Thợ mỏ hai lần đào được đá quý triệu đô
Saniniu Laizer, người trở thành triệu phú hồi tháng 6 nhờ hai viên đá quý Tanzanite, vừa tìm được một viên khác trị giá 2 triệu USD.
Viên đá quý thứ ba được ông Laizer, ở quận Simanjiro, vùng Manyara, phía bắc Tanzania, tìm thấy nặng 6,3 kg. Ông cho rằng trải nghiệm của mình là một hình mẫu và kêu gọi những người thợ mỏ quy mô nhỏ hợp tác với chính phủ.
Tanzanite là một loại đá quý chỉ có ở vùng phía bắc của quốc gia Đông Phi này và được dùng để chế tác trang sức. Đây là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất và một nhà địa chất địa phương ước tính Tanzanite có thể cạn kiệt trong 20 năm tới. Giá trị của nó được xác định dựa trên độ hiếm của màu sắc và độ trong suốt.
Hồi tháng 6, ông Laizer, 52 tuổi, trở thành triệu phú sau một đêm nhờ đào được hai viên Tanzanite màu xanh tím thẫm lớn chưa từng thấy ở nước này, nặng 9,2 và 5,8 kg. Ngân hàng Tanzania đã mua lại hai viên đá quý với giá 3,35 triệu USD.
“Không có giải pháp nào nhanh chóng hơn là bán đá quý cho chính phủ. Họ rất minh bạch”, ông nói tại mỏ Mirerani hôm qua.
Thợ mỏ Saniniu Laizer và hai viên đá Tanzanite lớn đào được hồi tháng 6 ở Manyara, phía bắc Tanzania. Ảnh: AFP
Sau khi trở thành triệu phú hồi tháng 6, người cha 30 con cho biết may mắn này sẽ không làm ông thay đổi lối sống và sẽ tiếp tục coi sóc đàn bò 2.000 con bò của mình. Lần này, ông tuyên bố sẽ dùng số tiền thu được từ việc bán đá quý để xây một trường học và một cơ sở y tế tại địa phương. Ông cũng không cần đến biện pháp an ninh nào, dù sở hữu khối tài sản lớn.
Tanzania năm ngoái thành lập các trung tâm thương mại khắp nước này để các thợ mỏ bán đá quý và vàng cho chính phủ. Họ không phải là lao động chính thức của các công ty khai khoáng và thường đào tìm đá quý bằng phương pháp thủ công.
Các thợ mỏ hoạt động riêng lẻ như Laizer xin giấy phép chính phủ để được tìm kiếm Tanzanite, nhưng việc khai thác bất hợp pháp thực tế rất phổ biến, đặc biệt là gần các mỏ thuộc sở hữu của những công ty lớn.
Hồi tháng 4/2018, Tổng thống Tanzania đã cho xây một bức tường dài 24 km bao quanh các mỏ tanzanite ở phía bắc đất nước để ngăn chặn nạn buôn lậu đá quý qua biên giới.
Nhân chứng kể phút bùn đổ sụp gây 'sóng thần' ở Myanmar
Đống bùn thải ở mỏ khai thác lộ thiên bang Kachin đổ sập xuống hồ nước bên dưới, gây "sóng thần" nhấn chìm những công nhân gần đó.
Maung Khaing, một thợ mỏ 38 tuổi chứng kiến thảm họa, cho biết khi anh chuẩn bị chụp bức ảnh về gò đất trông có vẻ sắp đổ sụp sáng nay, mọi người bắt đầu la thất thanh "Chạy, chạy đi!".
"Trong vòng một phút, tất cả những người ở chân núi biến mất", Maung nói qua điện thoại. "Trong lòng tôi trống rỗng, tôi vẫn còn nổi da gà. Có nhiều người mắc kẹt trong bùn kêu cứu nhưng không ai có thể giúp họ".
Sau những trận mưa lớn tại khu mỏ ở thị trấn Hpakant, miền bắc Myanmar, giáp biên giới Trung Quốc, bùn thải từ khai thác mỏ cao tới gần 80 mét đổ sụp xuống khu mỏ lộ thiên, ập xuống hồ nước mưa bên dưới và tạo cảnh tượng như sóng thần. Đợt sóng ào tới, nhấn chìm những thợ mỏ đang làm việc ở chân núi trong nước và bùn lầy.
Lực lượng cứu nạn đưa thi thể nạn nhân từ mỏ khai thác ngọc bích bang Kachin ra ngoài. Ảnh: Reuters.
Vụ sạt lở xảy ra khi các thợ mỏ đang tìm kiếm đá quý trên địa hình đồi núi hiểm trở. Hoạt động đào bới khai thác ngọc bích trước đó đã khiến nền đất trên sườn núi nơi đây bị suy yếu và sụp xuống khi mưa lớn.
126 thi thể đã được tìm thấy. Giới chức ước tính hàng trăm người có thể đã thiệt mạng, trong khi một số người được cứu sống. Những bức ảnh do trang tin tức quân sự Myanmar chia sẻ cho thấy thi thể thợ mỏ được quấn bạt xếp thành hàng dài. Một số nạn nhân bị mất giày, có thể do lực của khối bùn nước nhấn chìm họ.
Thi thể các thợ mỏ được xếp thành hàng dài sau vụ sạt lở ở mỏ khai thác ngọc bích bang Kachin, Myanmar hôm nay. Ảnh: AP.
Than Hlaing, một người tham gia hỗ trợ tại hiện trường, cho biết đa số nạn nhân thiệt mạng là người làm việc tự do, nhặt đá quý sót lại từ quặng của một công ty khai thác lớn. Khoảng 100 người vẫn mất tích và 30 người đã nhập viện.
Theo Than Hlaing, một quan chức địa phương đã cảnh báo mọi người không nên đến mỏ hôm nay vì thời tiết xấu. Cảnh sát cũng nói rằng số người chết có thể còn cao hơn nếu giới chức hôm trước không cảnh báo người dân tránh xa các hố khai thác.
"Không có hy vọng các gia đình được bồi thường vì họ là những người khai thác tự do", Than nói. "Tôi không thấy cách nào để thoát khỏi vòng lẩn quẩn này. Mọi người chấp nhận rủi ro, đi vào các bãi bùn thải nhặt đá quý, vì họ không có lựa chọn nào khác".
Các mỏ ngọc bích lộ thiên tạo ra vô số hố đào tại Hpakant, khiến khu vực này có diện mạo như Mặt Trăng. Hàng chục người chết mỗi năm khi khai thác ngọc bích, ngành công nghiệp sinh lợi nhuận cao nhưng quản lý kém, sử dụng lao động nhập cư lương thấp để tạo ra loại đá quý rất được ưa chuộng ở Trung Quốc.
Sự cố sập hầm mỏ thường xuyên xảy ra ở khu vực khai thác ngọc bích của bang Kachin. Hơn 50 người chết trong vụ sập mỏ năm ngoái và hàng chục người bị cuốn đi năm 2018. Ít nhất 120 người bị chôn vùi sau vụ sạt lở bùn thải năm 2015.
Bùn đất đổ sập xuống hồ nước gây sóng thần tại mỏ khai thác ngọc bích ở Myanmar hôm nay. Video: Editorji.
Tử thần rình rập trên mỏ ngọc bích Myanmar Khai thác ngọc bích là nghề nguy hiểm ở Myanmar, khi các công nhân luôn phải đối mặt với nguy cơ bị sập hầm, sạt lở cùng nhiều tệ nạn khác. Tại một trong những mỏ khai thác ngọc bích trên các ngọn núi ở bang Kachin, phía bắc Myanmar, một thợ mỏ đến giờ vẫn không quên được cảnh tượng 5 người...