Thịt chim sẻ- bí quyết của người vợ khéo chiều chồng
Nhờ có bí quyết của vùng đất quê lúa mà chị Nguyễn Thị Quỳnh Hương (Khương Trung, Hà Nội) đã thành công trong công cuộc “chấn hưng” chuyện vợ chồng.
Chuyện của gia đình chị Hương cũng như nhiều gia đình khác vào cái tuổi ngoài 30, vướng bận con cái “chuyện ấy” bị lãng quên. Rồi lại cộng thêm, chuyện chồng chị Hương phải đi tiếp khách hàng ngày nên sức khỏe sinh lý của anh xuống cấp nghiêm trọng.
Chị Hương than thở “đã có lúc nghĩ đến chuyện đường ai nấy đi vì anh ấy lúc nào cũng chìm trong nhậu nhẹt, khách khứa, bỏ mặc hai con nhỏ cho mình chăm sóc. Đã vậy, cứ đến tối đi về là anh ấy lại ôm chặt lấy đứa con gái út ngủ chứ chẳng đoái hoài gì đến vợ. Lúc đó đã nghĩ chắc chồng có bồ ở bên ngoài, rồi giằng co nhau một hồi, tính chuyện ra tòa. Nhưng anh ấy đòi nếu chia tay anh ấy phải nuôi cả hai con”.
Bạn bè, người thân ai cũng khuyên chị Hương nghĩ lại vì chồng chị rất yêu vợ thương con nên không muốn chia tay, bắt bí chị bằng chuyện đòi quyền nuôi hết các con.
Cuối cùng, chuyện vợ chồng chị được giải tỏa là vì anh không thể đáp ứng được nhu cầu của vợ trong chuyện ấy. Anh thật thà khai mình không hề có bồ, dù đi tiếp khách có chút hơi men, có vào quán này quán khác nhưng không đi quá giới hạn. Có chăng, chuyện ấy xuống cấp chỉ vì thời gian làm anh “lão hóa” sớm hơn người khác hay có thể tại rượu bia.
Nghe chồng nói cũng có lý, chị Hương ra công tìm các bài thuốc về bổ thận, tráng dương cho chồng. Chị đưa chồng về tận quê ở Thái Bình để được thầy bắt mạch và cắt thuốc. Thái Bình vốn sẵn chim sẻ nên thầy lang khuyên chị tẩm bổ cho chồng bằng thịt chim sẻ vừa lành, vừa hiệu quả nhanh.
Thịt chim sẻ bổ dưỡng, thần dược cho chuyện ấy. Ảnh minh họa
Chị Hương liền đặt một ông thợ bẫy chim ở quê cung cấp chim sẻ cho chị với số lượng 1 tháng 40 con. Giá mỗi con chim sẻ ở quê chỉ từ 3 đến 4 nghìn. Chim còn sống nguyên nên có lấy được nhiều bộ phận của chim để bồi bổ. Cứ hết tháng chị lại về quê mang chim sẻ lên bỏ vào tủ đá để bồi dưỡng cho chồng.
Video đang HOT
Chị mang lên, tự tay làm chim cho sạch. Tiết chim và trứng chim chị luộc cho chồng ăn không. Còn thịt chim nguyên con chị bảo quản kỹ càng. Chị còn được những người có kinh nghiệm mách các cách làm thịt chim có hiệu quả nhất.
Chị còn nhớ những món ăn từ thịt chim sẻ chị vẫn làm cho chồng hàng tuần 2 lần như thịt chim sẻ đã bỏ lông và nội tạng đem băm nhuyễn cùng với thịt lợn, trộn đều cùng với rượu vang, bột gạo và gia vị nặn thành những chiếc bánh nhỏ, đem rán vàng, ăn nóng cùng rau thơm.
Chim sẻ làm thịt, bỏ lông và nội tạng, dùng dầu ăn rán vàng rồi cho vào nồi cùng với gạo tẻ và một chén rượu trắng nấu thành cháo, khi chín bỏ hành, thêm đủ gia vị, ăn nóng.
Chim sẻ làm thịt bỏ lông và nội tạng, rửa sạch để ráo nước, xát lên mình chim một lớp muối rồi ướp trong 1- 2 giờ. Dùng một lượng bột tiêu hồi, hạt tiêu, sa nhân và nhục quế vừa đủ nhét vào trong bụng chim rồi đem nướng chín, ăn nóng.
Mỗi lần chị làm từ 3 – 5 con cho chồng thưởng thức. Có lẽ nhờ món thịt chim sẻ của vợ mà chồng chị Hương lại nhớ cái mùi thơm thơm của chim rán mỗi khi hết giờ làm lại gọi điện về cho vợ “anh muốn ăn thịt chim, em nấu nhé”.
Tiết chim sẻ được ví như viagra. Ảnh minh họa
Thấy chồng chịu khó ăn để bồi bổ sức khỏe và thịt chim ngon hơn các loại thịt khác nên chị Hương rất vui.
4 tháng lặn lội đi “săn chim” (như lời chồng chị Hương thường đùa) đã giúp vợ chồng chị giải tỏa được những khúc mắc trong gia đình và chuyện ấy cải thiện rõ rệt. Chị Hương thành thật “nếu ngày trước, đi làm về anh ấy chỉ ôm con ngủ thì bây giờ người anh ấy ôm là vợ chứ không phải con gái nữa”.
Hàng tuần hai vợ chồng quan hệ từ 3 – 4 lần so với trước tăng thêm 80 % về số lượng, còn chất lượng thì chị Hương chỉ cười “ăn nhiều như thế phải khác chứ. Thịt chim sạch từ quê vợ gửi ra mà không bổ dưỡng thì còn ai dám vất vả, cầu kỳ làm nữa”.
Trong đông y, chim sẻ đặc biệt tốt đối với người cao tuổi thận khí suy nhược, lưng đau gối mỏi, tiểu tiện nhiều lần về đêm, phụ nữ sau sinh mỏi mệt, đau lưng, khí hư, nam giới liệt dương, suy giảm khả năng tình dục.
Tiết chim sẻ vị ngọt, tính ấm, có công dụng dưỡng âm, bổ huyết, cường dương, được dùng cho những người yếu mệt, yếu sinh lý, hay hoa mắt chóng mặt, nhức đầu do thiếu máu và suy nhược.
Trứng chim sẻ ngọt mặn, tính ấm, có công dụng bổ thận tráng dương, ích tinh tủy và làm sáng mắt, được dùng cho nam giới liệt dương, thiểu tinh, thận lạnh, nữ giới huyết khô, băng lậu, đới hạ.
Chim sẻ có thể được chế biến bằng nhiều hình thức như quay, rán, nướng, nấu cháo, ngâm rượu…
Theo vietbao
Ăn chậm, nhai kỹ - Đơn giản nhưng hay bị quên
Từ nhỏ chúng ta đã thường được nghe lời khuyên "ăn chậm, nhai kỹ" nhưng không phải ai cũng biết tại sao phải làm như vậy. Thực ra, việc làm tưởng chừng rất đơn giản này mang lại lợi ích rất lớn cho sức khỏe.
Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng
Khi nhai, các tuyến nước bọt bắt đầu hoạt động, cơ thể được thông báo sẽ được cung cấp thức ăn và tạo thêm thời gian chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa. Càng nhai kỹ, nước bọt trộn với thức ăn nhiều hơn, điều này rất có lợi. Mặc dù thực tế nước bọt con người có đến 98% là nước nhưng nó là chứa các enzym quan trọng, cũng như các hợp chất khác như hợp chất kháng khuẩn, chất nhầy, và chất điện phân. Các enzym trong nước bọt tạo ra phản ứng hóa học ban đầu để "giảm tải" cho các công đoạn tiêu hóa về sau.
Nhai kỹ từng miếng làm đơn giản hóa đáng kể quá trình tiêu hóa của ruột. Thức ăn nhập vào đường tiêu hóa ở dạng nhỏ hơn cũng làm giảm lượng khí nuốt vào, từ đó giảm cảm giác cồng kềnh hoặc chướng bụng sau khi ăn. Còn ngược lại, ăn miếng to khiến cho thức ăn khó di chuyển hơn qua đường tiêu hóa. Nhai kỹ cũng giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng cần thiết.
Đề phòng ăn quá đà
Cảm giác no ở dạ dày phải mất 20 phút mới được thông tin đầy đủ đến não. Nếu ăn nhanh, rất dễ xảy ra tình huống là trót ăn nhiều thức ăn hơn mức cần thiết trước khi nhận ra là mình đã no, sau đó... vật vã vì thấy quá no. Khi bạn dành thời gian để ngừng xúc thực phẩm và nhai từng miếng trước khi nuốt, thời gian ăn sẽ lâu hơn. Trong thời gian đó, có thể não đã nhận được tín hiệu là bụng đã no để tránh tiêu thụ quá mức cần thiết bởi ăn quá nhiều là một thói quen không lành mạnh, có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe.
Ngon miệng hơn
Hiện nay, do lối sống gấp mà nhiều người nhiễm phải thói quen ăn quá nhanh. Nếu dành thời gian hơn để nhai, việc thưởng thức bữa ăn sẽ thú vị hơn. Khi đó, hương vị thức ăn sẽ được cảm nhận đầy đủ hơn khi nước bọt thực hiện công đoạn "cắt" những mảng thức ăn lớn thành các loại đường đơn giản. Rất có thể nhai kỹ tạo ra hương vị mới lạ của những món ăn mà thông thường bạn chưa cảm nhận được vì ăn quá nhanh.
Thế nào là nhai kỹ?
Bình thường, để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, thức ăn rắn nên được nhai tối thiểu 30 - 40 lần. Thức ăn lỏng như cháo, bún mỗi miếng cũng nên nhai khoảng 10 lần. Và nếu cảm thấy khó khăn khi tự kiểm soát nết ăn của mình, hãy làm theo những lời khuyên dưới đây để giúp ăn chậm, nhai kỹ: Dùng đũa để gắp thức ăn Ngồi thẳng và hít thở chậm và sâu khi ăn Chỉ tập trung cho việc ăn uống, loại bỏ phiền nhiễu Dành không gian riêng chỉ để ăn uống Tự nấu nướng để nâng cao chất lượng bữa ăn hơn.
Theo BS. Hồng Hạnh
Sức khỏe & Đời sống
Lâm Tâm Như "cặp kè" phu quân Phạm Văn Phương Không chỉ thành công trong lĩnh vực sản xuất phim truyền hình, người đẹp Lâm Tâm Như còn đang "nhăm nhe" tấn công màn ảnh rộng. Bước đi thăm dò của người đẹp chính là Lãng quên - bộ phim mới toanh hợp tác cùng nam diễn viên Singapore Lý Minh Thuận - "ông xã" của cựu hoa hậu đảo quốc sư tử...