Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết mua S-400 của Nga, bất chấp cảnh báo cứng rắn từ Mỹ
Tổng thống Erdogan khẳng định việc có quyết định mua hệ thống S-400 hay không là “quyền” của Thổ Nhĩ Kỳ, không ai có quyền yêu cầu nước này từ bỏ thỏa thuận với Nga.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: TASS
Ngày 8/4, phát biểu tại cuộc họp báo chung sau hội đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin ở Moskva, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nhấn mạnh: “Chúng tôi đã soạn thảo lộ trình và tiến hành các biện pháp cần thiết để thực hiện hợp đồng mua hệ thống tên lửa S-400. Những ai kêu gọi chúng tôi từ bỏ hợp đồng vào lúc này rõ ràng không hiểu chúng tôi. Khi chúng tôi đạt thỏa thuận, vấn đề đã xong”.
Về phía Nga, Tổng thống Putin cho biết: “Hai nước chúng tôi đang đối mặt với những nhiệm vụ nghiêm túc nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng. Trước hết, đó là việc thực hiện hợp đồng chuyển hệ thống tên lửa S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ”.
Theo Tổng thống Putin, ngoài thương vụ S-400, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng có nhiều dự án hợp tác quốc phòng triển vọng khác, “liên quan tới việc chuyển các sản phẩm quân sự hiện đại của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ”. Tuy nhiên, ông Putin khẳng định việc hoàn tất hợp đồng S-400 trị giá 2,5 tỷ USD giữa hai nước vẫn là vấn đề ưu tiên trong hợp tác quân sự – kỹ thuật song phương.
Phát biểu với các phóng viên tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Tổng thống Erdogan, Tổng thống Putin nhấn mạnh Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể dễ dàng đạt được những thỏa thuận về việc phát triển và sản xuất những “thiết bị quân sự hiện đại, công nghệ cao” trong tương lai.
Tuyên bố của hai nhà lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ được cho là nhằm đáp trả những lời cảnh báo trước đó của Mỹ và các nước NATO về thương vụ S-400. Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và NATO cũng trở nên căng thẳng liên quan tới hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga.
Video đang HOT
Hệ thống S-400 của Nga. Ảnh: Reuters
Thỏa thuận mua S-400 được Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ký vào tháng 12/2017. Washington chỉ trích Ankara vì mua công nghệ quân sự của Moskva, cho rằng nó có thể không tương thích với vũ khí trang bị của khối NATO.
Hơn nữa, Mỹ cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu đồng thời cả hệ thống S-400 của Nga và máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ có thể giúp Moscow tiếp cận công nghệ trên dòng máy bay này và tìm cách khắc chế chúng. Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đầu tháng tuyên bố dừng bàn giao phụ tùng F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí Washington đưa ra tối hậu thư, buộc Ankara phải lựa chọn giữa việc ở lại NATO và từ bỏ S-400.
S-400 là hệ thống phòng không hiện đại nhất của Nga, có khả năng đánh chặn mục tiêu bay ở khoảng cách lên đến 400 km và tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 60 km.
Ngoài ra, hệ thống phóng của S-400 có thể dùng được ít nhất 4 loại tên lửa đánh chặn, cho phép nó bắn hạ nhiều mục tiêu khác nhau. Một sư đoàn S-400 có thể hạ gục 36 mục tiêu cùng lúc.
Mộc Miên (Theo TASS)
Theo doisongphapluat
Đối đầu Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải chịu những hậu quả gì?
Người Phát ngôn của Lầu Năm Góc, Charles Summers, gần đây đã cảnh báo rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải gánh chịu những "hậu quả nghiêm trọng", nếu cứ tiếp tục mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga.
Hệ thống tên lửa S-400 của Nga.
Theo hầu hết các nhà phân tích, đây là một lời đe dọa rất nghiêm túc, căn cứ vào các quan ngại thực thụ như kể trên.
Charles Summers Jr. nói: "Mỹ đã nói rõ rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 là không thể chấp nhận được".
Một hậu quả trước tiên là kế hoạch đặt mua chiến đấu cơ tiên tiến F-35 của Mỹ đã bị ngăn chặn. Ankara muốn mua đến 100 chiến đấu cơ loại này, phi công Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu qua Mỹ tập lái.
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã đầu tư 1 tỷ đô la vào kế hoạch trang bị loại vũ khí này, nếu không thực hiện hợp đồng, Mỹ có thể bị phạt. Tuy nhiên, theo hãng tin Pháp AFP, một số nguồn tin đã cho biết là Washington sẵn sàng trả tiền phạt.
Các quan chức hàng đầu của chính quyền Mỹ đã nhiều lần đe dọa chấm dứt kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ về việc mua máy bay chiến đấu tối tân F-35 nếu Thổ Nhĩ Kỳ không từ bỏ nỗ lực mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga.
Theo Reuters, việc ngưng giao các phụ tùng và các hướng dẫn sử dụng cần thiết để chuẩn bị cho việc chuyển giao máy bay chiến đấu trên vào mùa hè này là bước đầu tiên tiến tới chấm dứt việc mua bán.
Mỹ và các đồng minh NATO đã nhiều lần phàn nàn về vụ mua bán của Thổ Nhĩ Kỳ, nói rằng nó không tương thích với các hệ thống khác của đồng minh và sẽ đề ra một mối đe dọa cho F-35.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, Thổ Nhĩ Kỳ có thể rơi vào phạm vi áp dụng của luật Caatsa cho phép chính quyền Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với bất kỳ thực thể hoặc quốc gia nào ký kết thỏa thuận vũ khí với các tập đoàn, công ty Nga.
Nguy cơ về phía Mỹ là như thế. Nhưng nếu theo Mỹ và từ bỏ hợp đồng đã ký, thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đẩy quan hệ với Nga vào một tính thế tế nhị.
Đối với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, Nga là một đối tác chiến lược rất quan trọng của Ankara tại Syria, một nước giáp giới với Thổ Nhĩ Kỳ mà tình hình bất ổn sẽ có tác hại rất lớn.
Mặt khác, nếu giải thích không tốt với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có nguy cơ bị Mátxcơva trừng phạt về mặt kinh tế. Một ví dụ cụ thể là Nga có thể hạn chế lượng du khách Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, mà mỗi năm lên đến hàng triệu lượt người.
Đối với Ankara, những biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ hay của Nga đều tác hại không nhỏ, vì lẽ Thổ Nhĩ Kỳ đang lâm vào tình trạng khó khăn kinh tế, bị suy thoái lần đầu tiên từ 10 năm nay.
Theo Danviet
Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp đe doạ của Mỹ để bắt tay Nga Đề xuất của Nga về hệ thống tên lửa phòng không S-400 có lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ hơn là đề xuất của Mỹ về hệ thống phòng không "Patriot", giao kèo với Nga đã hoàn tất, việc thanh toán đang được tiếp nối, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố. Hệ thống phòng không S-400. "Chủ đề S-400 sẽ có...