Thiếu vốn – ‘ác mộng’ của ngành bán dẫn Trung Quốc
Một số dự án xây dựng nhà máy bán dẫn đã không thể hoàn thành đúng tiến độ do thiếu nguồn đầu tư.
Theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp do trang dữ liệu Tianyancha công bố, công ty sản xuất chất bán dẫn Wuhan Hongxin ( HSMC) đã được tiếp quản bởi chính quyền thành phố ở tỉnh Hồ Bắc hồi đầu năm. Vấn đề xảy ra sau nhiều tháng nhà máy bán dẫn trị giá 20 tỷ USD của HSMC bị trì hoãn và không thể hoàn thành xây dựng đúng tiến độ do thiếu kinh phí và Covid-19.
Trung Quốc đang gặp khó với tham vọng dẫn đầu lĩnh vực bán dẫn do thiếu vốn. Ảnh AFP .
HSMC hiện chịu sự kiểm soát hoàn toàn của ủy ban quản lý và giám sát tài sản nhà nước của chính quyền quận Dongxihu, thành phố Vũ Hán. Trước đó, Beijing Guangliang Lantu Technology sở hữu 90% cổ phần, còn lại thuộc về chính quyền quận Dongxihu.
“Thật không may, trải nghiệm của tôi với HSMC là một cơn ác mộng. Thật khó để diễn tả những gì đã trải qua nếu chỉ bằng một vài từ”, Chiang Shang-yi, một chuyên gia kỳ cựu ở lĩnh vực chip, nói với SCMP qua LinkedIn.
Chiang Shang-yi được xem là gương mặt đại diện cho chiến dịch thu hút nhân tài của các công ty bán dẫn như HSMC – một trong những mục tiêu của Trung Quốc trong việc sử dụng các kỹ sư kỳ cựu ở nước ngoài để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển lĩnh vực bán dẫn trong nước. Trung Quốc hiện có chính sách khá cởi mở nhằm sớm tự chủ bán dẫn và tránh phụ thuộc vào phương Tây, nhất là sau thương chiến Mỹ – Trung, khi hàng loạt công ty bị cấm sử dụng các công nghệ của Mỹ.
Tuy nhiên, Shang-yi cho biết đã viết đơn nghỉ việc tại HSMC vào tháng 6 sau gần một năm gia nhập và quay lại Mỹ vào tháng 7. Trước đó, ông là chuyên gia cấp cao của TSMC – xưởng đúc chip lớn nhất thế giới có trụ sở tại Đài Loan và SMIC – hãng sản xuất chip điện tử lớn nhất Trung Quốc.
Shang-yi thừa nhận ông đã không lường trước được mức độ khó khăn về tài chính của HSMC cho đến khi chính quyền địa phương tiết lộ vấn đề trong một báo cáo hồi tháng 7. Khi đó, báo cáo cho biết giai đoạn một của dự án là xây dựng nhà máy sản xuất chính và một tòa nhà dùng cho nghiên cứu và phát triển (R&D) trên tổng diện tích 390.000 mét vuông. Dự án chỉ mới hoàn thành một phần nhỏ, trong khi giai đoạn hai chưa được đề cập tới.
Ở thời điểm này, kế hoạch của chính quyền quận Dongxihu đối với HSMC vẫn chưa rõ ràng. HSMC lại đang đối mặt với một số vụ kiện pháp lý, trong đó các nhà thầu yêu cầu công ty bồi thường nhiều khoản thanh toán bị chậm trễ.
Video đang HOT
Hồi tháng 5, một nhà máy sản xuất trị giá 100 triệu USD được thành lập bởi GlobalFoundries – một tập đoàn chip khổng lồ của Mỹ – và chính quyền thành phố Thành Đô cũng đã ngừng triển khai sau khi chậm tiến độ thi công gần hai năm. Theo CNBC , trong năm 2020, liên tiếp sáu dự án bán dẫn quy mô hàng chục tỷ nhân dân tệ tại năm tỉnh gồm Giang Tô, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Quý Châu và Thiểm Tây lần lượt đóng cửa. Ngành công nghệ bán dẫn của Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức nội tại, chứ không chỉ là những cấm vận gia tăng từ phía Mỹ.
Trung Quốc hiện có chính sách ưu đãi để thúc đẩy lĩnh vực bán dẫn phát triển để bớt phụ thuộc vào phương Tây khiến số lượng các nhà máy sản xuất chip mọc lên như nấm, nhưng nhiều trong số đó bị quy hoạch và quản lý kém, dẫn đến số lượng công ty phá sản bắt đầu có chiều hướng gia tăng. Giới chuyên gia cho rằng, những yếu tố trên có thể xem là điểm yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến tham vọng làm chủ ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc thời gian tới.
Trước đó, Trung Quốc đã bắt đầu kế hoạch xây dựng các nhà máy sản xuất chất bán dẫn của riêng mình. Trong chiến lược “Make in China 2025″, chính quyền Bắc Kinh đặt mục tiêu tự sản xuất 40% nhu cầu sản phẩm bán dẫn trong nước vào năm 2020 và nâng lên 70% vào năm 2025.
Theo Newsweek , ngành công nghệ bán dẫn có đặc thù riêng với những khoản đầu tư lớn, chu kỳ dài và rủi ro cao. Trung Quốc bắt đầu khá muộn nhưng lại muốn nhanh chóng thu hẹp khoảng cách. Điều này dẫn đến một hệ quả không thể tránh khỏi là không kiểm soát được phương hướng phát triển. Cộng thêm nền tảng yếu kém, các dự án này buộc phải “đắp chiếu” sau vài năm khởi động sôi nổi.
Thiếu vốn - Điểm yếu chí tử của nền công nghiệp bán dẫn Trung Quốc đang dần bộc lộ
Lỗ hổng chí mạng này nhấn mạnh rằng Trung Quốc vẫn còn chặng đường rất dài phải đi để tăng cường năng lực tự sản xuất của bản thân.
Tại một công trường xây dựng nhàn rỗi ở phía tây Vũ Hán, tất cả những gì đang hiển hiện đều có thể minh chứng cho quãng đường vất vả mà Trung Quốc phải vượt qua để giành được sự độc lập về công nghệ bán dẫn.
Nhà máy được xây dựng một phần, thuộc sở hữu của Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Wuhan Hongxin (HSMC), được coi là một phần quan trọng trong khoản đầu tư 20 tỷ USD để biến tỉnh này thành một trung tâm sản xuất chip của cả nước.
Nhưng đã hai năm từ khi nó được khởi công, việc xây dựng vẫn bị đình trệ, với rất ít bằng chứng về tiến độ ngoài một vài chiếc cần cẩu, khu ký túc xá công nhân và các khung thép nhô lên không trung.
Vào tháng 7 vừa qua, chính quyền địa phương huyện Dongxihu cho biết dự án này đã bị đình trệ do thiếu vốn, là ví dụ mới nhất về việc một nhà máy sản xuất chip của Trung Quốc bị đổ vỡ vì quy hoạch kém hoặc thiếu vốn.
Đầu năm nay, một nhà máy sản xuất trị giá 100 triệu USD do tập đoàn chip khổng lồ GlobalFoundries của Mỹ thành lập trong mối quan hệ hợp tác cùng chính quyền thành phố Thành Đô cũng đã ngừng hoạt động sau khi không thể đi vào hoạt động trong gần hai năm. Ở miền đông của đất nước, một nhà máy chip trị giá 3 tỷ USD do chính phủ hỗ trợ và được xây dựng bởi Tacoma Nanjing Semiconductor Technology cũng đã phá sản vào tháng 7 sau khi không thu hút được các nhà đầu tư.
Thiết kế hoàn thiện của HSMC nếu hoàn thành.
Ngày càng bị cắt đứt khỏi các nguồn cung chất bán dẫn của Mỹ do cuộc chiến công nghệ gay gắt, Trung Quốc đang thể hiện các nỗ lực gấp đôi để phát triển ngành công nghiệp sản xuất chip bản địa và loại bỏ sự phụ thuộc vào công nghệ phương Tây.
Vào cuối tháng 7, Bắc Kinh đã áp dụng chính sách giảm thuế doanh nghiệp trong 10 năm đối với các công ty đã thành lập có thể sản xuất chip 28 nanomet hoặc nhỏ hơn. Nó cũng mở rộng các ưu đãi thuế cho toàn bộ chuỗi cung ứng chất bán dẫn, từ thiết kế đến đóng gói.
Tuy nhiên, những nỗ lực của Trung Quốc nhằm giảm khoảng cách trong việc cung cấp các công nghệ và linh kiện quan trọng của nước này phần lớn đã không thành công.
Nhà máy giai đoạn một của HSMC, bao gồm cơ sở sản xuất chính và một tòa nhà nghiên cứu và phát triển trên diện tích hơn 390.000 mét vuông, đã được hoàn thành một phần nhưng cần thêm vốn để tiếp tục, theo báo cáo của chính quyền huyện Dongxihu - nay đã bị xóa khỏi hệ thống trực tuyến. Việc xây dựng cơ sở giai đoạn 2 gần như chưa bắt đầu và do chưa chuẩn bị đầy đủ, công ty không thể xin tài trợ của chính phủ trung ương.
Dự án này được chính quyền địa phương xem là một cách hiệu quả để thu hút vốn đầu tư cần thiết cho Vũ Hán, thành phố từng là nơi đầu tiên bùng phát dịch Covid-19 vào đầu năm nay. Nhưng tiến độ trì trệ của nó đã gây áp lực lên chính quyền địa phương, vốn đang phải vật lộn để phục hồi sau tác động của đại dịch.
Căng thẳng về kinh phí cũng đã nổi lên vào năm ngoái khi một tòa án Vũ Hán yêu cầu HSMC sử dụng 220.000m2 đất đã được chỉ định cho dự án giai đoạn hai trong 3 năm. Nó theo sau một khiếu nại của một nhà thầu xây dựng cho biết công ty và nhà thầu chính của nó đã nợ hàng triệu nhân dân tệ cho giai đoạn đầu của việc xây dựng.
Một nhà thầu lớn khác, L&K Engineering, đã giúp xây dựng các căn phòng không bụi và hệ thống cơ khí cho cơ sở sản xuất, đã tạm dừng công việc vì HSMC chậm thanh toán.
Cuộc chơi bán dẫn cần rất, rất nhiều tiền và Trung Quốc đang không dư dả.
Chính quyền quận Dongxihu đã hỗ trợ đầu tư 200 triệu nhân dân tệ (khoảng 29 triệu USD) vào HSMC, nhưng chủ sở hữu của công ty, một công ty công nghệ có trụ sở tại Bắc Kinh, vẫn chưa hoàn thành cam kết rót vốn 1,8 tỷ nhân dân tệ (khoảng 261 triệu đô la Mỹ) vào dự án, theo hồ sơ của công ty này.
HSMC đã tổ chức một sự kiện rất lớn vào tháng 12 năm ngoái để kỷ niệm việc mua thiết bị sản xuất chip cao cấp đầu tiên của mình từ công ty ASML của Hà Lan. Nhưng công ty đã nhanh chóng cầm cố chiếc máy mới tinh này làm tài sản thế chấp để vay hơn 500 triệu nhân dân tệ từ một ngân hàng địa phương.
Trong chuyến thăm khu vực giai đoạn 1 hôm thứ Ba tuần trước, hàng chục phương tiện có giấy phép từ các tỉnh khác nhau đã đậu bên ngoài và xuất hiện một vài người đi lại. Nhưng một người gác cổng nói rằng không có công trình xây mới nào trong năm nay. Chủ một cửa hàng tiện lợi gần đó cho biết các nhà thầu vẫn chưa được thanh toán cho một số công việc kỹ thuật đã hoàn thành vào năm ngoái.
CEO của HSMC cho biết trách nhiệm thuộc về... người khác, trong trường hợp này.
Khi được tiếp cận để đưa ra bình luận, giám đốc điều hành của HSMC, Chiang Shang-yi, cho biết ông không biết về các vấn đề tài chính của công ty.
"Trách nhiệm về tài chính thuộc về chủ tịch, trong trường hợp này", ông nói. "Tôi đã đọc báo cáo của [chính phủ]. Trên thực tế, nhiều chi tiết trong bản báo cáo cũng rất mới đối với tôi".
Chiang là gương mặt đại diện cho chiến dịch thu hút đầu tư của HSMC và là một phần của xu hướng tuyển dụng các kỹ sư kỳ cựu ở nước ngoài để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trong nước của các công ty bán dẫn Trung Quốc.
Sau khi nghỉ việc tại Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) - nhà sản xuất chip hàng đầu ở Đài Loan - Chiang trở thành giám đốc độc lập tại Semiconductor Manufacturing International Corporation - nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc. Ông đảm nhận vai trò quản lý của mình tại HSMC vào năm 2019.
Trong một cuộc phỏng vấn vào năm ngoái, ông cho biết HSMC sẽ không cạnh tranh với TSMC vì họ có các mô hình kinh doanh khác nhau, nhưng không nói rõ tại sao.
Một phiên bản được lưu trong bộ nhớ cache của trang web của công ty - hiện không hoạt động - cho biết họ đã lên kế hoạch xây dựng cả dây chuyền sản xuất chip 14 và 7 nanomet để có thể sản xuất 30.000 chip mỗi tháng.
Vì sao ngành bán dẫn Trung Quốc vào tầm ngắm của Mỹ? Mặc dù đã phát triển nhiều năm nay, ngành bán dẫn Trung Quốc vẫn phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ của Mỹ. Từ năm 2019, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liên tiếp đưa ra những quy định trừng phạt nhắm vào ngành công nghệ Trung Quốc. Không chỉ khiến công ty viễn thông hàng đầu nước này là...