Thỏa hiệp ngầm giữa các “ông lớn”: Điều tất yếu!
Thông tin HTC và Apple đã đạt thỏa thuận chia sẻ bản quyền công nghệ suốt 10 năm, chấm dứt vụ kiện tụng lâu nay giữa 2 hãng khiến giới công nghệ và truyền thông tin rằng đây chỉ là kết quả của những thỏa hiệp ngầm giữa các “ông lớn”.
Nhìn bên ngoài, Samsung rõ ràng sẽ ấm ức nhất khi đã bị phán quyết đền bù 1 tỉ USD trong vấn đề bản quyền, trước vấn đề HTC và Apple ngồi lại thỏa thuận “cùng chung sống”. Tuy nhiên, 1 chuyên gia công nghệ đặt câu hỏi, chính xác thì Samsung có từng thỏa hiệp ngầm với Apple không?
Đâu phải đối đầu là cắt đứt!
Cách đây chưa lâu, có một số bài báo phân tích điểm đáng ngờ trong quan hệ làm ăn giữa Samsung và Apple, sau vụ thắng kiện bản quyền của nhà Táo khuyết. Dù lãnh đạo hãng này thừa nhận quan hệ 2 bên không còn suôn sẻ nữa, một số linh kiện Apple vốn sản xuất từ Samsung như pin cho iPhone sẽ ngưng triển khai; nhưng thực tế không phải vậy, giới tiêu dùng vẫn phát hiện hợp tác này chưa kết thúc. Hãng thông tấn Reuters chỉ ra sự thật chip và cả màn hình iPad mini vẫn có nguồn gốc từ Samsung.
HTC và Apple đã kí thỏa thuận chia sẻ bản quyền sau nhiều năm kiện tụng.
Sự việc đối đầu giữa 2 hãng này bỗng cần soi chiếu dưới lăng kính mới, có chăng những thỏa hiệp ngầm vẫn duy trì bền vững do quyền lợi kinh tế trong giới IT, mà không chỉ Samsung, Apple hay Intel… đều ít nhiều thực hiện? Với câu hỏi này, đa phần trả lời từ giới quan sát đều là thừa nhận.
Một chuyên gia kinh tế từng nói rõ, trong quan hệ làm ăn thương mại, vấn đề chính không phải là anh đối đầu với ai, làm thủ đoạn gì, mà nằm ở chỗ cuối hạn định công việc, anh có đạt kết quả tốt hay không? Đội ngũ sale của 1 hãng bia sẽ có thể làm phật lòng nhiều khách hàng, có chiêu thức “chơi bẩn” đối phương bị lên án, song lãnh đạo hãng chỉ quan tâm “doanh số cuối cùng mỗi tháng, mỗi quý là tăng hay giảm”.
Video đang HOT
Vậy thì có gì thắc mắc, khi những con chip Intel sẽ vẫn sống chung trong tay 1 đại lí máy tính vừa đạt thưởng doanh số cao của nhà chip AMD?
Samsung tất nhiên đối đầu không khoan nhượng với nhà Táo trong trận chiến bản quyền. Nhưng những thuộc cấp của hãng, các đại diện phân phối và cả các đơn vị sản xuất trực thuộc vẫn có thể nhận được những đơn đặt hàng rất tốt từ Apple. Trong thị trường tự do, cạnh tranh đối đầu không có nghĩa là cắt đứt hẳn các quyền lợi kinh tế ẩn tàng với nhau.
HTC hay Apple, đều chỉ là lợi nhuận!
Bản thỏa thuận của Apple và HTC, cho dù được định giá quyền lợi mỗi sản phẩm bán ra, Apple hay HTC thu lợi bao nhiêu, vẫn chỉ là 1 văn bản giả ước. Người tiêu dùng có quyền tin những nhà sản xuất này sẽ thu được nhiều hơn thế, từ lợi tức cổ phần trên sàn, từ cơ hội tìm kiếm các lợi nhuận giá rẻ khác, và nhất là từ giá trị thương hiệu sau tranh cãi. Một khía cạnh khác cũng được nhiều nhà kinh tế chỉ ra, là các khoản thuế có thể biến động thấp hơn sau mọi đối đầu, do nhà chức trách tiến hành thay đổi để hỗ trợ các hãng.
Bởi vậy, thông tin Samsung muốn nhìn thấy thỏa thuận giữa hãng Đài Loan và nhà Táo khuyết, sẽ không có tính chất quyết định cho những vụ tranh kiện sắp tới. Bản thân hệ thống Samsung, vẫn còn tiếp tục sự nối kết cùng Apple, là chuyện “bên dưới” tưởng chừng tách biệt với vấn đề bản quyền. Khi soi chiếu vụ việc từ góc độ này, người ta sẽ không còn phải thắc mắc, HTC và Apple đã đạt được gì?
Ai sẽ được lợi trong thỏa thuận HTC – Apple? Ai sẽ tổn thất với vụ việc bản quyền kéo dài của Samsung và Apple Hay tương tự, những cuộc chiến về bản quyền phần mềm giữa các hãng máy tính và Microsoft, tranh đoạt thị phần chip của AMD và Intel, kiểu dáng giữa Nokia và HTC… đều sẽ minh chứng sự thật nào?
Theo giới kinh doanh, bản thân người tiêu dùng, mới chính là đối tượng bị thiệt hại nhất trong các vụ tranh chấp, bởi ẩn tàng sau đó luôn là những thỏa hiệp ngầm tất yếu trong thế giới IT!
Theo Dân Trí
Nokia kiện RIM xâm phạm bản quyền công nghệ
Nokia từng yêu cầu Tòa án Liên bang California thi hành phán quyết ngăn Research In Motion (RIM) bán các sản phẩm có tích hợp công nghệ WLAN của Nokia cho tới khi cả hai đạt được một thỏa thuận về lợi nhuận dành cho bên sở hữu bản quyền công nghệ trên.
Tòa án Liên bang California - nơi diễn ra phiên tòa giữa RIM và Nokia.
Trong khi cả hai bên đều từ chối bình luận về đề xuất trên của Nokia thì biên bản thỏa thuận (copy) giữa các bên liên quan đã được gửi tới hãng tin IDG News Service. Tuy nhiên, nó được soạn ra sau khi hai bên dàn xếp nội bộ nhưng một bên không thông qua do đó, văn bản trên không có giá trị pháp lý.
Nguồn cơn của cuộc tranh chất giữa hai ông lớn bắt nguồn từ một thỏa thuận được ký kết từ năm 2003, khi đó RIM đã xin cấp phép của Nokia về bản quyền sử dụng công nghệ wifi. Tuy nhiên, sau đó, RIM bị công ty trách nhiệm hữu hạn MobileMedia Ideas kiện do vi phạm bản quyền công nghệ của họ. MMI là một công ty nằm ở Delaware (tiểu bang nằm phía Đông Hoa Kỳ) được Nokia, Sony và MPEG LA thành lập nhằm quản lý những sản phẩm mang tính chất "sở hữu trí tuệ" của Nokia và Sony.
Không dừng lại tại đó, phiên tòa nội bộ (có sự tham gia của Trọng tài quốc tế) giữa Nokia và RIM diễn ra hồi tháng 9 vừa qua tại Phòng thương mại Stockholm (Thụy Điển) đã chứng kiến cuộc tranh luận giữa các bên về vấn đề bản quyền công nghệ trên. Trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng, đại diện của "gã khổng lồ xứ Phần Lan" trình bày: "Nokia không cấp phép cho RIM sản xuất hay phân phối sản phẩm có khả năng sử dụng chuẩn WLAN và nếu có, họ phải trả phí bản quyền đối với các sản phẩm được chế tạo và phân phối ra thị trường."
Hai bên đã từng nhờ tới phán quyết của trọng tài quốc tế ở Stockholm (Thụy Điển).
Mặc dù vậy, cả hai công ty vẫn chưa thể đi đến thống nhất trong phiên tòa tại Stockholm và Nokia vẫn tiếp tục giữ vững lập trường của mình khi cả hai ông lớn "hầu tòa" tại Tòa án Liên bang Hoa Kỳ (U.S. District Court) ở thành phố San Jose (miền Tây bang California): "RIM và công ty con có trụ sở Mỹ - RIM Corporation đã vi phạm phán quyết của tòa [hồi tháng 9] và phá vỡ thỏa thuận ưu tiên [của Nokia] khi tiếp tục sản xuất trái phép và cho xuất xưởng các sản phẩm tích hợp WLAN ở phía Bắc California và các thành phố khác của Mỹ."
Bên cạnh đó, Nokia cũng yêu cầu Tòa án Liên bang xác nhận phán quyết của Trọng tài quốc tế ở Phòng thương mại Stockholm và viện dẫn Công ước NewYork (NewYork Convention) về quy định công nhận phán quyết của trọng tài quốc tế được Mỹ, Phần Lan, Canada và Thụy Điển tham gia ký kết vào năm 1958.
Về phần mình, RIM đã biện hộ rằng giấy phép sản xuất các thiết bị có tích hợp công nghệ WLAN của Nokia đã có sẵn trong một hợp đồng được thỏa thuận trước đó với "gã khổng lồ xứ Phần Lan" và Nokia chưa từng đòi hỏi về giấy phép cho tới khi công nghệ này được chuyển giao cho phía MMI.
Công nghệ WLAN của Nokia chính là trung tâm của câu chuyện.
Tuy nhiên, theo chủ tọa phiên tòa, bản quyền trên không nằm trong thỏa thuận năm 2003 vì: "Tòa cho rằng Nokia có ý định cấp phép cho RIM sử dụng công nghệ WLAN nhưng về phần mình, RIM lại không đưa ra được bằng chứng xác đáng về việc hai bên đã từng có thỏa thuận cho phép RIM sử dụng công nghệ của Nokia từ thỏa thuận năm 2003."Có vẻ như tập đoàn công nghệ xứ Canada này đang đứng trước nguy cơ sẽ thua kiện trước đối thủ đến từ Phần Lan. Với chiến thắng "gần như ăn chắc" này, Nokia sẽ tiếp tục có thêm nguồn thu đóng góp vào lợi nhuận 650 triệu USD một năm từ các thỏa thuận bản quyền.
Theo Genk
Ứng dụng Plexcó mặt trên Windows 8, giá 3 USD Plex - một ứng dụng nghe nhạc xem phim khác nổi tiếng trên iOS, Android hay Windows Phone...mới đây đã có mặt trên Windows 8. Được thiết kế tối ưu cho HĐH này, Plex cho Windows 8 được nhà sản xuất rao bán với giá 2,99 USD trên Windows Store. Khoản phí này cũng không phải là quá lớn và có thể nói...