Thổ Nhĩ Kỳ phát triển tên lửa có khả năng vượt “rồng lửa” S-400?
Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu phát triển một loại tên lửa chống radar có khả năng vượt qua các radar của hệ thống phòng thủ S-400.
Một tên lửa chống hạm của Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau khi sử dụng hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu phát triển một loại tên lửa chống radar hành trình mới. Thổ Kỹ Kỳ có thể đã nghiên cứu S-400 của Nga để chống lại chính hệ thống phòng thủ này.
Hiện tại, tên lửa chống radar Akbaba được cho là một trong những loại vũ khí đang được Thổ Nhĩ Kỳ phát triển cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 TF-X. Theo thông tin mới nhận, tên lửa này có thể được xuất khẩu sang các nước NATO khác, đặc biệt khi liên minh này quan tâm đến vũ khí có khả năng chống lại vũ khí Nga.
Tuy nhiên, các chuyên gia chú ý đến thực tế là nếu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nắm được bất kỳ thông tin giá trị nào về hệ thống phòng không S-400 của Nga, điều này không có nghĩa là họ có thể phát triển được tên lửa chống lại nó.
Trên thực tế, các khu vực triển khai các hệ thống S-400 đều được các hệ thống phòng không tầm ngắn và tầm trung bảo vệ, điều này giúp nó có thể bắn hạ một tên lửa chống radar cách xa vài chục km.
Mỹ cảnh báo trừng phạt đối tác, đồng minh có ý định mua vũ khí của Nga
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ và một số đồng minh không mua vũ khí của Nga, nếu không sẽ phải chịu các lệnh trừng phạt mới.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga được giới thiệu tại một diễn đàn quân sự ở ngoại ô thủ đô Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại một sự kiện trực tuyến ở Washington DC ngày 28/4, ông Blinken nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ, và rộng hơn là các đồng minh của Mỹ, cần tránh mua mới vũ khí của Nga, nhất là hệ thống tên lửa phòng không S-400.
Ông cảnh báo, bất kỳ giao dịch nào với các công ty, tập đoàn quốc phòng của Nga đều có thể bị trừng phạt theo Đạo luật Chống lại Kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA) - một đạo luật mà chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ theo đuổi, thực thi nghiêm.
Ngoại trưởng Mỹ khẳng định Washington rất rõ ràng, thẳng thắn, nhất quán trong việc yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ hợp đồng mua S-400 của Nga, bởi hành động này của Ankara đi ngược lại các cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2016 ở Warsaw, Ba Lan, trong đó có điều khoản giảm phụ thuộc vào vũ khí, trang bị Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ ký hợp đồng mua S-400 của Nga vào cuối năm 2017 và cho đến nay vẫn tiếp tục theo đuổi kế hoạch này, bất chấp sức ép của Mỹ. Tháng 12/2020, Mỹ áp đặt trừng phạt đối với ngành quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ, một động thái mà Ankara gọi là "đòn tấn công trực diện" vào chủ quyền của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhiều người xông vào hôi của căn cứ Mỹ tại Afghanistan Khi lực lượng Mỹ rút khỏi căn cứ Bagram tại Afghanistan, nhiều người địa phương xông vào cướp phá trước khi an ninh nước này tới tiếp quản Darwaish Raufi, lãnh đạo quận Bagram, phía bắc thủ đô Kabul của Afghanistan, nơi có căn cứ không quân lớn nhất của Mỹ, cho biết cuộc khởi hành của binh lính Mỹ diễn ra vào...