Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Syria
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan khẳng định quan điểm của nước này là bảo vệ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Syria trong mọi hoàn cảnh, đồng thời cho biết sẵn sàng hỗ trợ người dân Syria.
Khói lửa bốc lên sau cuộc không kích của Israel tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp Nội các ở Ankara, ông Erdogan nói thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang liên lạc chặt chẽ và trao đổi về quan điểm cũng như lập trường nói trên với ông Ahmed al-Sharaa, thủ lĩnh nhóm Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) đứng đầu lực lượng đang nắm quyền ở Syria. Ông Erdogan cũng tái khẳng định quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ rằng Syria trong tương lai sẽ không trở thành nơi trú ẩn của bất kỳ tổ chức khủng bố nào, gồm tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng và Nhóm vũ trang thuộc đảng Công nhân người Kurd (PKK) – tổ chức bị cấm hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà lãnh đạo cũng cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tăng cường cử phái đoàn tới Damascus những ngày tới đây để thiết lập liên lạc với chính quyền mới.
Trong những ngày gần đây, nhiều nước khu vực cũng như các nước phương Tây tăng cường liên lạc hoặc tiếp xúc trực tiếp với các nhân vật chủ chốt trong chính quyền lâm thời Syria, sau khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ ngày 8/12 vừa qua.
Ngày 23/12, Ngoại trưởng Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) Sheikh Abdullah bin Zayed Al Nahyan đã có cuộc điện đàm với ông Asaad Hassan al-Shibani, người được chính quyền lâm thời Syria chỉ định phụ trách lĩnh vực ngoại giao.
Theo hãng thông tấn nhà nước WAM của UAE, trong cuộc điện đàm ngày 23/12, hai bên đã thảo luận biện pháp thúc đẩy quan hệ.
Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani ngày 23/12 cho biết nước này đang liên lạc với lực lượng nắm quyền ở Syria. Hãng thông tấn ANSA của Italy dẫn lời ông Tajani nói rằng Italy muốn đóng vai trò tích cực trong việc khôi phục tình hình an ninh, ổn định, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ở Syria.
Trước đó, các nước khác gồm Jordan, Qatar, Saudi Arabia đã cử đại diện đến Syria và có cuộc gặp trực tiếp với lãnh đạo mới của Syria.
Trong khi đó, mặc dù không liên lạc trực tiếp với lãnh đạo mới của Syria, song Iran ngày 23/12 khẳng định ủng hộ sự nghiệp bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria.
Các nước trong khu vực cũng tăng cường liên lạc với nhau để tìm cách phối hợp nỗ lực hỗ trợ quá trình chuyển tiếp và tái thiết Syria. Ngày 23/12, Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty đã điện đàm với người đồng cấp Jordan Ayman Safadi, trong đó hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp nỗ lực của các nước trong và ngoài khu vực Trung Đông để hỗ trợ Syria, đồng thời khẳng định tôn trọng chủ quyền, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Syria.
Liên quan đến vấn đề viện trợ cho Syria, Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) đã kêu gọi quyên góp 145 triệu USD để viện trợ khẩn cấp cho người dân quốc gia Trung Đông này.
Trong thông báo ngày 23/12, IFRC nêu rõ số tiền này sẽ được chuyển cho Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ Arab Syria (SARC) để cung cấp viện trợ quan trọng cho các cộng đồng trên khắp cả nước, bao gồm chăm sóc sức khỏe, nhu yếu phẩm cần thiết, nơi trú ẩn, cũng như hỗ trợ tiề.n mặt và hỗ trợ tâm lý cho những người đang trải qua tổn thương trong cuộc xung đột kéo dài 13 năm cũng như những người Syria hồi hương.
Phe đối lập đang kiểm soát những vùng lãnh thổ nào tại Syria?
Địa bàn hoạt động của các nhóm vũ trang tại Syria có những thay đổi đáng chú ý sau chiến dịch tấ.n côn.g và lật đổ chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad.
Newsweek ngày 9.12 dẫn dữ liệu từ Viện nghiên cứu chiến tranh (ISW, trụ sở tại Mỹ) cập nhật về hoạt động của các nhóm vũ trang tại những vùng lãnh thổ ở Syria. Theo đó, Hayat Tahrir al-Sham (HTS), nhóm dẫn đầu cuộc tấ.n côn.g chính quyền Syria, đã kiểm soát khu vực trải dài theo hướng tây Syria, từ thành phố Aleppo ở phía bắc đến thủ đô Damascus.
Quân đội quốc gia Syria (SNA), nhóm vũ trang đối lập do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, kiểm soát những khu vực phía bắc Syria. SNA đang đụng độ với Lực lượng dân chủ Syria (SDF) - nhóm vũ trang người Kurd được Mỹ hỗ trợ - nhằm giành quyền kiểm soát các vùng giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ ở phía đông bắc Syria.
Các vùng lãnh thổ tại Syria dưới sự kiểm soát của các nhóm vũ trang tính đến ngày 8.12, bao gồm: HTS (màu xám); SNA (màu vàng nhạt phía trên); SDF (màu tím); khu vực phi xung đột al-Tanf (màu xanh); các phe đối lập không xác định (màu vàng đậm phía dưới); khu vực từng do quân đội chính phủ Syria kiểm soát (màu trắng có gạch chéo). ẢNH: ISW
Phần lớn lãnh thổ Syria trước đây do quân đội chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad kiểm soát. Giờ đây khi chính quyền sụp đổ, những vùng này hiện chưa có lực lượng nào quản lý rõ ràng. Ngoài ra, phía nam Syria còn có "khu vực phi xung đột al-Tanf" nằm ở ngã 3 biên giới Syria, Jordan và Iraq, được đặt tên theo một căn cứ của Mỹ thành lập năm 2016 sau cuộc chiến tại Syria.
Những nhóm đối lập địa phương kiểm soát các vùng phía nam, gần biên giới Israel và Jordan. Với những diễn biến mới nhất, quân đội Israel đã đưa quân kiểm soát một số vùng lãnh thổ ở Syria, vượt qua khu phi quân sự được thiết lập ở Cao nguyên Golan, phía tây nam Damascus.
Tương lai bất định cho Syria sau khi quân đối lập lật đổ Tổng thống al-Assad
Tiến sĩ Burcu Ozcelik, nhà nghiên cứu về Trung Đông tại Viện các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), nhận định với Newsweek rằng HTS rõ ràng sẽ có vai trò nổi bật để điều hành Syria thời kỳ hậu chính quyền al-Assad. Tuy nhiên, thủ lĩnh Abu Mohammad al-Julani của HTS sẽ đối mặt với câu hỏi về tính hợp pháp khi xét đến các giải pháp chính trị.
Những tay sún.g từ nhóm đối lập có mặt tại thủ đô Damascus, Syria ngày 9.12. ẢNH: REUTERS
HTS hiện bị nhiều nước như Mỹ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ liệt vào danh sách khủn.g b.ố. Ngoài ra, theo ông Ozcelik, nhóm đối lập dẫn đầu tại Syria sẽ không tồn tại lâu dài nếu không có nhượng bộ và đồng thuận với các phe cánh khác. Dù cùng chung mục tiêu lật đổ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, các phe đối lập tại Syria có một số lợi ích khác nhau và đôi khi xảy ra mâu thuẫn.
Thổ Nhĩ Kỳ thay thế Iran trở thành nước có ảnh hưởng lớn nhất ở Syria Thổ Nhĩ Kỳ đang vượt qua Iran để trở thành nước có ảnh hưởng hàng đầu tại Syria, đán.h dấu bước ngoặt lớn trong cán cân quyền lực khu vực. Với chiến lược rõ ràng và sự hậu thuẫn cho các nhóm đối lập, Ankara đang khẳng định vai trò của mình ở quốc gia này, trong khi Iran chật vật giữ vững...