Thổ Nhĩ Kỳ thử thách giới hạn đỏ châu Âu?

Theo dõi VGT trên

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đánh đồng Phát-xít và khủng bố, cảnh báo Thánh chiến sẽ tới châu Âu.

Ngày 16/3, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã tuyên bố rằng các chính trị gia có tư tưởng tự do và những người theo chủ nghĩa phát xít ở Hà Lan đều giống nhau.

Ông Cavusoglu thậm chí còn đưa ra dự báo rằng quan hệ hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Châu Âu sẽ đi xuống trầm trọng đến mức một cuộc xung đột hoàn toàn có thể xảy ra.

Thổ Nhĩ Kỳ thử thách giới hạn đỏ châu Âu? - Hình 1

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu.

Đây là phát biểu chính thức đầu tiên của Ankara sau khi cuộc bầu cử toàn quốc ở Hà Lan vừa kết thúc. Thủ tướng Hà Lan đương nhiệm Mark Rutte đã tái đắc cử trong cuộc bầu cử toàn quốc diễn ra vào ngày 15/3. Điều này dường như không khiến Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi quan điểm cứng rắn của mình đối với Hà Lan và châu Âu.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã nhắc tới các quan niệm về tự do kiểu phương Tây để so sánh với chủ nghĩa Phát-xít mà trong trường hợp này là Hà Lan khi quan hệ hai nước đang ở thời điểm căng thẳng nhất.

Ngoại trưởng Cavusoglu đã có ý định đặt chân đến Hà Lan để tham dự buổi mít tinh kêu gọi khoảng 500.000 người gốc Thổ Nhĩ Kỳ ở Hà Lan tham gia cuộc trưng cầu dân ý ủng hộ tăng quyền lực cho Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Song Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã từ chối cho vị Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ nhập cảnh.

CNN dẫn lời các nhà phê bình gọi động thái tăng quyền lực cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là phi dân chủ và nó cho thấy ông Erdogan đang đi theo hướng cai trị kiểu độc tài kể từ sau cuộc đảo chính thất bại 8 tháng trước.

Trong khi đó, ông Erdogan và đảng của ông nói rằng những người phản đối trưng cầu dân ý là “những kẻ đã lập kế hoạch đảo chính và khủng bố”. Ông Erdogan còn tức giận gọi Hà Lan là “tàn quân phát-xít” và nói rằng các quốc gia phương Tây “kỳ thị người Hồi giáo”. Ông cũng cảnh báo rằng Hà Lan sẽ phải “trả giá” về cách đối xử với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ.

Không tự dưng ông Cavusoglu nhắc tới chủ nghĩa phát-xít ở châu Âu và liên hệ tới sự tấn công của Thánh chiến ở “lục địa già”.

Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ và EU đang có thỏa thuận về việc kiểm soát dòng người tị nạn và người nhập cư đi qua Thổ Nhĩ Kỳ đến châu Âu. Nhưng thỏa thuận này tới nay không mang tới nhiều giá trị. Bộ trưởng quan hệ với EU của Thổ Nhĩ Kỳ, Omer Celik, nói với Reuters hôm thứ ba rằng đã đến lúc Ankara phải đánh giá lại thỏa thuận này vì EU đã thất bại trong việc đưa ra cam kết miễn thị thực đến châu Âu cho người Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy trợ giúp về di dân.

Video đang HOT

Phía châu Âu luôn khẳng định tin tưởng vào thỏa thuận đã cam kết với Thổ Nhĩ Kỳ và nhắc tới khoản giải ngân 77 triệu euro là một phần của hiệp định trợ giúp người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ, mà chắc chắn sẽ khiến ông Erdogan cẩn trọng hơn trong việc đưa ra các đánh giá về việc duy trì thỏa thuận.

Một nhà ngoại giao cấp cao của EU cho Reuters biết: “Erdogan biết ông ấy không thể phá tan nó… ông ấy cần tiền của chúng tôi, ông ấy lo lắng vì ông sẽ mất phiếu trưng cầu dân ý”.

Thổ Nhĩ Kỳ thử thách giới hạn đỏ châu Âu? - Hình 2

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục con bài dùng người tị nạn.

Nhưng sự thực khó hiểu ở đây là Erdogan vẫn luôn hăm dọa, dùng lá bài người tị nạn để cảnh cáo EU, bất chấp những khó khăn trong việc xin gia nhập vào Liên minh châu Âu và mối quan hệ đồng minh trong khối quân sự NATO.

Việc gia tăng căng thẳng với từng quốc gia trong khối Liên minh EU, gọi cả Hà Lan, Đức và châu Âu là phát-xít, rõ ràng không mang tới cho Thổ Nhĩ Kỳ điều có lợi nào cả về giá trị của Ankara trong khối EU hay NATO.

Phải chăng Thổ Nhĩ Kỳ đang phản ứng khi đơn xin gia nhập EU liên tiếp bị trì hoãn sau hàng chục năm và những phản ứng của EU trong cuộc đảo chính thất bại hồi năm ngoái đã khiến Ankara mất đi niềm tin và sự chờ đợi?

Dù thế nào, Ankara cũng đang tìm cách để thử thách các “giới hạn đỏ” của châu Âu trong mọi vấn đề. Đặc biệt, chỉ cần Thổ Nhĩ Kỳ mở cánh cửa, châu Âu chắc chắn khó được bình yên.

Đất Việt

Theo Dantri

Niềm tự hào khiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khẩu chiến với châu Âu

Là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ có tầm ảnh hưởng lớn, ông Erdogan không dễ chấp nhận khi các bộ trưởng của mình bị châu Âu cản trở vận động chính trị.

Niềm tự hào khiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khẩu chiến với châu Âu - Hình 1

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: Reuters

Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13/3 quyết định cấm cửa đại sứ Hà Lan, ngừng quan hệ ngoại giao cấp cao với nước này sau khi Amsterdam không cho phép máy bay chở Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ tới dự một cuộc mít tinh ủng hộ với kế hoạch sửa đổi hiến pháp của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.

Theo BBC, rất hiếm khi trong lịch sử hai thành viên của khối NATO lại thể hiện thái độ hằn học với nhau đến vậy. Xu hướng này có thể sẽ không dừng lại, khi cả Áo và Đức đều đang thể hiện thái độ cứng rắn với các động thái vận động chính trị của ông Erdogan ở châu Âu.

Bình luận viên Nic Robertson của CNN cho rằng trong cuộc khẩu chiến giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước châu Âu hiện nay, không có gì mong manh, nhạy cảm hơn niềm tự hào của chính Tổng thống Erdogan.

Erdogan đang nổi lên như một nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn, một đối tác toàn cầu quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố, một đồng minh thân cận với Mỹ ở Syria cũng như một "người bạn mới" của Nga trên chiến trường này, đó là chưa kể vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc ngăn cản làn sóng nhập cư tràn tới châu Âu.

Sau khi phá xong âm mưu đảo chính hồi năm ngoái, ông Erdogan càng tỏ ra là một nhà lãnh đạo có phong cách mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Với chiến dịch thanh trừng quy mô lớn của mình, ông ngày càng nắm trong tay nhiều quyền lực, thế nên bất cứ dấu hiệu nào bị coi là "hạ nhục" giống như những gì người Hà Lan đang làm với chính quyền của ông sẽ không được để yên, theo Robertson.

Khi Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu bị Đức và Hà Lan cấm tham dự các cuộc tuần hành chính trị ở các nước này, ông Erdogan đã không ngần ngại gọi hai quốc gia này là "tàn dư của phát xít". Lời lẽ đầy kích động của ông đã làm dấy lên phản ứng giận giữ từ Berlin và Amsterdam.

Giới phân tích nhận định những cáo buộc mạnh mẽ này thể hiện nỗi tức giận âm ỉ của ông Erdogan đối với cách châu Âu đối xử với Thổ Nhĩ Kỳ. Từ lâu, nhiều quan chức ở Ankara cho rằng nước này đang bị Liên minh châu Âu (EU) coi như một "quốc gia hạng hai". Thổ Nhĩ Kỳ đã nỗ lực vận động để được gia nhập EU từ năm 2005, nhưng đến nay con đường trở thành thành viên khối này vẫn mờ mịt với Ankara, khi không có bất cứ cam kết vững chắc nào được đưa ra.

Theo Robertson, ông Erdogan càng cảm thấy cay đắng hơn khi nhìn nhận các nước EU gần như không làm gì để thể hiện tình đoàn kết với ông sau cuộc đảo chính quân sự bất thành hồi tháng 7 năm ngoái. EU sau đó thậm chí còn lên tiếng chỉ trích cuộc thanh trừng quy mô lớn của ông, cho rằng các hoạt động bắt bớ, giam cầm là vi phạm nhân quyền.

Trong khi đó, Erdogan cho rằng an ninh mới là vấn đề ưu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, cũng là lý do ông tiếp tục duy trì tình trạng khẩn cấp trên cả nước để đối phó với phong trào Gulen, với dân quân người Kurd và các thế lực thù địch ở Syria. Trong mắt ông, châu Âu đã phớt lờ những mối đe dọa này đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Niềm tự hào khiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khẩu chiến với châu Âu - Hình 2

Người biểu tình Thổ Nhĩ Kỳ tụ tập bên ngoài tòa lãnh sự Hà Lan ở Istanbul hôm 11/3. Ảnh: Reuters

Ông cũng cáo buộc châu Âu không chịu giữ những lời hứa đã đưa ra, chẳng hạn như chương trình miễn thị thực du lịch khi thỏa thuận EU - Thổ Nhĩ Kỳ được ký tháng 3/2016. Thỏa thuận này chặn bớt dòng người tị nạn bất hợp pháp vào EU, khiến nhiều người trong số họ phải quay lại Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong bối cảnh đó, ông Erdogan dường như có nhu cầu củng cố, khẳng định quyền lực trong nước của mình hơn bao giờ hết. Theo giới phân tích, nếu giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nắm trong tay quyền lực còn lớn hơn cả người đồng cấp Mỹ Donald Trump hay Tổng thống Pháp Francois Hollande.

Châu Âu lo ngại

Khi cho các bộ trưởng tới châu Âu để vận động kiều dân Thổ Nhĩ Kỳ tại đây bỏ phiếu ủng hộ kế hoạch tăng cường quyền lực của mình, ông Erdogan dường như quên mất rằng Hà Lan cũng đang chuẩn bị cho một cuộc bầu cử quan trọng, nơi nhập cư trở thành vấn đề chính trị nóng bỏng.

Chính quyền của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tuyên bố rằng các cuộc vận động ủng hộ ông Erdogan do bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện tại quốc gia này có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng trước thềm cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào ngày 15/3. Đảng Tự do có tư tưởng chống Hồi giáo của nghị sĩ Geert Wilders đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò trước bầu cử, khi vấn đề nhập cư rất được các cử tri Hà Lan quan tâm.

Thủ tướng Rutte không cho rằng ông Erdogan định gây cản trở cuộc tổng tuyển cử ở nước này, nhưng việc các bộ trưởng của ông tự ý tới Hà Lan để tham gia mít tinh là đi ngược lại mong muốn trực tiếp của Amsterdam.

Ông Rutte càng quyết tâm hơn khi Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Cavusoglu đưa ra lời đe dọa về những biện pháp cấm vận nếu Hà Lan không cho phép quan chức Ankara tham gia mít tinh ở Rotterdam. Ngay sau đó, máy bay của ông Cavusoglu bị cấm hạ cánh xuống sân bay Rotterdam. Vài giờ sau, Bộ trưởng Các vấn đề gia đình Thổ Nhĩ Kỳ Fatma Betul Sayan Kayafrom lại đi bằng xe hơi từ Đức tới Rodtterdam để diễn thuyết và nhanh chóng bị cảnh sát Hà Lan áp tải trở lại biên giới.

Giới quan sát đánh giá rằng mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan chỉ là một sự cố ngoại giao nhỏ, nhưng nó lại diễn ra trong thời điểm rất bất thường. Cả châu Âu đang trải qua thời kỳ đầy bất định hậu Brexit, hậu Donald Trump, với làn sóng dân tộc chủ nghĩa đang lên cao ở những quốc gia sắp tổ chức các cuộc bầu cử quan trọng, với các chính trị gia cánh hữu nếu nắm quyền có thể đe dọa đến sự tồn vong của EU.

Bối cảnh này càng khiến châu Âu cảm thấy bất an với kế hoạch cải cách quyền lực của Erdogan, vốn bị nhiều nhà ngoại giao coi là bước đi mới nhằm củng cố quyền lực "toàn trị" của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và những người ủng hộ ông, đẩy Ankara đi xa khỏi tiêu chí trở thành thành viên EU.

"Với cách xử lý tranh cãi ngoại giao gần đây, ông Erdogan dường như đang cho thế giới chứng kiến sự nhạy cảm trong tính cách của mình. Phản ứng của ông chỉ càng khiến người châu Âu tin vào nỗi lo ngại rằng ông đang ngày càng trở nên độc đoán", Robertson nhấn mạnh.

Trí Dũng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Con cá sấu nuôi nhốt lớn nhất thế giới qua đời
11:52:54 03/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Lựa chọn của nhà sử học từng đoán trúng người chiến thắng 90%
21:46:29 04/11/2024
Không mặc áo phao để tắm nắng và chụp ảnh cho đẹp, hai cô gái chết thảm
20:57:48 03/11/2024
Những người Ukraine thấp thỏm trước viễn cảnh ông Trump thắng cử
20:52:29 03/11/2024
Quân đội Trung Quốc mô phỏng tình huống chiến đấu cơ tàng hình xuất kích từ Nhật
20:15:55 03/11/2024
7 bang chiến trường có thể xoay chuyển cục diện bầu cử Mỹ
21:16:17 03/11/2024
Cuộc đua vào Nhà Trắng đã trở nên cân bằng ngay sát Ngày Bầu cử
09:15:15 04/11/2024

Tin đang nóng

Xót xa hình ảnh cuối cùng của nghệ sĩ Lê Phương vừa qua đời do va chạm xe tải
06:58:39 05/11/2024
Mẹ tôi làm con dâu suýt sẩy thai, sinh con xong vợ tôi dứt khoát ly hôn
07:28:14 05/11/2024
Bức ảnh tiên tri số phận bi đát của Triệu Vy, Lâm Tâm Như và Phạm Băng Băng mấy chục năm trước khiến netizen "lạnh sống lưng"
07:52:09 05/11/2024
"Kỳ Duyên ém mọi cái đến lúc quan trọng mới bung, sẽ khiến mọi người sửng sốt!"
07:13:17 05/11/2024
Nhìn cách nuôi con của vợ chồng Lee Byung Hun: Người yêu chiều, người nghiêm khắc... nhưng luôn cùng nhau làm điều này cho con
06:47:22 05/11/2024
Mẹ đơn thân suy sụp vì chồng tương lai bất ngờ đưa ra điều kiện muốn cưới phải góp 2 tỷ
07:09:40 05/11/2024
Hà Hồ hạnh phúc khoe ảnh đón sinh nhật của Lisa và Leon, mới 4 tuổi đã được giáo dục cẩn thận thế này
08:00:45 05/11/2024
Sao nam Việt mắc HIV đăng đàn nghi bị hãm hại
10:04:25 05/11/2024

Tin mới nhất

Tỷ lệ đặt cược ông Trump chiến thắng tăng mạnh ngay trước bầu cử

10:42:38 05/11/2024
Cơ hội chiến thắng của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng với Phó Tổng thống Kamala Harris hiện là 58%, theo nền tảng đặt cược trực tuyến Polymarket.

Tổng thống Nga Putin tuyên bố sẽ 'quét sạch' lực lượng Ukraine ở Kursk

10:07:35 05/11/2024
Vùng Kursk sẽ sớm sạch bóng binh lính Ukraine. Khi chúng ta giành lại được lãnh thổ từ tay đối thủ, sẽ có rất nhiều việc cho các tình nguyện viên , ông Putin nói.

EU chuẩn bị cho cuộc chiến thương mại cả với Mỹ và Trung Quốc

09:10:44 05/11/2024
Đến ngày 4/11, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phản đối các biện pháp chống trợ cấp của Liên minh châu Âu (EU) đối với xe điện do nước này sản xuất.

Israel đang ở 'ngã ba đường' khi các hoạt động ở Gaza và Liban đạt đến giới hạn

09:09:27 05/11/2024
Các mặt trận đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong nhiều tháng, các nhà trung gian Mỹ, Ai Cập và Qatar đã ủng hộ lệnh ngừng bắn ở Gaza, hy vọng nó có thể thúc đẩy một nghị quyết tương tự ở Liban.

Bằng chứng mới cho thấy Israel đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống phòng không Iran

09:08:14 05/11/2024
Các quan chức cấp cao của Mỹ và Israel tiết lộ phần lớn hệ thống tên lửa S-300 của Iran - vốn có thể bắn hạ máy bay trong phạm vi 400km, hiện đã không còn hoạt động được.

Ngân hàng Thế giới đạt thỏa thuận tài chính mới với Ukraine

09:06:51 05/11/2024
Ông Shmyhal viết trên kênh Telegram: "Ukraine đã ký các thỏa thuận trị giá gần 600 triệu USD với WB như một phần của chương trình mới".

Tiết lộ về áp lực của Ukraine trên các mặt trận trong cuộc chiến với Nga

08:52:13 05/11/2024
Quân đội Hàn Quốc đang phân tích chi tiết về quỹ đạo bay và loại tên lửa, đồng thời tăng cường giám sát, cảnh giác và duy trì thế sẵn sàng chiến đấu, phối hợp chặt chẽ với Mỹ và Nhật Bản.

Ít nhất 25 người bị tử vong trong vụ lật thuyền ngoài khơi Comoros

08:48:10 05/11/2024
Mặc dù là tỉnh nghèo nhất của Pháp, Mayotte có cơ sở hạ tầng và phúc lợi của Pháp, khiến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn đối với người dân Comoros sống trong cảnh nghèo đói.

Mexico cam kết tôn trọng kết quả bầu cử tổng thống Mỹ

08:45:29 05/11/2024
Tân Tổng thống Mexico cho biết hôm 15/10 vừa qua, hàng chục doanh nghiệp Mỹ đã cam kết khoản đầu tư 20 tỷ USD vào Mexico trong cuộc gặp tại thủ đô Mexico City giữa đại diện các hiệp hội kinh doanh hàng đầu của hai quốc gia khu vực Bắc M...

Bộ trưởng Xây dựng Serbia từ chức sau vụ sập mái ga tàu thảm khốc

08:43:25 05/11/2024
Sự việc đã gây phẫn nộ trong dư luận Serbia. Người dân xuống đường và lên mạng xã hội chỉ trích ông Vesic cùng các quan chức chính phủ về việc thiếu giám sát các dự án xây dựng và phát triển.

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh chưa từng có

08:41:46 05/11/2024
Tại Arizona, nơi từng xảy ra bất ổn và các thuyết âm mưu về bầu cử năm 2020, cơ sở kiểm phiếu chính ở Quận Maricopa đã được biến thành pháo đài với hàng rào sắt, dây thép gai, vệ sĩ vũ trang và đội đặc nhiệm SWAT trên mái nhà.

Hạt duy nhất ở Mỹ chọn đúng ứng viên trở thành tổng thống trong 11 cuộc bầu cử liên tiếp

08:27:43 05/11/2024
Chưa có hạt nào trong số 3.243 hạt ở Mỹ đạt được thành tích tương tự Clallam. Trong một quốc gia có các hạt dao động, Clallam chính là "hạt tiên tri" chính xác nhất.

Có thể bạn quan tâm

Trang phục đẹp nhất trong ngày lạnh với váy midi và áo khoác

Thời trang

11:24:02 05/11/2024
Nguồn cảm hứng phong cách cho mùa đông 2024 đã chứng minh cách mặc váy midi cực hợp mắt không chỉ với áo khoác dài mà còn cả áo ngắn, áo khoác da và áo khoác bomber.

Khán giả chi hàng chục triệu đồng cho concert "Anh trai" tại Hà Nội

Nhạc việt

11:16:04 05/11/2024
Sự kiện âm nhạc Anh trai say hi và Anh trai vượt ngàn chông gai tạo sức hút mạnh mẽ tại Hà Nội. Người hâm mộ sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng để mua vé dù Ban tổ chức chưa chính thức mở bán.

Thân hình gầy gò, thiếu sức sống của Triệu Lộ Tư gây sốc

Hậu trường phim

11:08:39 05/11/2024
Tại buổi ra mắt phim Châu Liêm Ngọc Mạc , Triệu Lộ Tư không chỉ gây chú ý với mái tóc tóc bob khiến cô trông chững chạc hơn hình bình thường mà còn để lộ vóc dáng mỏng dính.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn bỏ bữa?

Sức khỏe

11:05:05 05/11/2024
Bỏ bữa nhiều lần dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin và khoáng chất, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các chức năng của cơ thể.

Nhan sắc nữ diễn viên gây "ức chế" trong phim "Hoa sữa về trong gió"

Sao việt

11:03:32 05/11/2024
Ngoài đời, HUyền Sâm không chỉ xinh đẹp, thành công, cô còn có tổ ấm hạnh phúc bên ông xã hơn 10 tuổi, là lãnh đạo Nhà hát Kịch nói Quân đội.

Thứ 3 ngày 5/11/2024: Bạch Dương ưu tiên sự nghiệp, Bảo Bình nên tôn trọng người khác

Trắc nghiệm

10:29:31 05/11/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo đầy đủ nhất ngày 5/11/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 cung hoàng đạo.

Hà Nội: Người dân kể phút chạm mặt "quái xế", thoát chết trong gang tấc

Pháp luật

10:24:17 05/11/2024
Nhiều người dân sống ở khu vực quận Hoàn Kiếm cho biết, thường xuyên gặp cảnh đoàn đua xe ngông cuồng nẹt pô, lạng lách đánh võng giữa phố.

Vợ giận bỏ về nhà mẹ đẻ, tôi mượn rượu giải sầu đến khuya, tỉnh dậy thì 'hồn vía lên mây' khi thấy người phụ nữ này đang nằm cạnh

Góc tâm tình

10:20:57 05/11/2024
Đúng lúc cô hàng xóm cũng tỉnh lại quay sang nhìn tôi. Tôi bình tĩnh lại nhìn rõ tình trạng cả tôi và cô ấy đều không mặc gì.

Khách Việt thất vọng sau bữa ăn phải chờ 5 tiếng tại quán trứ danh Thái Lan

Ẩm thực

10:16:08 05/11/2024
Xếp hàng từ 10h tới hơn 15h mới tới lượt vào quán để ăn món trứng chiên cua nổi tiếng ở Bangkok, anh Hiếu thấy thất vọng vì không ngon như tưởng tượng. Cuối cùng anh chỉ ấn tượng món rau xào.

6 loại nước ép tăng cường đốt cháy chất béo giúp giảm cân nhanh hơn

Làm đẹp

10:14:43 05/11/2024
Thêm mật ong vào thức uống này, uống khi đói vào buổi sáng, để hỗ trợ chương trình giảm cân, duy trì mức năng lượng. Không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nước ép này còn mang lại cho bạn làn da sáng mịn.

Vụ xe ben lùa nhiều phương tiện ở Bình Dương: Tài xế khai hệ thống phanh không hoạt động

Tin nổi bật

10:09:33 05/11/2024
Khi xe đi đến đoạn ngã tư giao nhau với đường Tố Hữu (phường Uyên Hưng,TP Tân Uyên) thì bất ngờ tông vào 4 ô tô và 1 xe máy đang dừng chờ đèn đỏ phía trước.