Thổ Nhĩ Kỳ nên chọn cách thua…có lợi!
Nếu như Thổ Nhĩ Kỳ muốn mình là một người chơi trong trò chơi địa chính trị tại Syria “có tổng bằng không”, thì phải biết chấp nhận bại trận.
Bất kỳ hoạt động quân sự nào cũng phải phục vụ cho mục tiêu chính trị. Mục tiêu chính trị còn quy định quy mô hoạt động quân sự và thậm chí cả phương châm tác chiến.
Mục tiêu chính trị của Ankara tại Syria là gì? Đó là lật đổ chính quyền Assad, tạo ra một vùng đệm an ninh để ngăn chặn, bóp nghẹt quyền dân tộc của người Kurd…và nếu có thể thì khôi phục đế chế Ottoman?!
Mục tiêu chính trị của Saudi, Qatar…tại Syria cũng thế, lật đổ Assad để khống chế, độc quyền toàn bộ nguồn cung khí đốt, dầu mỏ cho châu Âu qua tuyến đường ống Syria, đưa châu Âu ra khỏi vòng ảnh hưởng năng lượng của Nga…
Để thực hiện mục tiêu chính trị, họ tiến hành các hoạt động quân sự như chúng ta đã biết trong 4 năm qua tại Syria…
Khi mục tiêu chính trị của họ sắp đạt được, “ngày của chính quyền Assad đang được đánh số” thì chính quyền Assad yêu cầu Nga giúp đỡ. Và, ngày 30/9/2015, Nga chính thức mở chiến dịch quân sự tại Syria.
Bằng lực lượng Hàng không-vũ trụ, Nga tiến hành không kích tại Syria với 2 mục tiêu: Bảo vệ chính quyền hợp pháp Assad và tiêu diệt khủng bố bảo vệ an ninh Nga từ xa.
Tính đến hôm nay, tuần thứ 19, giới quân sự, chính trị trên thế giới đều phải công nhận, Nga đã thành công, thắng lợi chỉ là vấn đề thời gian và đã rất gần. Điều này tất nhiên đồng nghĩa với mục tiêu chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi, Qatar…bị sụp đổ hoàn toàn.
Thổ Nhĩ Kỳ không có cửa thắng Nga
Video đang HOT
Rõ ràng, khi “người chơi lớn” Nga xuất hiện thì Thổ Nhĩ Kỳ muốn thắng phải vượt qua Nga, đó là đánh bại Nga bằng quân sự. Nhưng hiện nay, ngay Hoa Kỳ cũng đã phải buộc công nhận rằng, Nga là một cường quốc quân sự đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau họ.
Nên nhớ rằng, trước đây, Mỹ chỉ coi Nga là cường quốc khu vực, cường quốc loại hai, nhưng khi mở chiến dịch quân sự tại Syria, Nga đã thi thố một năng lực quân sự khiến Mỹ-NATO bàng hoàng, rúng động, mà đương nhiên, trong đó có cả Thổ Nhĩ Kỳ.
Một câu hỏi lớn mà rất nhiều người quan tâm là khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có chiến tranh, liệu Nga có sử dụng VKHN chiến thuật hay không?
Theo tôi, ngay cả việc Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng cửa eo biển Bosphorus để nhốt Hạm đội Biển Đen của Nga, ngăn chặn tiếp tế đường biển cho mặt trận Syria thì Nga vẫn không cần sử dụng VKHN chiến thuật.
VKHN chiến thuật là hủy diệt Thổ Nhĩ Kỳ, đó không phải là mục tiêu chiến tranh của Nga. Khi có chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ, điều Nga cần là chính quyền Erdogan “must go out” càng nhanh càng tốt và do đó, bằng vũ khí thông thường, Nga cũng đủ khả năng hạ bệ chính quyền Erdogan.
Không ai dám thử SU-35S của Nga để biết là tin đồn hay sự thật
Hôm qua, Bộ tổng Tham mưu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chính thức tuyên bố, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria chỉ khi nào được HĐBALHQ cho phép. Điều này được hiểu là “được Nga cho phép” vì Nga là một trong 5 vị UVTT của HĐBA.
Đây là quyết định tỉnh táo của giới quân sự bởi mấy điều sau đây:
Thứ nhất, chiến tranh với Nga trong khi NATO từ chối can thiệp khiến Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO phải tự thân, tự lập là điên rồ.
Trên thế giới chỉ có Mỹ và khối NATO may ra thách thức được Nga, nhưng NATO cũng đã e ngại thì Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù có lực lượng đông chỉ sau Mỹ trong NATO nhưng không có mạnh như Anh, Pháp, Đức thì càng không phải là đối thủ của Nga.
Thứ hai là, ngay trong một cuộc chiến hạn chế, nghĩa là phạm vi chỉ trên chiến trường Syria thì với lực lượng của Nga sẵn có, 18.000 quân của Thổ Nhĩ Kỳ đang áp sát biên giới, đe dọa tấn công Syria vẫn không thể thay đổi được thế trận tại Syria.
Theo_Báo Đất Việt
Obama đánh mất "ván cờ" Syria về tay Putin?
Tổng thống Nga Vladimir Putin đang đóng vai trò điều phối ván cờ địa chính trị ở Trung Đông, để đảm bảo người đồng minh Bashar al-Assad tiếp tục hiện diện trên bàn cờ.
Đó là nhận định của hai tác giả Derek Burney và Fen Osler Hampson (*) trong một bài bình luận đăng trên báo Globe and Mail.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Nga Vladimir Putin trò chuyện bên lề hội nghị G20 năm 2015.
Theo hai tác giả, Nga từ lâu đã tìm cách kiểm soát sự tiếp cận Biển Đen từ phía Địa Trung Hải. Đây không phải là một lựa chọn, do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát Eo biển Bosporus. Tiếp đó là các quyền căn cứ hải quân của Nga ở cảng Tartus, Syria, bởi Moscow có thể sẽ để mất nếu ông Assad bị hạ bệ.
Tuy nhiên, kỳ vọng của Nga không dừng lại ở Syria. Nước này lâu nay vẫn "chơi đẹp" với các nhà lãnh đạo Iran, ngay cả trước khi phương Tây quyết định dỡ bỏ cấm vận với Tehran theo thỏa thuận hạt nhân mới ký. Iran lại là một nước đối trọng với Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của liên minh quân sự NATO.
Nga cũng đang tranh thủ kết thân với Ảrập Xêút, nước đang cảm thấy bị Mỹ bỏ rơi sau khi Washington ký thỏa thuận hạt nhân và dỡ bỏ cấm vận đối với Iran.
Nga từ lâu còn lo lắng bất an trước sức hút của Liên minh châu Âu, đặc biệt là với Ukraina. Putin và các đồng minh của ông đã nổi giận với các đòn cấm vận mà Nga phải hứng chịu sau khi sáp nhập bán đảo Crưm khỏi miền đông Ukraina.
Các nỗ lực của phương Tây, đặc biệt là Mỹ, nhằm kiểm soát khủng hoảng ở Syria và các sự kiện trong khu vực không mang lại kết quả ngay từ đầu.
Sự ủng hộ Mỹ dành cho "các cánh quân nổi dậy ôn hòa" phản đối chế độ Assad trở nên vô hiệu, bởi vì các lực lượng này chưa bao giờ nhận được hỗ trợ cả về quân sự lẫn ngoại giao ở mức họ cần để chiến đấu chống ông Assad. Giờ đây, họ đã "biến mất", hoặc như chưa từng tồn tại, hoặc hòa vào các nhóm cực đoan như Mặt trận al-Nusra và Nhà nước Hồi giáo (IS).
Quan sát các sự kiện diễn ra, người ta có thể đi đến kết luận rằng, chính quyền Tổng thống Barack Obama đang dần buông tương lai của Syriavào tay Moscow, bởi Mỹ tin rằng đó là lựa chọn tốt nhất hiện có. Nhưng rõ ràng điều này sẽ làm xói mòn vai trò và ảnh hưởng của Mỹ, chưa kể danh tiếng của tất cả những nước tham gia vào liên minh chống IS.
(* Derek Burney là Đại sứ Canada tại Mỹ trong giai đoạn 1989-1993. Fen Osler Hampson là Giám đốc An ninh toàn cầu thuộc Trung tâm về Đổi mới Quản trị quốc tế).
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
Năm 2016, các cường quốc thế giới còn lại bao nhiêu? 8 siêu cường của thế giới 2016 theo bình chọn của tạp chí Mỹ Americaninterest, công bố đầu tháng Hai vừa qua. Chính sách châu Á của Mỹ được xem là tương đối ổn định và hiệu quả hơn so với chính sách của Mỹ ở Trung Đông 1. Mỹ Mỹ vẫn xếp đầu bảng mặc dù năm 2015 còn lặp lại nhiều...