Thịt trâu gác bếp
Tuyên Quang nổi tiếng với nhiều món ăn bản địa đã làm nức lòng biết bao thực khách. Một trong những món ngon khó cưỡng ấy là thịt trâu gác bếp.
Để làm nên món đặc sản này, đồng bào vùng cao rất kỳ công. Thịt trâu tươi lấy nguyên phần nạc rồi dùng chày dần cho mềm, ướp với tỏi, gừng, sả, ớt, hạt mắc khén, hạt dổi và các loại gia vị khác. Sau khi thịt trâu ngấm gia vị, đem sấy thịt trên than củi hoặc hun khói trên bếp. Thịt trâu được xâu thành từng xiên, treo trên thanh tre gác qua bếp củi. Qua thời gian, khói ngấm vào thịt trâu khiến miếng thịt se lại, sậm màu khói, dần dần làm chín miếng thịt nên được người dân gọi là thịt trâu gác bếp.
Thịt trâu gác bếp không cần chất bảo quản nhưng có thể để được vài tháng mà không bị hỏng. Khi ăn chỉ cần nướng lại trên than hồng rồi xé nhỏ, chấm với mù tạt, ma-gi, ăn kèm rau cải rất ngon. Thịt trâu mềm chứ không dai. Vị khói thơm nhưng không nồng, hắc quyện với vị cay, thơm của hạt mắc khén, hạt dổi tạo nên một thứ đặc sản riêng có ở Tuyên Quang khiến ai ăn một lần cũng nhớ mãi. Chính vì vậy, thịt trâu gác bếp trở thành thứ quà quê mà rất nhiều du khách đến Tuyên Quang đã lựa chọn.
Về Tuyên Quang nhớ thưởng thức bánh gai Chiêm Hóa
Nếu có dịp du lịch Tuyên Quang, bạn đừng quên thưởng thức món bánh gai Chiêm Hóa thơm ngon nức tiếng. Để rồi khi rời chân đi, hương vị ấy vẫn còn lưu luyến mãi không thôi.
Có người nói rằng chính món bánh gai Chiêm Hóa đã làm nên nét đặc sắc trong ẩm thực Tuyên Quang. Để làm nên món ăn này phải trải qua khá nhiều công đoạn và đòi hỏi người chế biến kỳ công, cẩn thận ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu. Bánh được làm từ các nguyên liệu như gạo, thịt, nhân đỗ, lá gai...
Gạo nếp nhất định phải là loại nếp cái hoa vàng, hạt tròn mẩy. Phần nhân đậu xanh và thịt bên trong luôn đảm bảo hương vị thơm ngon, tươi ngọt và tốt cho sức khỏe. Còn lá chuối gói bánh phải sạch sẽ và phơi khô dưới nắng vàng.
Đúng như tên gọi, nguyên liệu chính của món đặc sản nổi tiếng này là lá gai. Khi chọn lá gai cần phải đảm bảo lá không non nhưng cũng không quá già. Sau khi hái lá gai về thì cho vào nước đun lên và lọc bỏ xơ, rồi mang phơi khô và tiếp tục nấu nhừ cùng với đường. Tiếp theo, tiến hành giã nhuyễn cùng với bột nếp.
Còn phần nhân bánh người ta dùng đậu xanh trộn cùng thịt mỡ tẩm ướp gia vị. Ngoài ra người chế biến cũng cho thêm dừa để món ăn bùi và có hương vị thơm ngon hơn. Bên ngoài bánh còn có thêm một lớp vừng thơm bùi tạo nên hương vị riêng biệt cho món bánh gai Chiêm Hóa nổi danh.
Sau khi đã giã nhuyễn gạo, người ta sẽ đem gạo trộn lẫn với đường phèn và lá gai. Người chế biến cần phải giã cho tới khi các nguyên liệu này dính quyện vào nhau và tạo thành thứ bột hỗn hợp đồng nhất có màu sẫm đen. Sau khi hoàn tất các công đoạn thì tiến hành cho bánh vào nồi để hấp trong khoảng 2 giờ đồng hồ là bánh chín mềm.
Cũng giống như các món bánh gai khác, bánh gai tại Chiêm Hóa cũng có màu đen đặc trưng, khi ăn sẽ có vị ngọt thanh của lá gai và vị bùi bùi, ngọt ngọt của đường phèn và nhân đậu. Đặc biệt, phần nhân còn có thêm thịt mỡ nên khi ăn sẽ ngậy lên vị ngon khác lạ. Tất cả đã tạo nên một hương vị rất đặc biệt cho món bánh gai Chiêm Hóa đặc sản Tuyên Quang này.
Đến Tuyên Quang và nếm thử món bánh gai Chiêm Hóa bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được hương vị thơm ngon nồng nàn trong khoang miệng, dư âm đọng lại sẽ khiến bạn muốn quay lại đây thêm nhiều lần sau đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua bánh gai mang về làm quà tặng người thân, bạn bè để nhớ nhiều hơn về miền đất Tuyên Quang tươi đẹp.
Bánh Trứng Kiến Bánh nếp nhân trứng kiến (hay còn gọi Péng Lăng Lay) là món ăn ngày xuân của người Tày ở Tuyên Quang. Bánh này chỉ có trong dịp mùa xuân, mùa sinh sổi nảy nở của loài kiến đen và đến tận tháng 3, 4 âm lịch thì trứng kiến mới xuất hiện nhiều hơn. Bánh là net đặc trưng quen thuộc với...