Thợ dạy, anh là ai?
Có những giáo viên sử dụng giáo án “nhuần nhuyễn” nhiều năm, vẫn cuốn giáo án ấy đều đều lên lớp từ năm này qua năm khác.
LTS: Chia sẻ những suy nghĩ về nghề dạy học, thầy giáo Hồng Lam Sơn vẽ ra chân dung những “ thợ dạy” khiến công cuộc đổi mới giáo dục thêm khó khăn.
Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Bên cạnh những “thầy dạy”, tức là những giáo viên dạy có tâm huyết, yêu nghề, dạy có hiệu quả, được đồng nghiệp và học sinh quý mến, tin tưởng thì còn có những “thợ dạy” mà chúng ta dễ dàng bắt gặp khắp nơi.
Nhận diện được “thợ dạy” không khó! Đó là những giáo viên “sáng ôm giáo án đi, trưa ôm giáo án về”.
Họ dạy cho có giờ, có tiết được phân công trên thời khóa biểu. Kiến thức truyền đạt không sai, vì cứ theo sách hướng dẫn mà “làm tới” là “an toàn”.
Họ là những giáo viên có thâm niên cao, là những bậc “cây cao bóng cả” trong nhà trường.
Vì vậy, ít ai dám góp ý vì số năm trong ngành của họ cũng không còn nhiều.
Giáo viên giỏi và thợ dạy khác nhau như thế nào? Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ từ sggp.org.vn
Hơn nữa, bậc “cha chú” thì đàn em “sinh sau đẻ muộn” phải biết “ý tứ”, không dám góp ý về chuyện phương pháp, chuyên môn …
Có những giáo viên sử dụng giáo án “nhuần nhuyễn” nhiều năm, vẫn cuốn giáo án ấy đều đều lên lớp từ năm này qua năm khác, từ thế hệ học trò này qua thế hệ học trò khác!
Video đang HOT
Mặc dù có quy định: giáo án từ năm năm trở lên phải có bổ sung kiến thức nhưng việc họ có “bổ sung” hay không thì là chuyện khác…
Có khi chỉ là một tờ giấy A4 lẻ ghép vào, có khi là một bài báo cắt ở đâu đó…
Những giờ dạy khô cứng, không vì học sinh nên các em khó tiếp thu. Rồi phụ huynh phản ánh.
Nhà trường gặp riêng góp ý thì họ bảo tại học sinh làm biếng học, trong giờ dạy không chú ý nghe giảng…
Họ không nghĩ rằng vì sao các em lại hờ hững, không chú ý nghe giảng?
Phải chăng lỗi thuộc về mình trước, không chịu mở mang kiến thức, tìm hiểu thêm những tư liệu để bài giảng sinh động, hấp dẫn?
Điều chúng tôi muốn nói ở đây là thực trạng “thợ dạy” hiện nay khá nhiều, họ làm cản trở cho việc đổi mới phương pháp.
Lương, thưởng thì “đến hạn lại lên”, dạy thiếu nhiệt tình vẫn không bị phê bình (mà ai dám phê bình) nên ảnh hưởng không ít đến tư tưởng, đến tinh thần phấn đấu của những giáo viên trẻ mới vào nghề.
Nhìn những cuốn giáo án với bìa cũ ố vàng, góc quăn queo vẫn được sử dụng … đều đều mà ái ngại!
Thật “vô phước” cho những học trò gặp phải những “thợ dạy” như thế này.
Cũng kiến thức ấy, cũng thí dụ ấy, trình tự bài dạy ấy không hề thay đổi!
Năm nào, bài “ Chơi chữ trong tiếng Việt” vẫn là “ Ruồi đậu mâm xôi đậu/ Kiến bò đĩa thịt bò” có sẵn trong sách giáo khoa, dạy hết lớp người anh (chị) qua lớp đàn em cũng vậy!
Sao không chịu khó tìm thí dụ khác như: “ Bánh ít nhiều đường, bánh ít ngọt/ Trầu không có thuốc, trầu không cay” để nó mới hơn, lạ hơn, học sinh phải “vắt óc” suy nghĩ hơn?
Một khi các em giành nhau trả lời thì lớp mới sôi nổi, sinh động và vui hơn…
Xem ra “thợ dạy” vẫn còn “đất sống” bởi sự cả nể mang tính “truyền thống”, tinh thần đấu tranh cho cái mới trong nhà trường chưa cao, chưa hiệu quả.
Thật buồn khi những “thợ dạy” Văn mà không thuộc nổi mội bài thơ, đoạn văn; không thể ngâm nổi một bài thơ mà phải nhờ đến máy móc…
Như thế thì họ lấy “lửa” ở đâu để truyền “ngọn lửa” yêu văn chương cho học sinh, cho những tâm hồn non trẻ, đầy khát vọng?
HỒNG LAM SƠN
Theo giaoduc.net.vn
Yêu trò bao nhiêu, yêu nghề bấy nhiêu
Đội ngũ nhà giáo nữ đã và đang chiếm một vị trí quan trọng không thể thay thế trong sự nghiệp giáo dục. Ở thành thị hay nông thôn, biên giới hay hải đảo... họ đều mang hết tri thức, tuổi xuân, sức khỏe để truyền dạy học trò. Sự tận tụy, hy sinh của họ chẳng thể thước đo nào đo đủ.
Yêu trò nên chẳng ngại gian nan
Nếu từng lên núi cao, ra hải đảo, được tận mắt chứng kiến cuộc sống và công việc giảng dạy nơi vùng khó của nữ giáo viên mới thấm được những vất vả, nhọc nhằn mà họ đang hàng ngày đối diện và vượt qua.
Vì lý do gì họ sẵn sàng âm thầm dâng hiến tuổi xuân, sống xa gia đình người thân, chấp nhận mọi thiếu thốn từ tinh thần đến vật chất để được trụ vững với nghề dạy học? Chắc chắn lý do quan trọng và lớn lao hơn cả bởi họ yêu người, yêu nghề. Tình yêu ấy đủ lớn để họ miệt mài cống hiến.
Cô giáo Lục Thị Loan (Mường Lát, Thanh Hóa), mặc dù lấy chồng tận Thường Tín (Hà Nội), đã có 2 con nhỏ nhưng vẫn bám trụ nơi núi rừng Mường Lát để hàng ngày chăm sóc những đứa trẻ mầm non vùng cao. Mỗi lần nói về gia đình cô lại ứa nước mắt: Một tháng, thậm chí có khi tới 2 tháng mới về thăm con một lần bởi đường đi lại quá xa.
Ngày nào cũng gọi điện thăm con và có ông bà nội, bố... chăm sóc dạy bảo hàng ngày nhưng biết bao xót xa, lo lắng chẳng nguôi. Mỗi lần về thăm gia đình, chồng con... cô gần như không có thời gian cho mình, từ việc kiểm tra lại việc học hành con cái đến mua sắm từng chiếc quần áo mới cho con, cô đều muốn chăm chút và cố gắng hoàn tất. Mẹ là cô giáo vùng cao nên hai đứa trẻ cũng dần quen với việc xa mẹ, ốm đau bố chăm sóc, chuẩn bị sách vở khai giảng trước cả tháng, ngày khai giảng chẳng có mẹ đưa tới trường...
Nhưng nếu nói bỏ nghề để về xuôi đoàn tụ cùng gia đình thì điều đó lại vô cùng khó với Loan. Cô sinh ra và lớn lên ở vùng đất khó Mường Lát này. Cô yêu và hiểu những đứa trẻ nơi đây cần được chăm chút dạy bảo chừng nào. Nghĩ đến chúng, cô càng có thêm động lực, quyết tâm để ở lại với nghề, mang hết nhiệt huyết để chăm sóc dạy bảo học sinh.
Nói tới nữ nhà giáo vùng khó, thách thức không chỉ ở tinh thần khi phải xa gia đình, người thân... mà điều kiện vật chất về dạy học, sinh hoạt hàng ngày cũng còn nhiều vất vả. Những điểm trường lẻ trong điều kiện thiếu điện, nước, sóng điện thoại... vẫn tồn tại. Hàng ngày nhiều giáo viên vẫn đi cả chục km đường rừng, dốc để đến trường lớp dạy học. Ngày nghỉ cuối tuần, họ lại vượt hàng chục km đường rừng núi để về xuôi đoàn tụ gia đình. Khi trở lên, sau xe họ là gạo, thịt, lạc, trứng, rau xanh và quần áo... để đảm bảo cho một tuần dạy học.
Đường tới trường của đa số giáo viên vùng khó trong tình trạng đường rừng núi, qua sông suối, lúc đi được bằng xe máy khi phải đi bộ mới vào tới trường. Tình trạng phòng học đồng thời là chỗ ở cho các cô giáo tại điểm trường cũng chưa thể khắc phục hết... Chính vì vậy, nữ giáo viên vùng cao nếu không có sự yêu trẻ, yêu nghề thì không thể kiên nhẫn chịu đựng và tự mình khắc phục vươn lên mọi hoàn cảnh sống để trụ vững với nghề...
Uốn nắn từng nét vẽ. Ảnh: Thanh Long
Mang chữ "tâm" vào giáo dục
Mỗi HS là sản phẩm ghi dấu đậm nét của những người thầy đã đi qua trong cuộc đời. HS không chỉ được những người thầy truyền thụ tri thức mà lớn lao hơn các cô giáo đã góp phần quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển nhân cách tâm hồn học trò. Chữ "tâm" không chỉ giúp nữ nhà giáo thêm yêu và gắn bó với mỗi học trò mà họ còn tích cực nâng cao chuyên môn nghề nghiệp, đổi mới sáng tạo để nâng cao chất lượng giáo dục.
Môi trường giáo dục, từ vùng khó đến thuận lợi vẫn còn nhiều HS vi phạm kỷ luật, chưa ngoan, tiếp thu chậm, lệch chuẩn về hành vi, đạo đức... Bằng lương tâm, trách nhiệm các cô giáo đã nắm bắt, tìm hiểu tính cách hoàn cảnh từng em, dùng tình yêu thương như người mẹ thứ hai để giáo dục các em tiến bộ, nên người. Với tâm huyết và tấm lòng bao dung, các cô đã xua đi khoảng cách giữa thầy và trò, giúp biết bao HS sợ học, lười học trở lại với trường lớp.
Nữ giáo viên vùng khó, "chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" là điều không thể phủ nhận. Các cô không chỉ mang đến cho HS kiến thức mà hơn thế còn thay thế cha mẹ dạy các em những kĩ năng cơ bản nhất trong cuộc sống. Đến với học trò bằng chữ tâm nên nhiều cô giáo sẵn sàng chia sẻ những bữa cơm rau, cháo, những tấm áo ấm manh quần lúc nhỡ bữa, hay khi trời trở lạnh. Các cô có thể sẵn sàng bỏ cả thời gian ngày nghỉ của cá nhân để kèm cặp, giảng dạy khi các em hổng kiến thức, chưa hiểu bài. Các cô sẵn sàng cõng bàn ghế lên lớp học trên núi trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt... Ở đâu có đội ngũ nhà giáo, ở đó học sinh được trao truyền kiến thức, được yêu thương dạy bảo...
Với sự nỗ lực vượt khó từ tinh thần đến vật chất... những nữ nhà giáo đã và đang góp phần không nhỏ cho sự nghiệp ngành Giáo dục. Họ đã và mãi là hình ảnh đẹp, tấm gương sáng ngời và xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội - "Cô giáo mẹ hiền".
Hà Anh
Theo giaoducthoidai
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT quản lý sổ sách đào tạo nghề Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khuyến khích các trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, quản lý, sử dụng các hồ sơ, sổ sách điện tử; tin học hóa, tích hợp các hồ sơ, sổ sách trong các phần mềm quản lý đào tạo của trường. Ảnh minh họa Nội dung trên được nêu...