Thổ Nhĩ Kỳ phạt Google 25,6 triệu USD tiền chống độc quyền
Không chỉ Google dính án phạt vì độc quyền, các nền tảng mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, Twitter, YouTube và TikTok cũng gặp nhiều khó khăn với quy định mới tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo báo cáo, các cơ quan chống độc quyền Thổ Nhĩ Kỳ, Cơ quan Cạnh tranh (RK) hôm nay đã thông báo khoản phạt chống độc quyền lên tới 196,7 triệu Lira (tương đương 25,6 triệu USD) dành cho Google đã được áp dụng.
Vào tháng 1 năm ngoái, Cơ quan Cạnh tranh Thổ Nhĩ Kỳ đã mở một cuộc điều tra chống độc quyền để đánh giá liệu thuật toán tìm kiếm và thuật toán của dịch vụ quảng cáo chính xác của Goolge có vi phạm luật cạnh tranh công bằng tại Thổ Nhĩ Kỳ hay không.
Trước khi tiến hành điều tra, RK đã nhận được khiếu nại từ các đối thủ cạnh tranh của Google, với cáo buộc lạm dụng vị trí thống lĩnh và gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh. RK cũng cho biết, các đối tượng của cuộc điều tra bao gồm Google Thổ Nhĩ Kỳ, Google International, Google Ireland và cả công ty mẹ Alphabet.
Trước đó, vào đầu tháng 9/2019, Cơ quan Cạnh tranh Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định phạt Google 93 triệu Lira (tương đương 17,38 triệu USD) do việc bán phần mềm di động của Google vi phạm luật cạnh tranh tại quốc gia này.
Trong một diễn biến khác, Arab News đưa tin vào ngày 4/11 rằng cơ quan quản lý viễn thông Thổ Nhĩ Kỳ đã phạt 10 triệu Lira (tương đương 1,26 triệu USD) đối với Facebook, Instagram, Twitter, YouTube và TikTok vì vi phạm quy định về mạng xã hội mới có hiệu lực.
Video đang HOT
Theo các báo cáo, luật gây tranh cãi có hiệu lực từ ngày 1/10 yêu cầu các nền tảng mạng xã hội có hơn 1 triệu người dùng phải chỉ định một đại diện địa phương ở Thổ Nhĩ Kỳ, nếu không, họ sẽ phải đối mặt với các hình phạt như tiền phạt khổng lồ, cấm quảng cáo và hạn chế dữ liệu. Cho đến nay, chỉ có nền tảng xã hội VK của Nga tuân thủ quy định này.
Luật mới quy định rằng những gã khổng lồ truyền thông xã hội “tiếp tục lách luật của Thổ Nhĩ Kỳ” sẽ phải đối mặt với khoản phạt bổ sung lên đến 3,6 triệu USD trong 30 ngày tới và sau đó sẽ bị cấm quảng cáo vào tháng 1 năm sau. Băng thông sẽ bị giảm dần cho đến tháng 5, với mức giảm tối đa có thể lên đến 90%.
Điều gì ẩn sau công cụ tìm kiếm tự phát triển của Apple?
Hiện tại, khi người dùng iPhone sử dụng iOS 14 gõ truy vấn vào cửa sổ tìm kiếm, Apple sẽ hiển thị kết quả tìm kiếm của chính mình thay vì kết quả tìm kiếm của Google.
Cuối tháng 10 vừa qua, có thông tin cho rằng Apple đang phát triển công cụ tìm kiếm của riêng mình, tin tức này làm dấy lên mối quan tâm rộng rãi trong giới công nghệ. Cuộc điều tra chống độc quyền do Bộ Tư pháp Mỹ tiến hành gần đây đã có tác động đáng kể đến giá cổ phiếu của các gã khổng lồ công nghệ, đặc biệt là Apple, công ty có giá cổ phiếu giảm trong một tuần.
Đối với Apple, một gã khổng lồ công nghệ khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh phần cứng, mục đích họ tự phát triển công cụ tìm kiếm là gì? Liệu mối quan hệ hợp tác thân thiện lâu dài với Google có tan vỡ?
Hợp tác tìm kiếm, Google và Apple có nhiều "giao dịch bí mật"
Google và Apple có lịch sử hợp tác lâu dài trong lĩnh vực tìm kiếm. Ngay từ năm 2005, "mối lương duyên" này đã thành hình nhưng không khơi dậy quá nhiều sự chú ý và tranh cãi vào thời điểm đó. Điều này có thể do iPhone vẫn chưa bắt đầu trở thành một "sản phẩm bùng nổ" và trong kỷ nguyên PC lúc bấy giờ, hoạt động kinh doanh tìm kiếm di động của Google mới bắt đầu.
Vào năm 2018, trong một cuộc họp báo, khi CEO Apple Cook được hỏi về vai trò gây tranh cãi của công ty con Alphabet là Google, công cụ tìm kiếm mặc định cho các sản phẩm của Apple, ông nói: "Tôi nghĩ công cụ tìm kiếm của họ là tốt nhất". Năm nay, cuộc điều tra chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ đối với một số gã khổng lồ công nghệ lớn đã cho công chúng thấy tác động sâu rộng của sự hợp tác này, cũng như tầm quan trọng của nó đối với lưu lượng truy cập của Google và lợi nhuận của Apple.
Để đảm bảo công cụ tìm kiếm của mình trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên các thiết bị của Apple, hàng năm Google trả cho Apple khoảng 8 đến 12 tỷ USD, đây là số tiền đặt hàng lớn nhất mà Google phải trả. Đối với Apple, đơn hàng chiếm 21% tổng lợi nhuận hiện tại. Cuộc điều tra chống độc quyền đối với Google có thể làm gián đoạn thỏa thuận giữa hai gã khổng lồ công nghệ trong tương lai.
Nếu thỏa thuận hợp tác kéo dài 16 năm này bị gián đoạn, Apple sẽ mất ít nhất khoảng 10 tỷ USD lợi nhuận ròng mỗi năm. Còn với Google, nó cũng có tác động tiêu cực nhất định đến thị phần kinh doanh tìm kiếm hiện tại. Theo hồ sơ vụ kiện, bằng cách đặt Google làm công cụ tìm kiếm mặc định cho trình duyệt Safari trên iPhone và iPad, Google đã bao phủ 36% các truy vấn tìm kiếm ở Mỹ. Dựa trên tính toán này, trong năm 2019, các thiết bị của Apple chiếm gần một nửa lưu lượng tìm kiếm của Google.
Trong bối cảnh thỏa thuận với Google có khả năng bị cắt đứt, Apple bắt đầu tự nghiên cứu về công cụ tìm kiếm. Cơ quan Nghiên cứu Chứng khoán Mỹ cho rằng động thái đó xuất phát từ sự bất lực trong cuộc điều tra chống độc quyền, và phần khác có thể do Apple cố ý.
Tự phát triển công cụ tìm kiếm, Apple dự định gì?
Từ rất lâu trước khi cuộc điều tra chống độc quyền bắt đầu, Apple đã đầu tư nguồn lực vào mảng tìm kiếm. Hãng tuyển dụng nhiều chuyên gia tìm kiếm và thường xuyên đăng quảng cáo tuyển dụng nhân sự liên quan đến lĩnh vực này.
Năm 2013, Apple đã chi hơn 200 triệu USD để mua lại Topsy, một trong số ít công ty có thể truy cập vào luồng thông tin thời gian thực của Twitter. Mặc dù không tiết lộ ý định mua lại Topsy vào thời điểm đó, nhưng có vẻ như Apple quan tâm đến công nghệ lập chỉ mục và tìm kiếm của Topsy hơn là các sản phẩm liên quan đến mạng xã hội.
Vào tháng 4/2018, Apple thuê Giám đốc tìm kiếm của Google John Giannandrea, người ta tin rằng đây là một nỗ lực nhằm củng cố nền tảng của Apple trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và tìm kiếm bằng giọng nói thông qua Siri.
Hiện tại, khi người dùng iPhone sử dụng iOS 14 gõ truy vấn vào cửa sổ tìm kiếm, Apple sẽ hiển thị kết quả tìm kiếm của chính mình thay vì kết quả tìm kiếm của Google. Apple cũng hiển thị các đề xuất kiểu tự động hoàn thành, nêu bật cách học hỏi từ những truy vấn tìm kiếm được sử dụng thường xuyên nhất của người dùng.
Về các sản phẩm tìm kiếm của Apple, Bill Coughran, cựu Giám đốc kỹ thuật của Google, từng nhận xét: "Apple có một đội ngũ đáng tin cậy. Tôi nghĩ họ có kinh nghiệm và chiều sâu. Nếu muốn, họ có thể xây dựng một công cụ tìm kiếm tổng quát hơn". Theo thống kê từ StatCounter, là một ứng dụng cơ bản của Internet, tỷ lệ sử dụng công cụ tìm kiếm vẫn ở mức khoảng 80% kể từ năm 2010 và đứng thứ hai trong số tất cả ứng dụng.
Báo cáo tài chính mới nhất của Google cho thấy trong quý 3 năm tài chính 2020, doanh thu từ mảng kinh doanh tìm kiếm là 26,338 tỷ USD, tăng 6,45% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 57% tổng doanh thu hàng quý. So với Google trong lĩnh vực kinh doanh tìm kiếm, Apple, công ty bắt đầu với phần cứng, vẫn còn "trắng bảng". Doanh số bán iPhone của Apple trong quý 3 năm nay bị sụt giảm nghiêm trọng và tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng lao dốc.
Trong bối cảnh đó, việc Apple tham gia vào lĩnh vực tìm kiếm để mở rộng ngành nghề kinh doanh là điều khá dễ hiểu. Hoạt động kinh doanh tìm kiếm tự phát triển cũng để hình thành hiệu ứng liên kết với các doanh nghiệp phần mềm khác, tạo ra một vòng khép kín sinh thái và tối đa hóa lợi ích và lợi ích kinh tế.
Tuy nhiên, công cụ tìm kiếm của các nhà sản xuất smartphone đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, một trong số đó là quyền riêng tư của người dùng. Trong cuộc điều tra chống độc quyền, Google bị cáo buộc đánh cắp dữ liệu riêng tư của người dùng thông qua lịch sử duyệt web. Đây cũng là lý do lớn nhất mà Facebook bị buộc tội và Apple phải cân nhắc điều này.
Trung Quốc không muốn Jack Ma trở thành Mark Zuckerberg thứ hai Quy định mới về kiểm soát các công ty Internet của Trung Quốc được coi là hành vi tự hạn chế sức mạnh của các công ty nước này. Vào ngày 10/11, Ủy ban Chống độc quyền của Trung Quốc đã đưa ra dự thảo sơ bộ về bộ luật hạn chế nhiều công ty Internet. Cụ thể, bộ luật quy định nhiều...