Thổ Hà ngôi làng cổ kính êm đềm bên sông Cầu
Nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng, làng Thổ Hà trải qua bao thăng trầm vẫn giữ được nét cổ kính, đậm đà bản sắc văn hóa Việt.
Làng Thổ Hà (thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 45km, nằm dọc theo dòng chảy của bờ Bắc sông Cầu. Với ba mặt là mênh mông sông nước, khách vãn lai đến với “bán đảo” Thổ Hà hay người dân ra khỏi làng phần lớn đều phải đi đò.
Cổng làng Thổ Hà có kiến trúc đẹp, bề thế và vẫn mang nét đặc trưng của văn hóa truyền thống đồng bằng Bắc Bộ.
Đình Thổ Hà tiêu biểu cho không gian tâm linh, văn hóa của người Việt với nhiều nét kiến trúc mang đặc trưng của thế kỷ XVI. ình có quy mô lớn, bề thế thể hiện trình độ xây dựng đình khá cao của những người thợ thời xưa.
Vào thế kỷ 14, Thổ Hà đã từng là một trong các trung tâm làm gốm nổi tiếng nhất của người Việt. Gốm Thổ Hà có những đặc điểm riêng như không tráng men mà dùng kỹ thuật nung đến độ men của đất tự chảy ra, bởi vậy các sản phẩm có độ sành cao, tiếng kêu như chuông, màu men nâu đỏ mịn màng, ấm áp không nơi nào có được.
Tuy hiện nay người Thổ Hà không còn mặn mà với nghề gốm nhưng sự hưng thịnh xưa kia vẫn còn thể hiện qua các quần thể kiến trúc mà người dân Thổ Hà đã xây dựng.
Những bức tường ở Thổ Hà không trát vôi vữa mà được tận dụng từ chính những mảnh gốm, chum vại, tiểu sành bỏ đi mà kết hợp, đan xen với nhau tạo nên nét độc đáo cho ngôi làng.
Men theo từng con ngõ nhỏ và hẹp chỉ đủ 2 người đi bộ tránh nhau, những bức tường vẫn được đan cài răng lược bằng những mảnh gốm tạo cảm giác sâu hun hút.
Video đang HOT
Trục đường chính qua làng Thổ Hà chỉ có một con đường duy nhất. Từ đó, tỏa nhánh vào từng ngõ nhỏ, ngõ nào cũng hẹp, chỉ khoảng 1 – 1,5m như một thứ “đặc sản” của vùng quê giàu truyền thống văn hóa này.
Ông Trịnh Quang Sơn, một vị sư lò của làng kể rằng những con ngõ chính là điểm đặc biệt còn sót lại của một ngôi làng chiến đấu thời kháng chiến chống Pháp. Chính bởi ngõ nhỏ, sâu hun hút và thường không đi theo lối thẳng nên địch rất sợ không dám vào trong ngõ mà chỉ dám đi trên mái nhà. Giờ đây, kết cấu đặc biệt ấy cũng giúp cho việc truy bắt trộm, cướp dễ dàng.
Khi nghề gốm ở Thổ Hà không còn được hưng thịnh như trước, người dân nơi đây đã chuyển qua làm bánh đa nem và nhanh chóng nổi tiếng xa gần bởi độ dẻo dai, thơm ngon, hấp dẫn và giúp người dân có thu nhập ổn định.
Đến Thổ Hà vào buổi sáng khi mặt trời chưa đứng bóng sẽ thấy cảnh người dân nhộn nhịp phơi bánh.
Từng con ngõ hẹp đều được người dân tận dụng để phơi bánh, những phên bánh xếp ngang dọc tạo cho Thổ Hà một khung cảnh độc đáo và đẹp như một bức tranh.
Với tất cả những nét cổ kính trầm mặc, một bề dày lịch sử văn hóa lâu đời và sự sống vẫn nhộn nhịp, Thổ Hà như là một cây cầu nối liền hiện tại với quá khứ, là địa điểm thu hút nhiều nhà nghiên cứu, du khách trong và ngoài nước đến với nơi đây./.
Chiêm ngưỡng 5 ngôi làng đẹp như tranh vẽ
Việt Nam luôn được du khách biết đến với nhiều điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn bởi vẻ đẹp tự nhiên cùng những nét văn hóa truyền thống đặc sắc.
Trong đó không thể không kể đến những ngôi làng cổ kính, đẹp nên thơ trải dài khắp từ Bắc tới Nam. Dưới đây là 5 ngôi làng đẹp như tranh vẽ với khung cảnh yên bình, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt mà du khách không nên bỏ lỡ.
Những ngôi nhà nấm mộc mạc nằm lặng lẽ trong khói sương của vùng cao tạo nên một nét quyến rũ rất riêng cho Kin Chu Phì - mảnh đất rẻo cao Tây Bắc.
LÀNG CÙ LẦN - LÂM ĐỒNG
Tọa lạc dưới chân đỉnh Lang Biang, làng Cù Lần không chỉ nổi tiếng với cái tên đặc biệt của riêng mình mà còn được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp thanh bình đậm chất núi rừng Tây Nguyên.
Cách trung tâm TP. Đà Lạt 21km, làng Cù Lần nằm trên một vùng đồi rộng khoảng 30ha giữa những cánh rừng thông bạt ngàn xanh mát. Nơi đây vốn là nơi sinh sống của người dân tộc K'ho ở Tây Nguyên nên những ngôi nhà ở đây đều được xây dựng theo lối kiến trúc nhà sàn của người K'ho.
Để đến với làng Cù Lần, du khách sẽ đi qua một rừng thông xanh ngút ngàn tới một cây cầu treo bắc qua con suối nhỏ. Càng vào sâu bên trong, du khách càng cảm nhận được bức tranh thiên nhiên hài hòa mà tạo hóa ưu ái ban cho nơi đây, cả một vùng xanh mát, yên bình đầy thơ mộng.
Với những địa điểm tham quan hấp dẫn như đồi giữ lửa, những ngôi nhà gỗ hoang dã, những con đường lát đá đầy hoa, chợ Chồm Hổm, xóm K'ho... cùng rất nhiều hoạt động dã ngoại thú vị, ngôi làng đẹp như tranh vẽ giữa núi rừng Đà Lạt này vẫn luôn là địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế mỗi năm.
LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM - HÀ NỘI
Làng cổ Đường Lâm nằm ở huyện Sơn Tây, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội chỉ khoảng 44km. Đây là ngôi làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia năm 2006. Với những nét đặc trưng về kiến trúc, nghệ thuật của một làng Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có thể nói làng cổ Đường Lâm chỉ đứng sau phố cổ Hội An và phố cổ Hà Nội về quy mô cũng như giá trị nghệ thuật khiến cho nơi đây trở thành một điểm nhấn du lịch của Hà Nội.
Ngoài ra, đây còn là vùng đất "địa linh nhân kiệt", nơi duy nhất "một ấp hai vua" - nơi sinh của vua Phùng Hưng và vua Ngô Quyền nên nơi đây còn gắn liền với những di tích lịch sử, văn hóa Nho học khiến du khách ai cũng một lần muốn ghé qua. Không chỉ hấp dẫn người dân trong nước mà du khách nước ngoài cũng rất thích nơi đây, họ tìm đến để trải nghiệm, để khám phá về kiến trúc, về con người nơi đây, về một vùng quê bình yên, thanh bình, giản dị giữa lòng thủ đô Hà Nội ồn ào, náo nhiệt.
Kiến trúc của làng cổ Đường Lâm tiêu biểu cho lối kiến trúc của làng quê đồng bằng Bắc Bộ xưa kia với đình làng, cây đa, bến nước, chùa miếu,... khiến du khách tới nơi đây mà ngỡ như đang lạc vào những câu chuyện cổ tích Việt Nam vậy.
Ngay đầu tiên là cổng làng Mông Phụ được xây dựng vào năm 1833 với kiến trúc vòm và lớp đá ong tổ bên cạnh cây đa hơn 300 năm tuổi tạo nên một cảnh quan thực sự thanh bình và cổ kính. Dù thời gian đã làm mai một đi nhiều, nhưng cho đến nay làng cổ Đường Lâm vẫn còn tổng cộng 956 ngôi nhà cổ với kiến trúc 5 gian hoặc 7 gian được xây dựng từ các năm 1649, 1703, 1850.... Những nếp nhà cổ xưa nhuốm màu thời gian này sẽ là nơi mà mỗi người con xa xứ tìm lại những ký ức bình yên nơi làng quê của tuổi thơ.
BẢN KIN CHU PHÌN - SAPA
Kin Chu Phìn là một bản nhỏ nằm ở vùng núi cao và xa xôi nhất của xã Nậm Pung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, giáp với biên giới Trung Quốc. Nơi đây tập trung đông đồng bào dân tộc Dao đỏ và Hà Nhì sinh sống.
Đứng từ xa, những căn nhà trình tường nguyên sơ của người dân tộc Hà Nhì tựa như những cây nấm khổng lồ xinh đẹp mọc xen kẽ nhau bên sườn núi. Khung cảnh ấy đẹp tựa vùng đất thần tiên trong chuyện cổ tích mà bất kỳ ai cũng một lần ước đến.
Ngoài việc được chiêm ngưỡng những "ngôi nhà nấm" của vùng cao Tây Bắc, du khách còn có cơ hội trải nghiệm những bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng người Hà Nhì. Dạo một vòng quanh bản làng, trò chuyện cùng đồng bào, thưởng thức hương vị bia của người Hà Nhì cùng bữa cơm giản dị dưới mái nhà trình tường, du khách sẽ cảm nhận được nét bình dị, nguyên sơ cả về cảnh sắc lẫn bản sắc nơi đây.
LÀNG CHÀI MŨI NÉ - BÌNH THUẬN
Nằm dọc trên con đường Huỳnh Thúc Kháng, một trong những cung đường lãng mạn của thành phố Phan Thiết với một bên là biển, một bên là những hàng cây dừa xanh rì rào, làng chài Mũi Né là một ngôi làng đẹp tựa cổ tích với hương vị đặc trưng của miền biển.
Nép mình êm đềm bên con đường Huỳnh Thúc Kháng và xen giữa những hàng dừa cao vút rất riêng của xứ biển Phan Thiết, làng chài luôn có một sức quyến rũ đến lạ từ buổi bình minh cho đến khi mặt trời khuất dạng. Nhìn từ trên cao xuống, khung cảnh quen thuộc của vùng biển, những ghe đánh bắt phía xa xa nằm xen với những chiếc thúng xanh bắt mắt.
Sở hữu vẻ đẹp nguyên sơ, bình dị của một làng chài ven biển, làng chài Mũi Né với bãi cát trắng mịn trải dài, nước biển trong xanh êm ái mang lại cho du khách một cảm giác thanh bình, yên ả mỗi khi đặt chân tới nơi đây.
Nhìn từ trên cao, cả một bờ biển trải dài với hàng trăm tàu bè neo đậu đan xen với những chiếc thuyền thúng mang sắc xanh đặc trưng của biển cả. Mỗi sáng sớm vừa lên, không khí nơi đây trở nên nhộn nhịp bởi những tàu ghe, thuyền bè thi nhau cập bến, người dân hối hả trao đổi từng mẻ cá, tôm.
Bắt đầu từ 5 giờ 30 đến 6 giờ sáng trở đi, những chiếc thuyền, chiếc thúng ngoài khơi xa lần lượt mang theo một nguồn hải sản lớn vào bờ. Những người đàn ông lực lưỡng nhảy xuống kéo thuyền thúng, lôi hết những gì đánh bắt được trong đêm xuống, đổ ra tấm bạt trải dài trên cát. Làng chài Mũi Né chủ yếu phục vụ cho nhu cầu dân sinh, tuy nhiên cũng có rất nhiều khách du lịch tìm đến để mua về hoặc chế biến thưởng thức tại chỗ.
Đây còn là nơi có phong cảnh tuyệt đẹp khi hoàng hôn buông xuống hay bình minh lên, ngắm nhìn từ xa bãi biển có hàng trăm tàu bè neo đậu, một phong cảnh thật nên thơ hấp dẫn. Vào mỗi thời điểm trong ngày, nơi đây lại mang một màu sắc riêng của cuộc sống miền biển. Bình minh làng chài đầy sức sống với những hừng sáng lung linh trên mặt biển, hoàng hôn buông xuống với những ánh nắng khuất dần đầy mơ màng, nên thơ, tất cả tạo nên khung cảnh của một ngôi làng đẹp tựa cổ tích khiến du khách say mê quên lối về.
LÀNG CHÀI CỬA VẠN - QUẢNG NINH
Thuộc địa phận xã Hùng Thắng, TP. Hạ Long, làng chài Cửa Vạn tựa như một "ốc đảo nhỏ" với những ngôi nhà bè nhiều màu sắc nổi trên mặt nước được vây xung quanh bởi những ngọn núi đá vôi đặc trưng của vịnh Hạ Long. Năm 2012, nơi đây từng được bình chọn là một trong 16 ngôi làng cổ đẹp nhất thế giới.
Làng chài Cửa Vạn là nhà của hơn 300 gia đình sống chủ yếu bằng nghề chài lưới. Đến làng chài Cửa Vạn, du khách không chỉ được đắm mình trong không gian yên tĩnh, thanh bình, quyến rũ đến kỳ lạ, được chiêm ngưỡng thiên nhiên thơ mộng, tìm hiểu đời sống văn hóa của ngư dân mà còn được trực tiếp tham gia chèo thuyền, giăng lưới, thả câu bắt tôm cá cùng các thôn nữ trong làng.
Đến với làng chài Cửa Vạn, du khách không chỉ được đắm mình trong không gian êm ả, thanh bình, quyến rũ đến kỳ lạ, được tận mắt ngắm cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, tìm hiểu đời sống văn hóa của ngư dân, mà còn được những thôn nữ làng chài trực tiếp hướng dẫn tham quan, chỉ dẫn cách chèo thuyền, giăng lưới, thả câu bắt tôm cá... Khung cảnh bình yên, hiền hòa, chứa đựng đầy nét nguyên sơ của một làng chài trên biển.
Ngôi làng cổ Italy miễn phí nơi ở để thu hút khách du lịch Ngôi làng cổ truyền thống San Giovanni ở Italy sẽ hỗ trợ miễn phí nơi ở cho khách du lịch trong mùa hè năm 2020. Ngôi làng cổ San Giovanni ở Molise, Italia miễn phí nơi ở để thu hút khách du lịch Theo tờ Insider, ngôi làng cổ San Giovanni ở Molise, Italy bao quanh với những quảng trường xưa cũ, ngôi...