Thổ Nhĩ Kỳ: “Máy bay bị Syria bắn trong hải phận quốc tế”
Căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ – Syria gia tăng khi hôm qua (24/6), Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi NATO tổ chức một cuộc họp khẩn sau khi buộc tội Syria bắn rơi máy bay F4 của không quân nước này tại hải phận quốc tế mà không cảnh cáo trước.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ (giữa) cho rằng máy bay nước này bị bắn hạ khi đã rời không phận Syria.
Phản ứng trước thông tin của Thổ Nhĩ Kỳ, cả Hoa Kỳ và Anh đều lên án Syria và Hội đồng Bắc Đại Tây Dương dự kiến sẽ họp trong ngày mai. Theo Hiệp ước của NATO, cuộc họp khẩn sẽ được triệu tập nếu bất kỳ thành viên nào kêu gọi bàn bạc khi cảm thấy lãnh thổ hoặc an ninh quốc gia của mình bị đe dọa. Tuy vậy, cuộc họp không phải là nhằm kêu gọi sự hỗ trợ về quân sự.
Phát ngôn viên của Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua cho biết trong cuộc họp đó, nước này sẽ thông báo và trao đổi thông tin tới các đồng minh NATO. Ông này cũng cho rằng Ankara có quyền đáp trả lại hành động của Syria vào thời điểm và cách thức tùy theo sự lựa chọn của Thổ Nhĩ Kỳ. Phát ngôn viên của NATO cho biết khối này sẽ bàn bạc về biến cố vừa qua và quyết định những bước đi hợp lý tiếp theo.
Ngoại trưởng Anh William Hague lên án “hành động tàn bạo này” và tuyên bố hành động đó càng cho thấy sự cần thiết phải thay thế Tổng thống Syria Bashar Assad.
Trong bài phát biểu của mình, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã gọi việc bắn hạ máy bay là “một hành động vô liêm sỉ và không thể chấp nhận được” và cho rằng hành động đó “lại là sự phản ánh việc chính quyền Syria coi thường thông lệ quốc tế, mạng sống con người, hòa bình và an ninh”. Bà tuyên bố Hoa Kỳ sẽ hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ “và các đối tác khác để khiến chính quyền Syria phải chịu trách nhiệm”.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Syria tuyên bố nước này đã bắn hạ máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ tại vùng biển của Syria sau khi chiếc máy bay này bay qua không phận nước này. Hôm thứ Bảy, Thổ Nhĩ Kỳ cho hay chiếc máy bay đã bay lạc vào không phận của Syria khi đang làm nhiệm vụ trinh sát.
Video đang HOT
Nhưng đến hôm qua, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davitoglu lại tuyên bố chiếc máy bay này bị bắn hạ sau khi đã rời không phận Syria và bác bỏ tuyên bố của phía Syria rằng họ không hề biết chiếc máy bay đó thuộc về không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã xác định địa điểm chiếc máy bay rơi nhưng vẫn chưa tìm thấy xác máy bay và vẫn tìm kiếm hai phi công trên chiếc máy bay hiện đang mất tích. Syria cho hay nước này cũng đang tìm xác máy bay nhưng Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hai nước đang tìm kiếm độc lập.
Hôm qua, phát ngôn viên của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, Selcuk Unal cho biết chiếc máy bay đang thực hiện một chuyến huấn luyện để thử nghiệm năng lực quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ thì bay qua không phận Syria. Theo ông Unal, sau khi những sĩ quan kiểm soát không lưu cảnh báo rằng chiếc máy bay đã chệch khỏi hành trình bay, phi công đã bắt đầu đổi hướng để bay về hải phận của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Unal cũng cho biết Syria đã bắn chiếc máy bay này bằng tên lửa chỉ 15 phút sau khi chiếc máy bay sơ suất bay ngang qua không phận Syria.
“15 phút đó là rất quan trọng”, ông Unal phát biểu. Ông cũng nói thêm rằng tuyên bố của Syria rằng các lực lượng nước này không biết nguồn gốc của chiếc máy bay là không thể tin được vì chiếc máy bay liên tục phát tín hiệu về nguồn gốc của mình thông qua sóng IFF dùng để xác định vật thể bay là bạn hay thù.
Ngoài ra, ông này cho hay Thổ Nhĩ Kỳ đã theo dõi các kênh thông tin của Syria và xác định rằng chính quyền Syria nhận thức rõ chiếc máy bay này là của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó, phía Syria khăng khăng rằng vụ bắn rơi chiếc máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là tai nạn chứ không phải là một hành động khiêu khích.
Theo Infonet
Thổ Nhĩ Kỳ dọa đáp trả vì bị Syria bắn hạ máy bay
Hôm qua (22/6), sau khi Syria bắn hạ một chiếc máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ trên biển Địa Trung Hải, Ankara cảnh cáo sẽ kiên quyết đáp trả lại hành động này. Đây là một biến cố có thể mở ra một khía cạnh quốc tế mới cho cuộc nổi dậy 16 tháng chống lại Tổng thống Bashar al-Assad.
Máy bay chiến đấu F-4
Syria tuyên bố máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ bay ở tầm thấp và vào đúng vùng lãnh hải của Syria nên bị bắn rơi.
Là lực lượng lớn thứ hai trong NATO và đã được rèn luyện trong cuộc chiến với những người Kurd nổi dậy, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể là kẻ thù đáng gờm đối với quân đội Syria.
Tuy vậy, những phát biểu ban đầu của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan về việc máy bay F-4 của nước ông bị bắn hạ tỏ ra khá mềm mỏng. Ông cho biết các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đang cùng nhau tìm kiếm 2 phi công của chiếc máy bay hiện đang bị mất tích.
"Theo kết quả đánh giá của các cơ quan liên qua của chúng tôi cùng với sự hợp tác tìm kiếm cứu nạn của Syria, có thể kết luận là máy bay của chúng tôi đã bị Syria bắn hạ", văn phòng của ông Erdogan tuyên bố, "Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thể hiện quan điểm cuối cùng của mình sau khi vụ việc được đưa ra ánh sáng và sẽ nhất định thực hiện những bước đi cần thiết".
Trước đó, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Syria đã xin lỗi về vụ việc trên nhưng ông Erdogan không đả động gì đến lời xin lỗi nào.
Trước khi cuộc nổi dậy diễn ra, Thổ Nhĩ Kỳ khá thân thiết với Syria nhưng sau khi Tổng thống Assad đáp trả dữ dội các cuộc biểu tình thì Ankara quay lưng lại với ông Asssad. Hiện Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa biên giới để các thành viên lực lượng Quân đội tự do Syria tị nạn.
Ông Erdogan, người vẫn thể hiện thái độ thù địch mạnh mẽ với ông Assad, vẫn chưa bóng gió gì về hành động đáp trả của ông.
Theo tuyên bố của quân đội Syria, máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn hạ khi bay ở tầm thấp và chỉ cách bờ biển Syria 1 km. Chiếc máy bay rơi xuống lãnh hải Syria và cách làng Um al-Touyour 10 km.
"Hải quân hai nước đã liên lạc với nhau. Các tàu hải quân Syria đang cùng với phía Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành tìm kiếm hai phi công mất tích", quân đội Syria tuyên bố.
Nhờ có sự giúp đỡ của Nga, Syria là một trong những quốc gia có hệ thống phòng không mạnh nhất Trung Đông.
Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang là nơi tị nạn của 32.000 người Syria và cho phép Quân đội tự do Syria hoạt động trên lãnh thổ của mình. Hội đồng quốc gia Syria, lực lượng đối đập, cũng tiến hành các cuộc họp tại Isanbul.
Hiện chưa rõ tại sao người Syria lại bắn hạ máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ, chiếc máy bay rời một căn cứ ở Malatya, và đang bay sát với hành lang nối Thổ Nhĩ Kỳ với các lực lượng nước này trên Bắc đảo Síp.
"Quân đội Syria có thể đã tính toán một nước cờ khi quyết định bắn hạ máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ. Có thể họ cho rằng hành động đó sẽ thúc đẩy tinh thần của những người trung thành với Tổng thống Assad sau khi xảy ra hàng loạt vụ đào ngũ của các sĩ quan quân đội Syria", Yasser Saadeldine, một nhà bình luận chính trị Syria, nhận xét.
"Hành động trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ sẽ phù hợp với quan điểm của ông Assad cho rằng cuộc nổi dậy ở Syria là âm mưu của các thế lực bên ngoài ngoài", ông nói.
Theo Infonet
Tổng thống Putin: "Chỉ người Syria có quyền quyết định tương lai ông Assad" Hôm qua (19/6), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Mêhicô rằng chỉ có người Syria mới được quyết định để ông Assad tại vị hay ra đi. Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ bắt tay nhau tại Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Mêhicô từ 18/6-19/6. Cho đến nay, Nga vẫn...