Nga Mỹ bàn về Syria thời hậu Assad
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này và Nga tiếp tục các cuộc thảo luận về chiến lược chuyển giao hậu Assad bất chấp bất đồng giữa hai nước về cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria.
Người biểu tình Syria đốt bức hình Tổng thống Assad.
Hôm qua (14/6), Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Robert Burns đã gặp Bộ trưởng ngoại giao Nga Sergei Lavrov bên lề cuộc họp tại Kabul, Afghanistan để thảo luận một loạt các vấn đề lớn trong đó có tình hình Syria.
“Đó là một cuộc đối thoại có tính xây dụng. Tôi sẽ không nói rằng không có khoảng cách. Vẫn còn khoảng cách nhưng đó là một cuộc đối thoại có tính xây dựng. Và chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán với người Nga về vấn đề này (cuộc khủng hoảng ở Syria)”, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Victoria Nuland phát biểu trong cuộc họp báo hôm qua.
Video đang HOT
Nga – cùng với Trung Quốc – đã hai lần phủ quyết các nghị quyết của Liên Hợp Quốc chống lại Damascus nhưng đã hoàn toàn ủng hộ kế hoạch 6 điểm của đặc phái viên Liên Hợp Quốc Kofi Annan, kế hoạch kêu gọi rút vũ khí hạng nặng ra khỏi các vùng đô thị và ngừng bắn để chấm dứt vòng xoáy bạo lực kéo dài tới 15 tháng ở Syria.
Các cường quốc phương Tây đang tìm cách thuyết phục Nga gây sức ép tới Tổng thống Syria Bashar Assad và thuyết phục ông trao quyền điều hành đất nước cho lực lượng đối lập trước khi cuộc khủng hoảng hiện này leo thang thành một cuộc nội chiến.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, hơn 1.000 người đã thiệt mạng tại Syria kể từ khi cuộc nổi dậy chống lại Tổng thống Bashar al-Assad bắt đầu vào tháng 3 năm 2011 bằng các cuộc biểu tình hòa bình nhưng sau đó đã phát triển nhanh chóng thành các hoạt động bạo lực.
Theo Infonet
Thế giới năm nay bình yên hơn năm ngoái
Dù bạo lực tiếp tục leo thang ở Syria và khủng hoảng nợ công ở châu Âu, thế giới vẫn hòa bình hơn những năm trước.
Theo Viện Kinh tế và Hòa bình, thế giới đã có có những chuyển biến tích cực trong 2 năm qua. Lần đầu tiên, tiểu vùng Sahara thuộc châu Phi không còn là điểm bất ổn nhất thế giới, nhường chỗ cho Trung Đông và Bắc Phi sau Mùa xuân Arab.
Cuộc khảo sát của Viện Kinh tế và Hòa bình dựa trên 23 tiêu chí và tiến hành ở 158 quốc gia. Các tiêu chí đó là sự bất ổn dân sự, tình hình tội phạm, chi tiêu quốc phòng, sự tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang và mối quan hệ với nước láng giềng. Ngoài Trung Đông, tất các các vùng khác trên thế giới đang dần có những tiến bộ hòa bình rõ rệt.
Người tiến hành cuộc khảo sát này, ông Steve Killelea nêu ra một số bằng chứng:. chi phí quốc phòng bắt đầu giảm vì khủng hoảng tài chính toàn cầu trong khi quan hệ giữa các nước đang được cải thiện dần. Các nhà lãnh đạo thiên về xu hướng giải quyết vấn đề qua ngoại giao hơn là quân sự.
Ông Killelea cho biết thêm: "Việc cải thiện quan hệ giữa các nước và miễn cưỡng tiến hành chiến tranh là điều có ý nghĩa rất sâu sắc, đặc biệt là ở châu Phi. Các bạn có thể thấy xung đột giảm đáng kể. Khi tôi đến Uganda khoảng 15 năm trước, đó ở có tới 4 cuộc chiến tranh nhưng giờ đây thì không".
Vùng suy giảm hòa bình rõ nét nhất hiện nay là Syria và một số nước cùng khu vực. Cuộc nổi dậy chống lại chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad ngày càng đẫm máu, đặc biệt là trong mấy tuần gần đây.
Khảo sát chỉ ra rằng, năm ngoái, bạo lực ở Syria khiến thế giới trở nên bất ổn, trong khi năm 2010, kinh tế khó khăn là nguyên nhân chính. Hòa bình thế giới năm nay dường như lặp lại chu kỳ của 6 năm về trước.
Theo khảo sát trên thì Somali vẫn là vùng bất ổn nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên, nhìn chung các nước châu Phi đang là nơi có biến chuyển theo hướng hòa bình nhanh nhất, đặc biệt là Zimbabwe. Người ta thấy nước này ổn định sau nhiều năm tranh giành chính trị và sau khi Tổng thống Robert Mugabe có hành động bị cho là tàn bạo để duy trì quyền lực. Madagascar cũng có sự thay đổi mạnh mẽ sau cuộc đảo chính năm ngoái.
Ở Mỹ La tinh, ví dụ điển hình nhất về tiến triển hòa bình là mối quan hệ giữa Venezuela và Colombia được cải thiện đáng kể. Ở châu Á, dù lo ngại về cuộc chạy đua vũ trang và cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc thì chi tiêu quốc phòng cũng chững lại và xung đột đang giảm.
Trong khi đó, bức tranh châu Âu có phần lộn xộn hơn và điển hình là Hy Lạp với bất ổn dân sự, tội phạm gia tăng khi đất nước này thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng" và lo ngại sẽ bị loại ra khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Iceland dù bị ảnh hưởng mạnh bởi cuộc khủng hoảng tài chính thì nay cũng là nước hòa bình nhất thế giới.
Theo Infonet
Liên Hợp Quốc cần làm gì ở Syria? Với vụ thảm sát vừa diễn ra hôm 6/6 tại Syria khiến gần 80 người thiệt mạng, kế hoạch hòa bình của Liên Hợp Quốc - Liên đoàn Ả rập dành cho Syria đã thất bại. Không quốc gia nào muốn dùng phương án can thiệp quân sự, vậy Liên Hợp Quốc có thể làm gì để chấm dứt tình trạng giết chóc...