Thổ Nhĩ Kỳ phát triển trực thăng không người lái nội địa đầu tiên
Công ty Titra đã được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ chọn làm nhà thầu sản xuất máy bay trực thăng không người lái đầu tiên của nước này.
Nguyên mẫu máy bay trực thăng không người lái Alpin.
Theo trang Defensenews, công ty Titra đã được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ chọn làm nhà thầu sản xuất máy bay trực thăng không người lái đầu tiên của nước này, có tên Alpin
Chính phủ của Tổng thống Erdogan đã đưa chương trình sản xuất Alpin vào “Danh sách đầu tư ưu tiên”. Điều này có nghĩa là chương trình sẽ được hỗ trợ bởi các ưu đãi của chính phủ.
Titra cho biết họ sẽ sản xuất 10 chiếc Alpin mỗi năm, cùng với 250 máy bay không người lái kamikaze (tấn công tự sát).
Một quan chức phụ trách mua sắm quốc phòng cho biết: “Chính phủ sẽ là người mua sau khi thử nghiệm thực địa thành công. Hy vọng rằng, một khi đã được kiểm chứng thực tế, hệ thống [Alpin] sẽ được xuất khẩu sang các nước thân thiện”.
Máy bay trực thăng tầm xa Alpin có thể được sử dụng cho cả mục đích quân sự và dân sự cũng như các nhiệm vụ cứu hộ. Thiết kế của Alpin dựa trên chiếc trực thăng siêu nhẹ Heli-Sport CH-7 có người lái của Italy.
Quá trình phát triển máy bay này bắt đầu từ năm 2019 khi Titra ký thỏa thuận với UAVOS, một công ty chuyên về máy bay không người lái có trụ sở tại Mỹ. Theo thỏa thuận Titra và UAVOS sẽ chuyển đổi CH-7 thành máy bay không người lái cánh quay, mục đích kép (quân sự và dân sự). Alpin đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2020.
Chiếc trực thăng này có chiều dài 7 m, rộng 1,5 m, cao 2,35 m và đường kính cánh quạt là 6,28 m. Nó có trọng lượng không tải là 340 kg và có thể dễ dàng vận chuyển trên một chiếc xe ô tô. Máy bay trực thăng không người lái đầu tiên được Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất nội địa cũng có thể mang tải trọng tối đa 200 kg bao gồm cả nhiên liệu.
Video đang HOT
Xem video thử nghiệm máy bay trực thăng không người lái Alpin của Thổ Nhĩ Kỳ (Nguồn: Global Defense)
Trực thăng không người lái Alpin có thể truyền thông tin thời gian thực cho người điều khiển. Nó có một kênh liên lạc vệ tinh băng thông rộng hỗ trợ các hoạt động ở các vùng sâu vùng xa.
Các tính năng khác của Alpin bao gồm hệ thống lái tự động hoàn toàn dự phòng trên máy bay, hệ thống cất cánh và hạ cánh hoàn toàn tự động, khả năng mạng điều khiển mặt đất từ xa, khả năng hạ cánh tự động và điều khiển chuyến bay hiệu quả cao.
Các loại thiết bị chính xác cao của nó bao gồm radar siêu quang phổ, khẩu độ tổng hợp (SAR) và camera điện quang/hồng ngoại.
Alpin được trang bị động cơ Rotax 914 UL với công suất 115 mã lực. Tốc độ hành trình tối đa của nó là 160 km / h.
Chiếc trực thăng này có tầm bay tối đa 840 km và có thể bay ở độ cao lên tới 5.000 m. Nó có thể hoạt động liên tục tối đa trong 7 giờ khi không tải, hoặc trong 2 giờ khi mang tải trọng tối đa.
Công nghệ bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ được đặc biệt chú ý từ khi cuộc xung đột Ukraine bùng phát. Trước xung đột, chính quyền Tổng thống Ukraine, Zelensky đã đầu tư trang bị cho quân đội nước này nhiều máy bay không người lái (UAV) Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. Sau đó, loại UAV này đã cho thấy hiệu quả đáng kinh ngạc trên chiến trường.
Với chiều dài 6,5m, sải cánh rộng 12m và khả năng bay với tốc độ tối đa 220 km/h trong phạm vi tác chiến tối đa khoảng 6.000km, UAV Bayraktar TB2 đã làm rất tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin tình báo và cập nhật tình hình chiến trường theo thời gian thực, qua đó hỗ trợ quân đội Ukraine trong việc trinh sát và chỉ thị mục tiêu.
Ngoài ra, với trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 650kg, UAV Bayraktar TB2 có thể mang theo các tên lửa MAM L và MAM C nhằm nhiệm vụ tấn công các lực lượng đối phương trên mặt đất.
Nhờ màn thể hiện tại Ukraine, nhà sản xuất máy bay Baykar của Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận các sản phẩm của công ty này đang nhận được sự quan tâm của các khách hàng từ khắp nơi trên thế giới và nhiều đơn đặt hàng đang liên tục đổ về.
Lò phản ứng hạt nhân mới của Mỹ cần loại nhiên liệu chỉ Nga mới có
Ngành công nghiệp hạt nhân của Mỹ đang gặp vấn đề khi các lò phản ứng năng lượng nguyên tử mới cần loại nhiên liệu uranium chỉ Moskva mới có thể cung cấp.
Phối cảnh dự án Nhà máy Lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏ NuScale, Mỹ. Nguồn: Đại học bang Oregon
Đài RT dẫn nguồn tin Reuters cho biết, các công ty Mỹ có thể thất bại trong việc khởi động các nhà máy điện hạt nhân thế hệ tiếp theo với Lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) mới nếu không có nguồn cung cấp uranium của Nga.
Theo các nhà phát triển, các lò phản ứng tiên tiến nói trên hiệu quả hơn gấp 3 lần so với các phiên bản thông thường, chúng tiêu thụ ít nhiên liệu hơn và rất quan trọng đối với chương trình quốc gia của Mỹ về đáp ứng mức phát thải ròng khí nhà kính bằng không.
Các SMR cần loại Uranium Làm giàu thấp Thử nghiệm cao (HALEU), được làm giàu ở mức lên đến 20%, so với khoảng 5% đối với uranium cung cấp năng lượng cho hầu hết các nhà máy hạt nhân.
Nhiên liệu HALEU có một số ưu điểm giúp cải thiện hiệu suất của lò phản ứng. Nồng độ U-235 phân hạch cao hơn có nghĩa là các tổ hợp nhiên liệu và lò phản ứng có thể nhỏ hơn, và các lò phản ứng không cần tiếp nhiên liệu thường xuyên, trong khi khối lượng chất thải tạo ra không lớn. Điều này làm cho nhiên liệu HALEU trở nên hoàn hảo cho các thiết kế SMR và lò phản ứng siêu nhỏ.
Nhưng công ty duy nhất hiện đang kinh doanh thương mại loại uranium này là Tenex - một công ty con của tập đoàn năng lượng hạt nhân Rosatom thuộc sở hữu nhà nước của Nga.
Tenex không chỉ độc quyền về nhiên liệu HALEU mà còn được chỉ định là tổ chức duy nhất được phép ký kết các giao dịch ngoại thương liên quan đến việc nhập khẩu các tổ hợp nhiên liệu chiếu xạ vào Nga để tái chế.
Mặc dù Tenex không phải chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây và là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng nhiên liệu hạt nhân toàn cầu, nhưng các công ty X-energy và TerraPower của Mỹ, có hợp đồng với chính phủ Mỹ về phát triển các lò phản ứng tiên tiến, lại ngần ngại mua uranium của Nga.
Jeff Navin, giám đốc đối ngoại của TerraPower (công ty có chủ tịch là tỷ phú Bill Gates), cho biết: "Chúng tôi chưa gặp vấn đề gì về nhiên liệu cho đến vài tháng trước. Sau khi xung đột tại Ukraine bắt đầu, chúng tôi không cảm thấy thoải mái khi làm ăn với Nga".
Công ty duy nhất hiện đang kinh doanh thương mại loại nhiên liệu HALEU là Tenex của Nga.
Các công ty ở Mỹ và châu Âu có kế hoạch sản xuất HALEU trên quy mô thương mại nhưng ngay cả trong những tình huống lạc quan nhất, họ cho biết sẽ mất ít nhất 5 năm kể từ thời điểm họ quyết định tiến hành.
Người phát ngôn của Bộ Năng lượng Mỹ nói với Reuters: "Chúng tôi hiểu sự cần thiết phải hành động khẩn cấp để khuyến khích việc thiết lập nguồn cung cấp bền vững HALEU theo định hướng thị trường".
Để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Tenex, đầu năm nay, Quốc hội Mỹ đã quyết định chi 45 triệu USD cho Chương trình Khả dụng Nhiên liệu Hạt nhân Tiên tiến để giúp thúc đẩy việc thương mại hóa HALEU ở Mỹ. Quốc hội cũng quyết định dành ra 700 triệu USD để hỗ trợ đảm bảo tính sẵn có của HALEU cho cả nghiên cứu và sử dụng thương mại, cấp phép các cơ sở sản xuất và thiết lập kho dự trữ HALEU.
Không rõ nguồn nguyên liệu nào có thể thay thế HALEU của Nga vốn cần thiết để cung cấp nhiên liệu cho 9 trong số 10 lò phản ứng tiên tiến, được chính phủ Mỹ cấp chi phí phát triển.
Vào năm 2019, chính phủ Mỹ đã trao hợp đồng chi phí chung về xây dựng một cơ sở cho Centrus, công ty duy nhất bên ngoài Nga có giấy phép sản xuất loại uranium nói trên. Nhưng dự án này, dự kiến bắt đầu vào năm nay, đã bị hoãn lại cho đến năm 2023 và sẽ mất ít nhất 5 năm trước khi có thể bắt đầu sản xuất. Thêm nữa, công suất 13 tấn HALEU của nó sẽ chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu của Mỹ. Các nhà sản xuất uranium làm giàu tiềm năng khác thì năng lực còn kém xa hơn.
Reuters cho biết, nhu cầu cấp thiết về nhiên liệu thậm chí đã khiến chính phủ Mỹ phải cắt giảm một số kho dự trữ uranium cấp độ vũ khí, nhưng quá trình đó cũng cần có thời gian.
Trong khi đó, thời hạn cho hai phiên bản thử nghiệm của các lò phản ứng tiên tiến mà X-energy và TerraPower phát triển đã được ấn định vào năm 2028. Trong trường hợp không có nguồn HALEU đáng tin cậy thay thế, ngành công nghiệp hạt nhân mới của Mỹ sẽ không thể sớm "cất cánh" mà không có nguồn cung cấp của Nga.
Kherson có ý nghĩa chiến lược đối với cả Ukraine và Nga Việc rút lui khỏi Kherson và các khu vực khác trên bờ tây sông Dnieper có thể dẫn tới sự thay đổi lớn trên chiến trường. Lính Nga gác tại một khu vực mà nhóm phóng viên nước ngoài tới thăm ở Kherson ngày 20/10/2022. Ảnh: AP Theo hãng tin AP, các lực lượng Ukraine đang tiến hành một cuộc tấn công ở...