Thợ sửa khóa tìm được kho báu 22 tỷ đô và cái kết đau đớn
Sau hơn bảy tháng đào bới không ngừng nghỉ, người thợ sửa khóa tìm ra một phần kho báu, nhưng tai họa lại ập đến với ông ngay sau đó.
Kho vàng của tướng Yamashita Tomoyuki tại Philippines là một trong những kho báu bị thất lạc nổi tiếng nhất thế giới. Trong Thế chiến II, quân đội Nhật Bản đã lấy đi lượng lớn vàng bạc châu báu trên khắp Đông Nam Á và tích trữ chúng ở Philippines.
Vào đêm trước khi Nhật Bản bại trận, Yamashita Tomoyuki đã phân lô để chôn số vàng này tại nhiều nơi khác nhau của Philippines. Để đảm bảo bí mật, sau khi chôn xong, lối vào của đường hầm đã bị nổ tung để che lấp.
Nhật Bản đầu hàng, Yamashita Tomoyuki bị khối Đồng Minh treo cổ. Một số vàng đã bị quân đội Mỹ tịch thu, nhưng phần lớn số còn lại đã bị chôn sâu trong lòng đất.
Kho vàng của tướng Yamashita Tomoyuki tại Philippines nổi tiếng thế giới. (Nguồn: Sohu)
Rogelio Roxas là thợ khóa, từng làm lính trong quân đội Philippines. Câu chuyện bắt đầu khi ông tình cờ có được thông tin vô giá về tung tích kho vàng của tướng Yamashita Tomoyuki tại Philippines.
Ngay khi biết được vị trí sơ bộ, Rogelio Roxas làm đơn xin phép khai quật kho báu, được Pio Marcos chấp thuận. Ông nhanh chóng tổ chức mọi người bắt đầu đào bới không ngừng nghỉ.
Video đang HOT
Sau khoảng bảy tháng khai quật, một hệ thống mạng lưới các đường hầm được tìm thấy vào khoảng tháng 1/1971. Họ tìm thấy dây điện, radio, lưỡi lê, súng trường và bộ xương người mặc đồng phục Nhật Bản. Đó là những manh mối đầu tiên khiến họ càng vững tin hơn về việc tìm kiếm kho vàng của tướng Yamashita Tomoyuki.
Sau nhiều tuần đào bới, các công nhân tìm thấy bức tượng Phật bằng vàng, cao khoảng 3 feet (khoảng 0,9m), nặng khoảng một tấn.
Ngoài tượng Phật bằng vàng, Rogelio Roxas còn thấy số lượng lớn các hộp được sắp xếp gọn gàng. Ông mở ra và phát hiện được 24 thỏi vàng.
Rogelio Roxas – người thành công trong cuộc truy tìm kho báu rất phấn khích. Ông trở về nhà với tượng Phật và những thỏi vàng. Ông cũng phát hiện ra đầu của tượng Phật bằng vàng có thể di chuyển được, bên trong đó cất giấu rất nhiều viên kim cương chưa cắt gọt.
Rogelio Roxas đã chụp bức hình cùng tượng Phật để minh chứng mình là người tìm ra kho báu vì theo luật Philippines lúc bấy giờ, ông sẽ được hưởng một phần số tài sản tìm được.
Rogelio Roxas chụp ảnh cùng bức tượng Phật vàng. (Nguồn: Sohu)
Sáng sớm ngày 5/4/1971, nhóm lính vũ trang xông vào nhà Rogelio Roxas, đánh đập ông và gia đình, đồng thời lấy đi tượng Phật vàng và 17 thỏi vàng (Roxas bán 7 thỏi vàng trước đó). Rogelio Roxas bị bắt vào tù.
Những người lính tra tấn ông dã man để ông khai ra bí mật kho báu. Đến tận năm 1974 ông mới được thả. Mười hai năm tiếp theo, người thợ sửa khóa Rogelio Roxas sống trong im lặng.
Tháng 2/1986, Tổng thống Ferdinad Marcos bị lật đổ, sống lưu vong tại Hawaii, Mỹ. Lúc này Rogelio Roxas mới nộp đơn khởi kiện cựu tổng thống vì đã cướp kho báu của ông. Vài năm sau, Rogelio Roxas qua đời trong khi vụ kiện vẫn chưa có kết quả.
Năm 1996, tòa án Honolulu mới mở phiên xét xử, buộc vợ cựu Tổng thống Marcos phải bồi thường cho Rogelio Roxas 22 tỷ USD.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng phần lớn tài sản “Kho vàng của tướng Yamashita Tomoyuki” vẫn được giấu sâu ở Philippines, nằm rải rác ở khoảng 172 địa điểm, trong đó khoảng 18 tượng Phật vàng. Tất cả vẫn là ẩn số nằm tại đất nước Philippines xinh đẹp.
Tiết lộ choáng từ vật lạ trong kho báu Tần Thủy Hoàng 32.000 món
Một kho chứa khổng lồ với 32.000 cổ vật, bao gồm những bộ áo giáp đá đắt giá, đã tiết lộ một kế hoạch chưa từng biết mà Tần Thủy Hoàng được kỳ vọng sẽ thực hiện ở thế giới bên kia.
Theo Ancient Origins, cuộc khai quật kéo dài nhiều thập kỷ tại Lăng mộ Tần Thủy Hoàng tại tỉnh Thiểm Tây - Trung Quốc đã hai lần hé lộ những kho chứa đầy áo giáp đá, loại cổ vật được chế tác rất kỳ công nhưng khó hiểu.
Lần thứ nhất là vào năm 1988, trong khu vực gọi là "Hố K9801". Lần thứ 2 là vào năm 2019, một khu vực lớn hơn nhiều với diện tích 144 m2, chứa tới 32.392 cổ vật.
Một trong những bộ áo giáp chế tác kỳ công được khai quật từ quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Ảnh: BẢO TÀNG ĐỊA LÝ QUỐC GIA
Điều đặc biệt là một số bộ áo giáp đá trong kho chứa thứ 2 chỉ mới gần như hoàn thiện, với các mảnh đá vừa mới được khoan và đánh bóng. Bên cạnh đó còn có một số công cụ cho thấy đây là một công xưởng chế tác áo giáp đá.
Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Science Direct, dẫn đầu bởi Giáo sư Xuewei Zhang từ Phòng thí nghiệm Khảo cổ sinh học thuộc Đại học Cát Lâm (Trung Quốc) đã vén màn bí ẩn về những bộ giáp đá ma quái này.
Phần nón của bộ áo giáp đá - Ảnh: BẢO TÀNG ĐỊA LÝ QUỐC GIA
Phân tích mới cho thấy áo giáp được làm bằng đá vôi chất lượng cao với số mối nối tối thiểu. Các bộ giáp gần hoàn thiện cho thấy chúng bị cố tình để lại trong trạng thái như vậy, bên trong ngôi mộ.
Quy trình sản xuất áp giáp đã được thiết kế y hệt quy trình sản xuất áo giáp da mà binh lính nhà Tần sử dụng, gồm 9 bước.
Các nhà nghiên cứu cho biết những chiếc áo giáp này được sản xuất không phải để phục vụ cho quân đội hiện hữu thời kỳ đó, mà với chủ ý làm các món đồ tùy táng, phục vụ Tần Thủy Hoàng và đội quân của ông trong những trận chiến ở "thế giới bên kia".
Họ nói rằng điều này phản ánh sự tôn kính và kỳ vọng về cuộc sống ở thế giới bên kia mà những người thực hiện việc xây dựng lăng mộ thời kỳ đó dành cho vị hoàng đế. Điều này cũng gián tiếp phản ánh vị thế và cuộc đời của Tần Thủy Hoàng trong thời kỳ trị vì lừng lẫy.
Trung Quốc: Phát hiện choáng ở nơi đào kho báu 80 năm chưa hết Vùng đồi ở tỉnh Thiểm Tây - Trung Quốc từng gây kinh ngạc hồi tháng 5 vì được cho là một khu nghĩa trang xa hoa hơn 3.000 tuổi, tiếp tục tiết lộ thêm kho báu bất ngờ, có thể đến từ một quốc gia chưa từng biết. "Tất cả các yếu tố cơ bản của một khu định cư trung tâm đã...