Thổ Nhĩ Kỳ thận trọng không vượt qua ‘ranh giới đỏ’ của Nga
Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp máy bay không người lái Bayraktar cho Ukraine, nhưng cũng không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (trái) và người đồng cấp Nga Putin tại ở Sochi. Ảnh: AFP
Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã gặp nhau tại Sochi. Tại cuộc gặp, hai bên đã thảo luận về một loạt vấn đề, trong đó có cuộc xung đột ở Ukraine và việc nối lại xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen theo một thỏa thuận mà Ankara làm trung gian.
Đánh giá về vai trò trung gian của Ankara và cách Tổng thống Erdogan duy trì hành động cân bằng chính trị giữa Nga và Ukraine, Tiến sĩ Maryna Vorotnyuk, chuyên gia hàng đầu về khu vực Biển Đen tại Viện nghiên cứu quốc phòng và an ninh Anh (RUSI), cho rằng mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO, nhưng nước này luôn tìm cách định vị mình là cầu nối giữa phương Tây và Nga. Thổ Nhĩ Kỳ có các lợi ích quốc gia chiến lược của riêng mình, và họ không có lợi khi công khai lập trường thân NATO hoặc thân Nga, hoặc thân Ukraine.
Theo bà Vorotnyuk, việc Ankara cố gắng đóng vai trò hòa giải giữa Ukraine và Nga trong thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc là bằng chứng cho thấy Nga cũng coi vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ là khá hữu ích cho các lợi ích của Nga. Việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa các cảng của Ukraine là một sự kiện rất quan trọng và vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc này thực sự đặc biệt.
Video đang HOT
Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp máy bay không người lái Bayraktar cho Ukraine, nhưng cũng định vị mình như một bên trung gian. Thổ Nhĩ Kỳ không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Ngược lại, họ đang giúp Nga có được hàng hóa bị phương Tây trừng phạt. Quan điểm này phản ánh văn hóa chiến lược của Ankara. Thổ Nhĩ Kỳ có những lợi ích chiến lược riêng và vì những lợi ích này mà nước này đóng vai trò là một đối tác ngang bằng với Nga và Ukraine.
Điều này có nghĩa là đối với Thổ Nhĩ Kỳ, không có gì mâu thuẫn khi họ cung cấp máy bay không người lái Bayraktar cho Ukraine, hoặc cho Azerbaijan trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh, vốn cũng ảnh hưởng nhất định đến các lợi ích của Nga; mặt khác, họ lại hỗ trợ các đối thủ của Nga ở Syria hoặc Libya đồng thời mua các hệ thống phòng không S-400 từ Moskva, cho phép công ty Rosatom của Nga xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Akkuyu của Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc mua khí đốt của Nga.
Tiến sĩ Vorotnyuk lưu ý, những yếu tố trên thoạt nhìn có vẻ mâu thuẫn với nhau, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực duy trì hành động cân bằng này giữa Nga và phương Tây. Rõ ràng, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có sự tôn trọng nhất định đối với lợi ích của nhau. Và sự tôn trọng này cho phép họ chia sẻ phạm vi ảnh hưởng trong khu vực, bao gồm cả ở Biển Đen.
Nhiều người dự đoán rằng, không sớm thì muộn, việc Thổ Nhĩ Kỳ công khai ủng hộ Ukraine sẽ vượt qua “ranh giới đỏ” đối với Nga và dẫn đến cuộc đối đầu trực tiếp giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ đang hết sức thận trọng để không vượt qua “ranh giới đỏ” này.
Điều đó có nghĩa là: Việc cung cấp máy bay không người lái Bayraktars là một điểm “nhức nhối” trong quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng đồng thời, họ đang làm mọi cách để đảm bảo nó không gây tổn hại quá nhiều và đang nỗ lực bù đắp bằng cách nhượng bộ trong các lĩnh vực chiến lược khác. Ví dụ, Ankara đang phản ứng một cách thận trọng chính sách của Nga ở Biển Đen. Cho dù Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia cực kỳ quan trọng trong khu vực Biển Đen, chúng ta vẫn thấy rằng họ cho phép Nga thống trị Biển Đen.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ đang mang lại cho Nga một số lợi ích nhất định, trong đó nước này đã không tham gia áp đặt các lệnh trừng phạt của phương Tây với Moskva, không đóng cửa không phận đối với máy bay Nga sau ngày 24/2 – do đó cho phép máy bay Nga bay quốc tế – và chào đón du khách Nga.
Bà Vorotnyuk cho rằng có một thực tế đáng lưu ý khác là đối thoại Thổ Nhĩ Kỳ – Mỹ đã bị lu mờ trong những năm gần đây bởi những xung đột rất nghiêm trọng. Khi ông Joe Biden trở thành Tổng thống, nhiều người hy vọng rằng ông sẽ cố gắng nối lại đối thoại với Thổ Nhĩ Kỳ vì tầm quan trọng chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng hiện tại, chúng ta không thấy bất kỳ sự cải thiện đáng kể nào trong mối quan hệ này.
Tin tốt lành dành cho Tổng thống Putin sau cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ
Sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nỗ lực gây sức ép để các khách hàng mua năng lượng của Nga không chuyển sang thanh toán bằng đồng ruble nhằm hạn chế khả năng chống chịu của Moskva trước các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thanh toán một phần tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng ruble. Ảnh: TASS
Tuy nhiên, sau hơn 4 giờ đàm phán với người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Sochi (Nga), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã xác nhận rằng nước này sẽ bắt đầu thanh toán một phần khí đốt nhập khẩu từ Nga bằng đồng ruble. Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo còn nhất trí mở rộng hợp tác kinh tế trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngân hàng và công nghiệp.
Phát biểu với báo giới Thổ Nhĩ Kỳ trên chuyến bay từ Sochi về nước, ông Erdogan cho biết: "Một tin tốt lành về chuyến thăm Sochi lần này là chúng tôi đã nhất trí về đồng ruble với ông Putin".
Tuy nhiên, cả ông Erdogan và giới chức Moskva đều không nêu rõ tỷ lệ khí đốt sẽ được thanh toán bằng đồng ruble.
Việc không thanh toán tiền khí đốt bằng đồng USD sẽ giúp Thổ Nhĩ kỳ bảo đảm dự trữ ngoại tệ đang ngày càng hạn hẹp của mình. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã chi 10 tỷ USD trong năm 2021 nhằm tăng giá trị của đồng lira nội địa. Tuy nhiên, đồng lira vẫn mất 55% giá trị so với USD và giá tiêu dùng đã tăng 80% trong 12 tháng qua.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách gây sức ép để các khách hàng mua năng lượng của Nga không chuyển sang thanh toán bằng đồng ruble nhằm hạn chế khả năng chống chịu của Moskva trước các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt. Việc thanh toán bằng đồng ruble có thể giúp Nga tránh các quy định về hạn chế giao dịch bằng USD mà Mỹ đang tìm cách áp đặt với các ngân hàng toàn cầu. Thổ Nhĩ Kỳ phản đối thực hiện các trừng phạt chống Nga, thay vào đó thúc đẩy các cuộc hòa đàm giữa Nga và Ukraine.
3 trọng tâm mà Tổng thống Putin - Erdogan đã nhất trí ở Sochi Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua một tuyên bố chung bao gồm các vấn đề từ xuất khẩu ngũ cốc đến chống khủng bố và các tiến trình chính trị ở Syria, Libya. Tổng thống Nga Putin tiếp đón người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, Erdogan ở thành phố nghỉ dưỡng Sochi, Nga, ngày 5/8/2022. Ảnh: Sputnik Tổng thống...