Mỹ thừa nhận cung cấp thiết bị mềm cho Syria
Mỹ ngày 14-6 thừa nhận đã cung cấp thiết bị liên lạc cùng các hình thức hỗ trợ khác cho các thành viên lực lượng “đối lập hòa bình” ở Syria. Đồng thời Washington cũng nói rõ hơn về cáo buộc chiến đấu cơ Nga xuất hiện trên bầu trời Syria.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland
Mỹ chỉ thực hiện nỗ lực ủng hộ tự do Internet
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói rằng sự hỗ trợ này của Mỹ là một phần trong kế hoạch cung cấp thiết bị “phi sát thương” cho người Syria trong chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad, và là một phần trong nỗ lực toàn cầu ủng hộ tự do Internet.
Bà Nuland từ chối cho biết cụ thể những hỗ trợ trên, nhưng theo một nguồn thạo tin cho hay việc hỗ trợ bao gồm các thiết bị như phần mềm mã hóa giúp truy cập Internet một cách kín đáo và xuyên qua tường lửa, các điện thoại vệ tinh có khả năng định vị toàn cầu “để chỉ ra những nơi có tội ác”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định các sáng kiến về tự do Internet là một phần của chương trình mà Mỹ đã thực hiện từ lâu trên khắp thế giới. Mỹ đã chi 76 triệu USD cho các chương trình này từ năm 2008 đến nay, riêng trong năm nay Washington sẽ dành thêm 25 triệu USD cho mục đích này.
Video đang HOT
Từ đâu có trực thăng Nga trong xung đột Syria?
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ thừa nhận những trực thăng do Nga sản xuất mà trước đó Ngoại trưởng Mỹ cáo buộc là đang khiến cuộc xung đột tại Syria ngày càng leo thang, thực ra chỉ quay lại Syria sau khi được sửa chữa tại Nga chứ không phải do Nga cung cấp cho chính quyền của Tổng thống Assad.
Tuy nhiên, bà Victoria Nuland cho biết dù thế nào Washington cũng cực kỳ lo ngại rằng chế độ của Bashar Assad sẽ dùng những chiếc trực thăng đó để giết hại dân thường.
Bà Clinton hôm 13-6 đã lên tiếng khẳng định Nga cung cấp máy bay chiến đấu tới Syria, nhưng ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã bác bỏ cáo buộc đó một ngày sau đó, tuyên bố rằng Nga “chỉ đang hoàn thành các hợp đồng kí kết và đã thanh toán từ lâu, và đó chỉ là những hợp đồng hoàn toàn mang tính chất phòng thủ”.
“Chúng tôi không chuyển tới Syria hay bất cứ nơi nào khác những thứ có thể dùng để chống lại hòa bình”, ông Lavrov khẳng định.
Theo NLD
Pháp nóng lòng muốn nổ súng đánh Syria
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius hôm qua (13/6) đã đề nghị dùng vũ lực để chấm dứt tình trạng bạo lực đẫm máu hiện nay ở đất nước Syria. Theo ông Fabius, thực hiện lệnh cấm bay giống như ở Libya trước đây là một lựa chọn đang được các nước xem xét.
Phát biểu trên của Ngoại trưởng Pháp là phát biểu cứng rắn nhất, mạnh mẽ nhất về Syria từ một cường quốc trước tình hình bạo lực không ngừng gia tăng ở đất nước Trung Đông này. Hàng trăm dân thường, quân chính phủ và lực lượng nổi dậy đã thiệt mạng kể từ khi Syria thực hiện lệnh ngừng bắn hôm 12/4 để mở đường cho một giải pháp chính trị.
Ngoại trưởng Fabius cho biết, ông hy vọng Nga sẽ nhất trí để Liên Hợp Quốc "dùng" đến Chương 7 trong Hiến chương Liên Hợp Quốc. Theo đó, các nước sẽ được phép sử dụng vũ lực để giải quyết tình hình Syria. Nga là nước ủng hộ mạnh mẽ cho chính quyền Syria kể từ khi cuộc nổi dậy ở đất nước này nổ ra từ hồi đầu năm ngoái. Moscow phản đối bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào vào Syria cũng như mọi nỗ lực nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
Kế hoạch hòa bình do ông Annan - cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, đưa ra đã thất bại trong việc chấm dứt tình trạng đổ máu ở Syria. Vì thế, "chúng ta cần phải có hành động kiên quyết hơn tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Chúng ta nên đưa kế hoạch của ông Annan vào thực thi theo Chương 7. Điều đó có nghĩa là bắt các bên ở Syria phải thực hiện kế hoạch này dưới áp lực của những biện pháp trừng phạt nặng nề và hà khắc", Ngoại trưởng Fabius khẩn thiết kêu gọi.
Đề xuất trên của Ngoại trưởng Pháp chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối của Nga và Trung Quốc. Hai nước này tin rằng, các cường quốc phương Tây và Ả-rập đã lợi dụng một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hồi năm ngoái để can thiệp vũ trang vào Libya.
Theo lời ông Fabius, một trong những lựa chọn đang được đưa ra xem xét tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là thực thi một lệnh cấm bay. Lệnh cấm bay được nhắc đến sau khi có tin quân chính phủ Syria đang sử dụng trực thăng để oanh tạc các căn cứ của phe nổi dậy và tin Nga cung cấp cho Damascus thêm nhiều trực thăng tấn công.
Được biết, ngoài những đề nghị, kêu gọi trên, Pháp sẽ đề xuất thêm nhiều biện pháp trừng phạt đau đớn hơn nhằm vào Syria trong cuộc họp sắp tới của Ngoại trưởng các nước EU. Các cường quốc thế giới cũng đang chuẩn bị một danh sách liệt kê tên các quan chức quân sự Syria sẽ trở thành đối tượng bị tòa án quốc tế truy nã. "Họ phải hiểu rằng, tương lai duy nhất của họ là chống lại lệnh đàn áp. Thời gian để họ đưa ra quyết định đã đến", ông Fabius nói thêm.
Nga, Mỹ khẩu chiến vì Syria
Trong khi tình hình Syria diễn biến ngày một nghiêm trọng thì cuộc đối đầu giữa hai siêu cường Nga, Mỹ xung quanh vấn đến này cũng trở nên quyết liệt hơn. Nga và Mỹ đang có cuộc khẩu chiến gay gắt về vấn đề cung cấp vũ khí cho Syria. Washington cáo buộc Moscow đang chuyển một lô hàng trực thăng tấn công đến cho Syria nhưng Moscow kiên quyết bác bỏ cáo buộc này.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov không chỉ phản bác lại cáo buộc của Ngoại trưởng Hillary Clinton về việc Moscow cung cấp trực thăng tấn công cho Syria mà còn tố cáo Mỹ đang cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy ở đây. Ông Lavrov cho biết, Nga chỉ đang cung cấp các hệ thống phòng không cho Syria và điều này không vi phạm luật quốc tế.
"Điều đó trái ngược với những gì Mỹ đang làm với phe nổi dậy Syria. Mỹ đang cung cấp vũ khí cho phe đối lập để lực lượng này chống lại chính quyền", ông Lavrov tố cáo. Ở thủ đô Moscow sau đó, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, phát biểu của Ngoại trưởng Lavrov đã bị dịch sai. Theo bộ này, ông Lavrov chỉ nói, Washington đang cung cấp vũ khí "trong khu vực".
Đáp trả những phát biểu của Ngoại trưởng Nga, bà Hillary đã tỏ ý hoài nghi về mong muốn của Moscow trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở đất nước Ả-rập. "Chúng tôi đã liên tục kêu gọi chính phủ Nga cắt đứt hoàn toàn các mối quan hệ quân sự với Syria và ngừng mọi sự hỗ trợ cũng như cung cấp hậu cần khác", bà Hillary nói. EU đã thực hiện lệnh cấm vận vũ khí với Syria nhưng Liên Hợp Quốc chưa đưa ra được lệnh này bởi Nga bác bỏ bất kỳ hành động nào của Hội đồng Bảo an nhằm chống lại chính quyền Syria.
Mỹ cũng đã lên tiếng phủ nhận việc nước này cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy. Trong khi đó, có nguồn tin đáng tin cậy khẳng định, Ả-rập Xê-út và Qatar đã bắt đầu cung cấp hàng hóa cho Quân đội Syria Tự do thông qua Thổ Nhĩ Kỳ. Anh, Mỹ và các cường quốc khác cũng đang cung cấp sự trợ giúp về thông tin, liên lạc cho phe nổi dậy.
Cuộc khủng hoảng ở đất nước Syria là nơi chứng kiến sự đối đầu gay gắt giữa hai phe cường quốc, một bên là phương Tây do Mỹ dẫn đầu và bên kia là hai nước Nga-Trung. Phương Tây muốn can thiệp quân sự vào Syria nhưng Nga và Trung Quốc coi đó là điều "không thể chấp nhận". Moscow và Bắc Kinh liên tục khẳng định sẽ không để phương Tây biến Syria thành Libya thứ hai. Cả Trung Quốc và Nga đều tin rằng, phương Tây đang đứng về phe nổi dậy trong cuộc khủng hoảng ở Syria và điều này chỉ khiến tình hình thêm trầm trọng.
Tại một hội nghị của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải hồi tuần trước, Moscow và Bắc Kinh đã ra tuyên bố khẳng định, hòa bình chỉ có thể đạt được thông qua các phương tiện hòa bình. Bạo lực đáp trả bằng bạo lực chỉ khiến có thêm nhiều người chết và gây ra những mối thù hận khó hóa giải. Nga, Trung đã đưa ra dẫn chứng về tình hình Libya để chứng minh cho quyết tâm ngăn chặn một chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria. Theo hai nước này, hơn một năm trôi qua kể từ khi NATO dội bom vào Libya để lật đổ chính phủ trước đó, tình hình ở đất nước Bắc Phi này vẫn rơi vào hỗn loạn.
Theo VNMedia
Nga-Mỹ liên tiếp "tố" nhau về Syria Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã cáo buộc Washington cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy tại Syria, một ngày sau khi người đồng cấp Mỹ "tố" Mátxcơva cung cấp trực thăng chiến đấu cho Syria. Ngoại trưởng Mỹ Clinton và người đồng cấp Nga Lavrov. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm qua đã lên tiếng cảnh báo rằng Nga đang đặt...