Thổ Nhĩ Kỳ hối thúc Thụy Điển thực hiện cam kết để gia nhập NATO
Ngày 21/7, kênh truyền hình Haberturk dẫn lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết Ankara sẽ hành động để phê chuẩn tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển, trên cơ sở sự hợp tác của Stockholm trong vấn đề chống khủng bố.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong cuộc họp báo tại Hội nghị Cộng đồng chính trị châu Âu ở Prague, CH Séc. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới sau khi kết thúc chuyến công du tới các quốc gia Vùng Vịnh và miền Bắc Cyprus, Tổng thống Erdogan nêu rõ lịch trình làm việc của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ quyết định tiến trình phê chuẩn việc Thụy Điển gia nhập NATO. Ông nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ mong đợi Thụy Điển sẽ thực hiện cam kết liên quan tới cuộc chiến chống các tổ chức khủng bố và về vấn đề dẫn độ các phần tử khủng bố.
Vào ngày 12/7 vừa qua, Tổng thống Erdogan tuyên bố sẽ chuyển đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển lên Quốc hội nước này để tiến hành biểu quyết thông qua ngay khi các nhà lập pháp nhóm họp trở lại vào ngày 1/10 tới.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Tổng thống Erdogan nhấn mạnh Stockholm sẽ cung cấp cho Ankara lộ trình về các bước mà nước này sẽ thực hiện để đối phó với khủng bố.
Thụy Điển cùng với Phần Lan đã xúc tiến các thủ tục gia nhập NATO vào năm ngoái, song vấp phải sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng hai nước này chứa chấp các thành viên của tổ chức đảng Công nhân người Kurd (PKK) bị Ankara xem là một nhóm khủng bố, cũng như các thành viên của phong trào Gulen bị cáo buộc đứng sau âm mưu đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016. Để trở thành thành viên của NATO, cần phải được quốc hội của toàn bộ 30 quốc gia thành viên hiện nay của khối quân sự này phê chuẩn. Phần Lan đã trở thành thành viên thứ 31 của NATO hồi tháng 4 sau khi được Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn vào cuối tháng.
Iraq dọa cắt đứt quan hệ ngoại giao với Thụy Điển sau vụ đốt kinh Koran
Iraq tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Thụy Điển nếu có thêm một cuốn kinh Koran bị đốt, sau khi hàng trăm người xông vào Đại sứ quán Thụy Điển ở Baghdad và đốt phá để phản đối một kế hoạch khác nhằm đốt một cuốn kinh ở Stockholm vào cuối ngày 20/7.
Người biểu tình tấn công Đại sứ quán Thụy Điển tại Baghdad. Ảnh Reuters.
Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom cho biết, các nhân viên đại sứ quán vẫn an toàn nhưng chính quyền Iraq đã không thực hiện trách nhiệm bảo vệ đại sứ quán theo Công ước Vienna, Reuters đưa tin.
Chính phủ Iraq lên án mạnh mẽ vụ đốt Đại sứ quán Thụy Điển, theo một tuyên bố từ văn phòng của Thủ tướng Iraq Mohammed Shia Al-Sudani, tuyên bố đây là hành vi vi phạm an ninh và cam kết bảo vệ các cơ quan đại diện ngoại giao.
Tuy nhiên, Baghdad cũng đã "thông báo cho chính phủ Thụy Điển... rằng, bất kỳ sự tái diễn nào của vụ việc liên quan đến việc đốt kinh Koran trên đất Thụy Điển sẽ dẫn đến việc cắt đứt quan hệ ngoại giao", tuyên bố cho biết.
Ngoại trưởng Billstrom cho biết, những gì đã xảy ra là "hoàn toàn không thể chấp nhận được và chính phủ lên án mạnh mẽ những cuộc tấn công này". Ông nói thêm: "Chính phủ Thụy Điển đang liên lạc với các đại diện cấp cao của Iraq để bày tỏ sự thất vọng".
Các cuộc biểu tình phản đối vụ đốt cuốn kinh Koran ở Thụy Điển đã diễn ra tại Iraq từ ngày 29/6 khi hàng nghìn người dân tập trung gần đại sứ quán Thụy Điển tại thủ đô Baghdad để biểu tình phản đối vụ một người tị nạn ở Thụy Điển đốt bản sao kinh Koran hôm 28/6.
Hãng thông tấn STT của Phần Lan đưa tin rằng Đại sứ quán Phần Lan, nằm trong cùng khu vực với Đại sứ quán Thụy Điển, cũng đã được sơ tán nhưng các nhân viên đều an toàn và không bị thương.
Cảnh sát Thụy Điển ngày 19/7 đã chấp thuận đơn đăng ký một sự kiện công khai bên ngoài Đại sứ quán Iraq ở Stockholm trong ngày 20/7 của hai người mà một trong số này đã đốt kinh Koran bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo ở Stockholm hồi tháng 6.
Hãng thông tấn Thụy Điển TT đưa tin rằng, lần này, hai người cũng đã lên kế hoạch đốt kinh Koran và cờ Iraq bên ngoài Đại sứ quán Iraq.
Chính phủ Thụy Điển trong tháng này cho biết, họ đang xem xét thay đổi luật để cho phép cảnh sát ngăn người dân đốt kinh Koran ở nơi công cộng nếu động thái đó gây nguy hiểm cho an ninh của Thụy Điển.
Thụy Điển viện trợ bổ sung hơn 500 triệu USD cho nỗ lực tái thiết Ukraine Ngày 17/7, Chính phủ Thụy Điển cam kết sẽ viện trợ bổ sung 6 tỷ kronor (586 triệu USD) cho nỗ lực tái thiết Ukraine và tạo điều kiện cho Kiev thực thi cải cách để mở đường cho việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Một tòa nhà bị phá hủy sau khi trúng pháo kích trong xung đột Nga-Ukraine tại...