Chưa hết, mới đây thì dưới bài viết của Akashi, KhiênG cũng hé lộ một đoạn chat gây sốc. Theo đó, cộng đồng cho rằng đây là đoạn chat của một nhân vật trong ban huấn luyện FAP Esports, đồng thời hé lộ không muốn để KhiênG ra sân và sẽ sớm tìm người thay thế. Có vẻ mâu thuẫn nội bộ này chính là nguyên nhân khiến FAP Esports vốn đã khủng hoảng nhân sự càng thêm khó khăn vì ít nhất đội hình chắp vá vì thiếu người đi rừng đến hết giai đoạn lượt đi.
Đoạn chat được KhiênG đưa ra được cho là mâu thuẫn nội bộ của FAP Esports
Vẫn chưa biết liệu FAP Esports sẽ giải quyết vấn đề khiến họ tụt dốc không phanh trong giai đoạn vừa qua như thế nào. Tuy nhiên, sân chơi ĐTDV ngày càng khốc liệt và có tính cạnh tranh cao hơn bao giờ hết, thế nên nếu không sớm điều chỉnh thì thay vì tấm vé Playoffs như những mùa gần đây thì có thể tấm vé dành cho họ sẽ là trụ hạng.
Chơi Tốc Chiến theo phong cách Liên Minh Huyền Thoại, kẻ khen người chê với nỗi lo "huỷ hoại game mobile" Việc sử dụng các thiết bị bên ngoài để hỗ trợ chơi Tốc Chiến đang tạo ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng. LMHT: Tốc Chiến là tựa game bom tấn trên điện thoại trong năm 2020. Với việc đưa phiên bản PC vốn đã là tựa game MOBA số một thế giới vào trong điện thoại, trò chơi này nhận được rất...