Thịt vịt không chỉ là món ăn ngon mà bạn còn có thể chữa khỏi những bệnh này
Nhiều người thường kỳ thị thịt vịt vì mùi tanh đặc trưng nhưng không biết rằng chúng lại đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đến thế.
Thịt vịt – Món ăn ngon còn là thuốc chữa bệnh trong Đông y
Vào những ngày thời tiết mùa hè nóng nực, thịt vịt luôn là nguồn protein được ưu tiên hàng đầu vì tính mát, dễ ăn. Chúng ta thường làm vịt om sấu, nấu canh măng chua dịu… cả cái oi ả của mùa hè như dịu lại. Nhưng không đơn giản là món ăn, thịt vịt còn là vị thuốc chữa bệnh cực hữu ích trong Đông y.
Vào những ngày thời tiết mùa hè nóng nực, thịt vịt luôn là nguồn protein được ưu tiên hàng đầu vì tính mát, dễ ăn.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), trong Đông y, thịt vịt vị ngọt, mặn, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, thận, có tác dụng tư âm dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Thịt vịt được sử dụng cho các trường hợp suy nhược gầy sút, ăn kém, chán ăn, kiết lỵ, táo bón, phù nề, đới hạ, khí hư, đái tháo đường, sản phụ thiếu sữa, sốt nóng dai dẳng, lòng bàn tay bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, da tóc khô, miệng họng khô, khát nước.
“Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư, ngay cả trong quá trình hóa trị, xạ trị”, lương y Vũ Quốc Trung cho biết thêm. Vị lương y này đặc biệt nhấn mạnh, ăn thịt vịt rất hữu ích cho người suy nhược thể chất, mắc chứng chán ăn, bị sốt, phù nề cơ thể, người có thể chất yếu nhất là sau khi khỏi bệnh, bị đổ mồ hôi ban đêm, phụ nữ ít kinh nguyệt, sản phụ thiếu nữa…
Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư, ngay cả trong quá trình hóa trị, xạ trị.
Chưa hết, trong những tài liệu y thư cổ cũng nhận định, thịt vịt là loại thuốc bổ thượng hạng, có tác dụng điều hòa ngũ tạng, lợi thủy, trừ nhiệt, bổ hư. Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… rất cao.
BS Dzoãn Thị Tường Vy (Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng) cũng nhận định, thịt vịt có chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D… cần thiết cho sức khỏe và quá trình tăng cân. Chính vì thế, ăn thịt vịt rất có lợi cho sức khỏe.
Thịt vịt có chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D…
Video đang HOT
Những bài thuốc chữa bệnh từ thịt vịt dễ làm, phát huy công dụng hiệu quả
Theo lương y Vũ Quốc Trung, chúng ta hoàn toàn có thể chế biến thịt vịt thành những bài thuốc chữa bệnh sau:
- Người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể: Một con vịt, đại táo, liên nhục, bạch quả, cả 3 vị thuốc đều lấy 49 quả, nhân sâm 3g. Vịt làm sạch, đại táo tách bỏ hạt, liên nhục ngâm bóc bỏ vỏ và tâm sen, bạch quả bỏ vỏ và ruột, nhân sâm thái lát nhỏ vụn. Dùng rượu, tương và dầu quét đều ngoài da và trong bụng vịt, sau đó cho cả 4 vị thuốc vào bụng vịt, khâu lại, hầm chín rồi ăn.
Thịt vịt tốt cho người thiếu máu.
- Đau đầu, chóng mặt buôn nôn, nôn nói, phù nề, tiểu ít: Một con vịt, 200g đậu đỏ, thảo quả 10g, hành sống. Vịt làm sạch, đậu đỏ xay ngâm mềm đãi sạch cùng thảo quả xay nhuyễn, trộn đều rồi cho vào bụng vịt, khâu lại, cho nước đun ninh nhừ, thêm hành, không cho muối rồi ăn sẽ phát huy công dụng chữa bệnh rất tốt.
- Phù nề, dùng cho các trường hợp phù ứ nước trong người: Vịt đực 1 con, gạo tẻ 100g. Vịt làm sạch, nấu cho chín nhừ, tiếp tục cho gạo tẻ nấu tiếp cho thành cháo, cho thêm 3 củ hành đã đập giập. Ăn nóng khi đói.
- Tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt, tâm phiền, bị mất ngủ, hay quên: Thịt vịt 100g nấu 30 phút, bổ sung đỗ trọng 30g, mộc nhĩ trắng 30g vào nấu thêm 15 phút rồi ăn.
Thịt vịt giúp chữa tăng huyết áo, đau đầu, chóng mặt…
- Hen suyễn, thiếu máu: Thịt vịt nạc 300g, băm nhỏ ướp gia vị, gạo tẻ 100g, nước mía 300ml, ninh nhừ. Cháo chín cho thịt vịt đảo đều, đun tiếp cho chín vịt. Ăn ngày 3 lần, duy trì liền một tuần.
Lưu ý: Mặc dù thịt vịt rất tốt nhưng chuyên gia đặc biệt lưu ý, phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, lãnh cảm, đàn ông bị liệt dương không nên ăn nhiều. Người bị gút không nên ăn vì hàm lượng purin cao có thể làm tăng axir uric trong cơ thể. Người mắc chứng huyết áp thấp cũng không nên ăn vì thịt vịt tính hàn cao sẽ làm tụt huyết áp…
Theo Helino
Chuyên gia đông y mách những bài thuốc dân gian chữa mất ngủ hiệu quả lại ít tác dụng phụ
Khi có dấu hiệu mất ngủ trước tiên nên điều chỉnh lối sống và kết hợp dùng các loại thảo dược từ thiên nhiên để tìm lại giấc ngủ một cách tự nhiên nhất có thể.
Ngày nay, mất ngủ trở thành một trong những bệnh phổ biến ở ngay cả những người trẻ tuổi. Thuốc ngủ được coi là giải pháp giúp chặn đứng sự mất ngủ ngay lúc đó nhưng lại không phải là giải pháp dài lâu. Vậy phải làm sao?
Ngày nay, mất ngủ trở thành một trong những bệnh phổ biến ở ngay cả những người trẻ tuổi.
Thuốc ngủ có tác dụng ngay nhưng cũng không ít hệ lụy
Theo lương y Vũ Quốc Trung, mất ngủ là triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: Căng thẳng, stress, môi trường sống, chế độ ăn uống hay dùng chất kích thích (trà, cà phê)...
Giấc ngủ ổn định giúp não nghỉ ngơi, mau hồi phục, tỉnh táo tinh thần tăng năng suất lao động và chất lượng cuộc sống, riêng trẻ sơ sinh, giấc ngủ giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt hơn. Người thiếu ngủ, trí nhớ bị giảm sút, nhức đầu, tính tình cáu gắt, tim đập nhanh, tụt huyết áp, tiểu đường, suy tim, trẻ chậm phát triển trí não. Khi mất ngủ, nhiều người thường chọn ngay giải pháp là dùng thuốc ngủ.
Cơ chế của thuốc ngủ là ức chế hoạt động của hệ thần kinh, đưa cơ thể vào trạng thái buồn ngủ, mới dùng có thể giảm triệu chứng nhất thời. Tuy nhiên, khi lạm dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ gây rối loạn não bộ bởi bản chất thuốc mang đến những giấc ngủ "cưỡng ép".
Từ đó, những vấn đề về thần kinh, tâm thần xuất hiện ngày một nhiều, cơ thể rất dễ rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc kéo theo đó là tình trạng lo âu, căng thẳng kéo dài, thậm chí có thể gây trầm cảm.
Lạm dụng thuốc ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ gây rối loạn não bộ bởi bản chất thuốc mang đến những giấc ngủ "cưỡng ép".
Các bài thuốc dân gian chữa mất ngủ
Chứng mất ngủ thường xuất hiện ở người già, người bị suy nhược thần kinh dẫn đến thiếu oxy lên não, gây bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, ngày nay, do áp lực công việc, stress dẫn đến rối loạn tâm lý khiến rất nhiều bạn trẻ cũng rơi vào tình trạng mất ngủ.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, khi có dấu hiệu mất ngủ trước tiên nên điều chỉnh lối sống và kết hợp dùng các loại thảo dược từ thiên nhiên để tìm lại giấc ngủ tự nhiên. Những vị thuốc có công dụng chữa mất ngủ mà không gây nhiều tác dụng phụ phổ biến là: Tâm sen, cùi nhãn, lạc tiên tây, đậu xanh, quế, hạt sen, cây trinh nữ... Tuy nhiên, khi sử dụng các thảo dược dân gian cũng phải biết cách dùng mới đem lại hiệu quả.
Khi có dấu hiệu mất ngủ trước tiên nên điều chỉnh lối sống và kết hợp dùng các loại thảo dược từ thiên nhiên để tìm lại giấc ngủ tự nhiên.
Một số bài thuốc chữa mất ngủ từ các vị thuốc dân gian rất đơn giản ai cũng có thể áp dụng:
- Tâm sen: Lấy 2-3g tâm sen dùng để hãm chè uống trong ngày. Không chỉ trị mất ngủ, thức uống này còn giúp giảm lo lắng hồi hộp, miệng háo khát nước, di mộng tinh, tim đập nhanh, huyết áp cao...
- Cùi nhãn: Lấy 15-20g cùi nhãn sắc uống hằng ngày. Bài thuốc này có tác dụng trị mất ngủ do huyết hư, tinh thần mệt mỏi hay quên, tư lự quá độ mất ngủ, thần kinh suy nhược, hồi hộp, hoảng hốt...
- Đậu đen, hạt sen: Đậu đen 30g, hạt sen để cả tim (sao vàng) 15g, lá vông 15g, lá dâu tằm 20g; lạc tiên 15g, thảo quyết minh sao vàng 8g. Sắc uống 01 thang trong ngày, uống liên tục 10-15g. Bài thuốc này có công dụng trị mất ngủ kèm theo triệu chứng buồn bực, ù tai, đau lưng, uể oải không muốn làm việc, nóng nảy bứt rứt, có cảm giác bốc hỏa lên đầu mặt, đau đầu choáng váng...
- Lạc tiên tây: Lạc tiên tây, còn được gọi là dây nhãn lồng, chùm bao, tên khoa học là Passiflora foetida. Lấy cành và lá lạc tiên sắc lên để uống giúp an thần, giảm lo âu, tránh stress và dễ dàng có giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, loại cây này có tên nghe rất lạ nên nhiều người không biết nên có thể mua phải dược liệu trôi nổi không rõ nguồn gốc, khiến cho việc điều trị không đạt hiệu quả. Cho đến nay, Trung tâm Nghiên cứu & Sản xuất Dược liệu miền Trung là nơi duy nhất ở Việt Nam trồng thành công giống cây Lạc tiên tây.
Hình cây lạc tiên tây - rất giống với cây chanh leo.
- Dùng 50gram đậu xanh và 10 gram đường phèn nấu kỹ với 200ml nước và ăn khi còn ấm để giúp an thần và dễ ngủ hơn.
- Lấy 10gram quế khô trộn với 100 gram hạt sen tươi và đun với 300ml nước, một chút đường để nấu thành món chè. Quế và hạt sen có tác dụng an thần, ngủ ngon, dưỡng sắc. Người già, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh nên thường xuyên dùng món ăn này.
- Cây trinh nữ có tên khoa học là Mimosa pudica, họ Mimosaceae, mọc hoang khắp nơi. Loại cây này có tác dụng an thần, làm dịu thần kinh, giảm đau, long đàm, chống ho, hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Mỗi ngày dùng 20 gam lá cây trinh nữ sắc lấy khoảng 100ml uống mỗi tối trước khi đi ngủ để chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ.
Theo Helino
Đừng bỏ qua! Cá rô đồng có thể làm thuốc chữa bệnh theo những cách siêu dễ này Không đơn giản là món ăn ngon, khoái khẩu, thực tế thì cá rô đồng còn có thể được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh từ xa xưa mà chúng ta vẫn vô tình bỏ qua. Cá rô đồng không chỉ được sử dụng trong ăn uống đơn thuần Cá rô đồng là loài cá nước ngọt, sống phổ biến ở các...