“Thiếu tướng, Tư lệnh” chiếm đoạt gần 100 tỷ đồng bị đề nghị tù chung thân
Trong hai ngày 18 và 19/1, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Hoa Hữu Long (SN 1964, Giám đốc Công ty TNHH phát triển Long Nhật) và vợ Long là Cao Thị Kim Loan (SN 1970, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược phẩm Nhật Mỹ) bị truy tố về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Bị cáo Long là đối tượng giả danh “ Thiếu tướng, Tư lệnh Quân đội” để lừa đảo hơn 950 bị hại, chiếm đoạt trên 83,5 tỷ đồng. Ngoài việc thu tiền của các bị hại, vợ chồng Long – Loan còn thu của bị cáo đồng phạm là Mạc Phúc Hải số tiền gần 16 tỷ đồng để thực hiện các dự án kinh tế không có thật.
Vợ chồng bị cáo Hoa Hữu Long và đồng phạm.
Cùng hầu toà với vợ chồng bị cáo Long- Loan về tội danh trên có 12 bị cáo đồng phạm gồm: Nguyễn Minh Sơn (SN 1971, trú tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội), Mạc Phúc Hải (SN 1964, trú tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội), Phùng Thị Thanh Huế (SN 1978, trú tại phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Trần Duy Hưng (SN 1981, trú tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội), Lê Hồng Giang (SN 1976, trú tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội), Hoa Bách Tùng (em ruột Long, SN 1966, trú tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Phạm Thế Hùng (SN 1978, trú tại phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội), Lê Chí Thành (SN 1971, trú tại phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội), Nguyễn Tân Mão (SN 1963, trú tại phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Ngô Tuấn Anh (SN 1979, trú tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội), Vũ Khắc Thư (SN 1980, trú tại Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân, Hà Nội), Hoàng Văn Khải (SN 1974, trú tại xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
Sau hai ngày xét xử, trong phần luận tội chiều 19/1, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên toà đã đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Hoa Hữu Long tù chung thân; bị cáo Cao Thị Kim Loan 20 năm tù cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Em ruột của bị cáo Long là bị cáo Hoa Bách Tùng bị đề nghị hình phạt từ 24 tháng tù-30 tháng tù (án treo) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các bị cáo đồng phạm của bị cáo Long tuỳ theo mức độ phạm tội mà bị đề nghị HĐXX tuyên phạt từ 30 tháng tù (án treo) đến 20 năm tù giam.
Đại diện Viện kiểm sát nhận định, ngày 5/4/2018, Cơ quan An ninh điều tra (Công an TP Hà Nội) đã nhận được đơn của anh Đinh Anh Tuấn (SN 1974, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) tố cáo vợ chồng Hoa Hữu Long và Cao Thị Kim Loan mạo danh là cán bộ Tổng cục II (Bộ Quốc phòng) có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền thông qua hứa hẹn “chạy việc” cho anh vào làm tại Tập đoàn Đông Dương.
Anh Tuấn trình bày, năm 2015, thông qua bạn bè, anh được Long cho biết, Bộ Quốc phòng đang có chủ trương cần cổ phần hóa một số đơn vị của Bộ Quốc phòng và sẽ thành lập mô hình hiệp quản lấy tên là Tập đoàn Đông Dương (tổ chức S10) do Long làm Tư lệnh. Để được làm việc trong Tập đoàn Đông Dương thì phải nộp tiền để đi học các lớp bồi dưỡng như sơ cấp chính trị, sỹ quan tham mưu…
Nhằm tạo lòng tin, Long giới thiệu về Tập đoàn Đông Dương và mời anh Tuấn tham gia. Anh Tuấn tin tưởng nên đã nộp 110 triệu đồng cho Cao Thị Kim Loan và Nguyễn Minh Sơn (tự xưng là Phó Tư lệnh Binh đoàn S10). Long nhiều lần hứa hẹn nhưng anh Tuấn vẫn chưa được vào làm việc tại Tập đoàn Đông Dương. Tìm hiểu thông tin, anh Tuấn mới biết Tập đoàn Đông Dương không có thật. Do vậy, anh Tuấn đã làm đơn tố cáo Long về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và yêu cầu Long phải trả lại tiền cho anh.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng khẳng định, Bộ không hề có chủ trương thành lập đơn vị nào mang tên Tập đoàn Đông Dương như lời Long nói. Bản thân Long và các bị cáo đều không thuộc biên chế của Bộ Quốc phòng. Quá trình giải quyết vụ án, cơ quan điều tra thu giữ nhiều quân phục, quân hàm, quyết định phong quân hàm, văn bản liên quan Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu…
Kết quả giám định thể hiện, các văn bản liên quan đến Quân đội mà Long cùng các đồng phạm đưa ra để lừa đảo các bị hại đều không do cơ quan thẩm quyền ban hành, được làm giả bằng cách in màu kỹ thuật số.
Quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định, Long biết Tập đoàn Đông Dương không có thật, nhưng Long đã có hành vi gian dối tự phong cho mình là Thiếu tướng, Tư lệnh, Chủ tịch Tập đoàn Đông Dương, là người đứng đầu tập đoàn, trực tiếp tuyên truyền, đưa ra các văn bản không có thật, giới thiệu về bản thân mình và tập đoàn với các nhân sự, hứa hẹn phong cho họ có một cấp bậc, chức vụ trong Quân đội để họ tin tưởng nộp hô sơ và tiền.
Long phải chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động liên quan đến tập đoàn này vì trực tiếp chỉ đạo các đồng phạm thực hiện việc tuyển nhân sự về làm việc cho tập đoàn, thu chi phí từ 65 triệu đến 110 triệu đồng một nhân sự, sau đó không thực hiện như đã hứa và chưa trả lại tiền cho họ. Tính đến ngày 29/11/2017, Long và các đồng phạm đã thu hồ sơ của 951 nhân sự với tổng số hơn 83,5 tỷ đồng.
Cao Thị Kim Loan (vợ Long), tự phong là Đại tá, Trưởng ban kiểm soát, Phó Chính ủy Tập đoàn Đông Dương, phụ trách tài chính của tập đoàn đã giúp sức tích cực cho Long trong việc thu hồ sơ, lên danh sách và thu hơn 83,5 tỷ đồng của các nhân sự rồi chuyển lại cho Long.
Ngoài việc thu tiền của các nhân sự, vợ chồng Long – Loan còn thu của Mạc Phúc Hải gần 16 tỷ đồng để thực hiện các dự án kinh tế không có thật. Tổng số tiền vợ chồng Long – Loan đã chiếm đoạt là hơn 99 tỷ đồng. Đến nay, vợ chồng Long- Long mới khắc phục được 4,2 tỷ đồng, còn lại chiếm đoạt gần 95 tỷ đồng.
Những trò 'lừa như thật' của nhóm giả mạo tướng tá tình báo
Hoa Hữu Long nhận mình là thiếu tướng tình báo và thành lập một tập đoàn "ma" với văn bản giả của Bộ trưởng Quốc phòng để lừa tiền xin việc, xin dự án xây công trình phòng thủ ven biển...
Vợ chồng Hoa Hữu Long và các đồng phạm tại tòa.
Thiếu tướng giả lập công ty "ma"
Ngày 18/1, Hoa Hữu Long (SN 1964, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội) và vợ là Cao Thị Kim Loan (SN 1970) bị TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cùng hầu tòa về tội danh này có 12 bị cáo khác gồm Nguyễn Minh Sơn (SN 1971), Mạc Phúc Hải (SN 1964), Phùng Thị Thanh Huế (SN 1978), Trần Duy Hưng (SN 1981), Lê Hồng Giang (SN 1976), Hoa Bách Tùng (SN 1966, em ruột bị cáo Long), Phạm Thế Hùng (SN 1978), Lê Chí Thành (SN 1978), Nguyễn Tân Mão (SN 1963), Ngô Tuấn Anh (SN 1979), Vũ Khắc Thư (SN 1980), Hoàng Văn Khải (SN 1974).
Theo truy tố, Hoa Hữu Long tự nhận mình là cán bộ thuộc Tổng cục II (Tổng cục Tình báo) Bộ Quốc phòng và chịu sự chỉ đạo của một người tên Đức, bí danh là T1 (hiện chưa xác định được). T1 sau đó đưa nhiều tài liệu cho Long thể hiện việc Bộ Quốc phòng thành lập Tập đoàn Đông Dương (phiên hiệu S10).
Trong đó, Long được bổ nhiệm làm Tư lệnh, Chủ tịch S10 và mang quân hàm Thiếu tướng. Các đồng phạm khác được bổ nhiệm làm Phó tư lệnh, Chánh văn phòng... của S10 và mang quân hàm từ cấp úy đến Thiếu tướng.
Tập đoàn Đông Dương của Long không có hoạt động kinh tế gì nhưng các bị cáo đưa ra nhiều giấy tờ, lừa đảo những người có nhu cầu xin việc vào doanh nghiệp của quân đội nộp tiền.
Từ năm 2016, nhóm này yêu cầu nạn nhân nộp từ 60 - 300 triệu đồng và thậm chí còn hứa hẹn "nộp ít tiền là sĩ quan kỹ thuật, nộp nhiều tiền được làm sĩ quan chỉ huy tham mưu"...
Năm 2017, một số tờ báo đăng tin khuyến cáo người dân cẩn thận với tập đoàn Đông Dương kèm theo thông báo của Bộ Quốc phòng về việc tập đoàn này không có thật. Tuy nhiên, Hoa Hữu Long và các đồng phạm vẫn tiếp tục hành vi lừa đảo.
Long còn nói với "cấp dưới" việc Bộ Quốc phòng phủ nhận tập đoàn Đông Dương tồn tại là do thế lực thù địch chống phá; tập đoàn thuộc quản lý trực tiếp của Quân ủy Trung ương và Chính phủ.
Nhóm giả danh tướng tá quân đội để lừa đảo.
Lừa xin dự án phòng thủ ven biển
Ngoài ra, các bị cáo Mạc Phúc Hải, Lê Hồng Giang với danh nghĩa Thiếu tướng hoặc Đại tá, cùng là Phó tư lệnh S10 còn sử dụng các văn bản giả mạo của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng... để dụ dỗ 2 nạn nhân tham gia xây dựng các công trình phòng thủ ven biển, đường tuần tra biên giới... Qua đây, các nạn nhân nộp cho 2 bị cáo hơn 23 tỷ đồng.
Tương tự, bị cáo Phạm Thế Hùng khi vào tập đoàn Đông Dương được phong quân hàm thiếu tá, giữ chức Tổng giám đốc Cty phát triển kinh tế Quốc phòng (Cty con của Đông Dương).
Ngoài lừa tiền xin việc, Hùng còn nhận 400 triệu đồng của Cty xây dựng hàng không ACC 18 để cho doanh nghiệp này tham gia xây dựng đường tuần tra biên giới. Sau đó, Hùng đã trả Cty ACC 18 Nội Bài số tiền này nên cơ quan tố tụng không xem xét.
Cơ quan truy tố xác định, thông qua việc lừa đảo xin việc và "chạy" dự án, vợ chồng Hoa Hữu Long đã lừa đảo tổng cộng hơn 99 tỷ đồng, hiện mới khắc phục được hơn 4,2 tỷ đồng. Tại nhà Long, cơ quan điều tra thu giữ tài liệu thể hiện vợ chồng bị cáo đã thu hồ sơ và tiền của 951 người
Trong vụ án, nhiều bị hại do tin tưởng vợ chồng Long đã nộp tiền xin việc cho mình và sau đó giới thiệu thêm người khác nộp tiền để vào tập đoàn Đông Dương. Họ không có động cơ vụ lợi nên cơ quan điều tra không xử lý.
Quá trình giải quyết vụ án, cảnh sát thu giữ nhiều quân phục, quân hàm, quyết định phong quân hàm, văn bản liên quan Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu...
Bộ Quốc phòng khẳng định, tập đoàn Đông Dương (S10) không có thật; các bị cáo trong vụ cũng không phải sĩ quan quân đội. Giám định cũng thể hiện nhiều văn bản liên quan quân đội được tạo ra bằng cách in màu kỹ thuật số, không do cơ quan thẩm quyền ban hành...
Mạo danh tướng quân đội lừa 950 người VKS cáo buộc Hoa Hữu Long tự xưng thiếu tướng, Chủ tịch Tập đoàn Đông Dương và chỉ đạo đồng phạm lừa 950 người, chiếm đoạt gần 100 tỷ đồng. TAND Hà Nội cho biết ngày 18/1, HĐXX mở phiên xử Hoa Hữu Long (57 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH phát triển Long Nhật) và vợ là Cao Thị Kim Loan (51...