Thợ đào Bitcoin ở Trung Quốc đang bị săn lùng
Chính quyền Bắc Kinh đang truy quét những thợ đào vẫn còn hoạt động dưới vỏ bọc nhà nghiên cứu dữ liệu.
Trong tháng 9, chiến dịch săn thợ đào được tăng cường ở nhiều tỉnh trên khắp Trung Quốc, nhắm vào các đại học, viện nghiên cứu và trung tâm dữ liệu. Theo Bloomberg , nhân chứng có liên quan cho rằng động thái này bắt nguồn từ mối quan ngại thiếu hụt năng lượng cho mùa đông sắp tới.
Trung Quốc từng là trung tâm khai thác Bitcoin của thế giới.
Cuộc càn quét mới có thể làm suy yếu hơn nữa hoạt động khai thác tiền mã hóa ở quốc gia này, từng chiếm 46% tổng tỉ lệ băm toàn cầu hồi tháng 4, theo dữ liệu của Cambridge Bitcoin Electricity Consumption Index.
Cả giá Bitcoin và tỷ lệ băm toàn cầu đều giảm mạnh khi Trung Quốc bắt đầu trấn áp tiền mã hóa vào đầu năm 2021. Thị trường dần ổn định lại khi nhiều thợ đào chạy trốn sang quốc gia khác.
Theo dự đoán, thợ đào mắc kẹt ở Trung Quốc sẽ tiếp tục hoạt động dưới tầm ngắm của nhà cầm quyền, bằng cách chuyển sang khai thác những đồng tiền ít phổ biến hơn Bitcoin và áp dụng công nghệ lưu trữ phi tập trung. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc từ chối trả lời câu hỏi liên quan đến vấn đề này.
Một thợ đào giấu tên cho biết mỏ đào của anh đã ngưng hoạt động từ lâu. Anh quyết định đặt máy đào rải rác ở nhiều cơ sở, mỗi địa điểm có từ 100 máy trở xuống chạy cùng lúc. Nhờ vậy, nhà hành pháp không thể nhận thấy sự tăng bất thường trong mức tiêu thụ điện, dấu hiện của mỏ đào.
Ở tỉnh Hà Bắc, chính quyền địa phương nghiêm cấm các công ty và viện nghiên cứu đào tiền mã hóa trên hệ thống máy tính của cơ quan, cũng như yêu cầu tự kiểm tra trước ngày 30/9, theo thông báo đăng tải hôm 15/9.
Trong thông báo, sự bành trướng của tiền mã hóa được xem như mối đe dọa cho nền kinh tế và an ninh quốc phòng. Lượng điện tiêu tốn trong quá trình đào hoàn toàn đi ngược lại với chính sách cắt giảm xả thải của quốc gia. Thêm vào đó, giao dịch tiền mã hóa gây lũng đoạn thị trường tài chính.
Video đang HOT
Chính phủ Trung Quốc sẽ tiến hành áp dụng phương pháp giám sát hoạt động máy tính mới trong tháng 10. Viên chức sẽ bị kỷ luật và cắt kết nối mạng nếu phát hiện hoạt động đào phi pháp diễn ra trong hệ thống dữ liệu mình chịu trách nhiệm quản lý.
Vào ngày 15/9, chính quyền Nội Mông tuyên bố thuê chuyên gia nhằm tìm cách xóa sổ các mỏ đào trên địa bàn.
Thợ đào Bitcoin ồ ạt trở lại
Độ khó khai thác Bitcoin đang tăng mạnh do các mỏ đào lớn hoạt động trở lại sau thời gian gián đoạn.
Theo CNBC , độ khó của hoạt động khai thác Bitcoin tăng đột biến trong khoảng thời gian gần đây là điều đã được dự báo từ trước. Sau lệnh cấm của chính phủ Trung Quốc, các mỏ đào Bitcoin ở quốc gia này đang dần tìm được "nhà mới" tại nhiều nơi khác.
Độ khó của hoạt động Bitcoin đang tăng nhanh chóng.
Sáng 13/8, các đoạn mã tự động của Bitcoin đã tăng độ khó của việc khai thác thêm 7,3%. Thuật toán của Bitcoin tự động được cài lại sau mỗi 2.016 khối hoặc 2 tuần/lần để điều chỉnh tùy theo sức mạnh khai thác tổng thể của mạng lưới.
"Tỷ lệ băm (Hashrate) vẫn tiếp tục giảm 42,1% so với mức đỉnh vào tháng 5, lúc bắt đầu cuộc di cư của các trung tâm khai thác tại Trung Quốc", Jason Deane, nhà phân tích tại công ty tư vấn tiền mã hóa Quantum Economics cho biết.
Tuy nhiên, các thợ đào vẫn đang kiếm được nhiều tiền hơn so với trước khi lệnh cấm của chính phủ Trung Quốc được ban hành.
Các thuật toán của Bitcoin liên tục điều chỉnh
Khi Trung Quốc cấm hoạt động khai thác Bitcoin, hơn một nửa sức mạnh tính toán trong hệ thống đã biến mất. Điều này đồng nghĩa với việc cần nhiều thời gian hơn để có thể giao dịch và tạo ra một Bitcoin mới.
Do đó, các thuật toán của Bitcoin đã tự điều chỉnh độ chênh lệch này nhằm làm cho việc khai thác trở nên dễ dàng hơn. Trong tháng 7, độ khó trong hệ thống Bitcoin đã chứng kiến mức giảm mạnh 28%, chưa từng có tiền lệ trước đây.
Bitcoin trở nên dễ đào hơn sau khi các trung tâm đào ở Trung Quốc dừng hoạt động.
Tính năng điều chỉnh độ khó của Bitcoin là một phần quan trọng trong cấu trúc của nó. Ngay cả khi các mở đào tại Trung Quốc, chiếm 54% tổng hashrate của thế giới ngừng hoạt động, các thuật toán vẫn lập tức hiệu chỉnh để đảm bảo sự cân bằng.
"Không có bất kỳ thời gian nghỉ nào đối với hệ thống Bitcoin. Điều chỉnh độ khó thực sự là phần thông minh nhất của hệ thống", kỹ sư khai thác Bitcoin Brandon Arvanaghi cho biết.
Toàn bộ chuỗi sự kiện này được coi như một hiện tượng "thiên nga đen" đối với ngành công nghiệp khai thác tiền mã hóa. Theo thợ đào Alejandro de la Torre, sự kiện này cũng khiến rất nhiều người vốn đã giàu lại càng có cơ hội kiếm nhiều tiền hơn.
Tuy nhiên, ông Deane của công ty tư vấn Quantum Economics khẳng định lợi nhuận sẽ thấp hơn 7,3% khi hoạt động khai thác Bitcoin có sự điều chỉnh mới.
"Giả sử chi phí năng lượng và hashrate không thay đổi, việc tính toán sẽ thực sự đơn giản như lần đầu nó xuất hiện", Deane trả lời CNBC .
Một mỏ đào Bitcoin tại Texas (Mỹ). Đây là nơi vốn của các chủ mỏ Trung Quốc đổ vào, sau khi chính quyền nước này ra lệnh cấm khai thác Bitcoin.
Việc điều chỉnh độ khó cũng phản ánh thực tế rằng hashrate toàn cầu trong lĩnh vực khai thác đã chạm đáy. Đó cũng là một phần nguyên nhân khiến các thợ đào nhanh chóng trở lại từ cuối tháng 6.
"Chúng tôi đã thấy đáy của sự sụt giảm hashrate, và từ nay con số đó chỉ có thể tăng. Sự điều chỉnh tiếp theo này phản ánh thực tế rằng các thợ đào đang nâng cao năng lực và sử dụng thêm nhiều máy mới. Có một lượng lớn máy móc từ Trung Quốc cần được tái sử dụng", Mike Colyer, Giám đốc điều hành của công ty tiền mã hóa Foundry cho biết.
Xây dựng lại hệ thống khai thác Bitcoin
Sau lệnh cấm tại Trung Quốc, vô số máy móc phục vụ hoạt động khai thác đã ngừng hoạt động. Hầu hết trong số chúng sẽ được bán lại cho các quốc gia khác.
"Phần lớn những người từng khai thác Bitcoin tại Trung Quốc không thể chuyển đến Mỹ vì hạn chế về vốn, không nói được tiếng Anh hoặc chưa bao giờ rời khỏi vùng Tứ Xuyên trong suốt cuộc đời họ. Thay vào đó, họ quyết định bán tất cả máy móc của mình", ông De La Torre, phó chủ tịch của nhóm khai thác Poolin giải thích.
Vô số máy đào Bitcoin được bán lại sau lệnh cấm của Trung Quốc.
Tuy nhiên, những "trâu cày" đời cũ này rất khó có thể được tái sử dụng tại các quốc gia khác. Trên thực tế, nhiều người trong ngành khai thác dự đoán rằng các thiệt bị mới sẽ đạt hiệu quả cao hơn, khiến việc đào Bitcoin trở nên dễ dàng hơn.
"Các máy đời mới có hashrate cao hơn đáng kể so với các thế hệ tiền nhiệm, vì vậy chúng ta có thể sẽ thấy hashrate tiếp tục quay trở lại mức cao nhất mọi thời đại trong 12 tháng tới", Whit Gibbs, Giám đốc điều hành công ty khai thác Compass cho biết.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc cạnh tranh giữa các thợ đào sẽ rất gay gắt. Colyer cho biết độ khó của hệ thống dự kiến sẽ tăng hơn 10% mỗi tháng kể từ thời điểm này trở đi. Ngoài ra, nó còn có khả năng tăng lên gấp đôi trong khoảng 9-12 tháng nữa.
Mỹ trở thành trung tâm khai thác Bitcoin như thế nào? Mỹ đã nhanh chóng trở thành thánh địa mới của thợ đào Bitcoin, ngay sau khi Trung Quốc mạnh tay đàn áp hoạt động khai thác tiền điện tử. Cơ sở khai thác rộng lớn của Core Scientific, một trong những công ty khai thác tiền điện tử lớn nhất nước Mỹ, ở thành phố Calvert, bang Kentucky CNBC dẫn dữ liệu mới...