Thiếu trung thực, cô hại trò hại cả mình
Tại lớp học, cô giáo chủ nhiệm N.T.T. đã điểm danh trên phần mềm Sycamor (phần mềm quản lý của nhà trường) ghi nhận học sinh L.H.L “ nghỉ học có phép”.
Liên quan đến vụ cháu bé học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Gateway (Cầu Giấy, Hà Nội) tử vong, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy vừa khởi tố thêm một bị can.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy vừa ra quyết định khởi tố bị can đối với N.T.T (29 tuổi, giáo viên chủ nhiệm lớp 1 Tokyo, Trường Tiểu học Gateway) về tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cô N.T.T được giao phụ trách lớp 1 Tokyo, nơi cháu L.H.L đăng ký học. Cũng chính cô N.T.T là người điểm danh học sinh vào lúc 7h50 sáng 06/08, ngày xảy ra sự cố cháu L.H.L bị phát hiện tử vong chiều cùng ngày.
Tại lớp học, cô giáo chủ nhiệm N.T.T đã điểm danh trên phần mềm Sycamor (phần mềm quản lý của nhà trường) ghi nhận học sinh L.H.L “nghỉ học có phép”.
Tuy nhiên, cô T. đã “quên” không liên lạc với phụ huynh học sinh để xác nhận vắng mặt theo quy định của nhà trường.
Bị can N.T.T được tại ngoại vì có những khai báo thành khẩn, hợp tác tốt với cơ quan công an.
Có ai xin phép đâu, sao lại nghỉ học có phép?
Một trong những chiếc xe bus đưa đón học sinh của trường Gateway. (Ảnh chỉ mang tính minh họa, nguồn: Infonet.vn)
Không phải “ngẫu nhiên” mà “nghỉ học không phép” biến thành “nghỉ học có phép”. Trong giáo dục, có thi đua “chuyên cần”, học sinh đi học đầy đủ, nghỉ học có phép, có người xin phép, có lý do chính đáng là tốt; ngược lại, nếu học sinh nghỉ học không phép, thể hiện “yếu kém năng lực” của giáo viên chủ nhiệm; vì thế không phép được “hô” thành có phép.
Video đang HOT
Sự thiếu trung thực của cô giáo chủ nhiệm T., là minh chứng của bệnh ngụy tạo thành tích trong giáo dục; phải chăng cuối cùng chính sự thiếu trung thực đó vô tình góp phần nguyên nhân cướp đi mạng sống của học trò?
Nếu như vậy, quả thực là cô hại trò, nay hại cả chính mình.
Nếu cô trung thực, điểm danh “nghỉ học không phép”, buộc cô phải liên hệ với phụ huynh hoặc bộ phận quản sinh phải làm việc này; nếu giáo viên chủ nhiệm không được liên hệ trực tiếp với phụ huynh thì “kiếp nạn” này cô không phải gánh.
Dân ta có câu “thật thà hơn cha quỷ quái” thật đúng trong trường hợp này.
Nếu vì “hô” không phép thành có phép là bị truy tố, không ít giáo viên chủ nhiệm bị vướng vòng lao lý!
Thiếu trung thực, thầy cô hại trò hại mình không ít.
Giáo dục đào tạo ra nhân lực cho xã hội, nền giáo dục tốt sẽ đào tạo ra nhân lực tốt và ngược lại.
Chính thầy cô đã thiếu trung thực, cho ra lò các “sản phẩm lỗi”; các “sản phẩm lỗi” này quay trở lại quản lý xã hội, thừa bằng cấp, thiếu đạo đức, năng lực; đọc không hiểu văn bản; tham mưu chính sách vì lợi ích nhóm, “không cãi ai, không đuổi được” v.v…
Chính vì thế, người ta nói giáo dục giả dối là nền giáo dục thất bại; giả dối hại mình, hại người, hại cả con đường phát triển của đất nước.
Vì thế, dẹp bỏ bệnh ngụy tạo thành tích trước khi triển khai chương trình mới; đừng để bệnh ngụy tạo thành tích “di căn” vào chương trình mới; ngay từ lớp 1, giáo viên phải dạy thật, được tổng kết đánh giá thật; tuyệt đối không ngụy tạo thành tích.
Nếu lớp 1 bị “nhiễm bệnh” ngụy tạo thành tích, nó sẽ kéo lên lớp 2… chương trình mới cũng khó mà thành công được như kì vọng.
Nên chăng, loại bỏ bệnh ngụy tạo thành tích là nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt hiện nay trước khi thực hiện chương trình mới.
Tài liệu tham khảo:
1: //infonet.vn/vu-hoc-sinh-truong-gateway-tu-vong-khoi-to-giao-vien-chu-nhiem-post316691.info
2: //laodong.vn/phap-luat/khoi-to-giao-vien-chu-nhiem-trong-vu-hoc-sinh-truong-gateway-tu-vong-760204.ldo
Sơn Quang Huyến
Theo giaoduc.net.vn
4 năm liền viết tự kiểm, con tôi 'lột xác' khi gặp cô giáo lớp 5
Con tôi trải qua 5 năm tiểu học với rất nhiều kỷ niệm. Hồi con học lớp 1, cô giáo chủ nhiệm có thâm niên 30 năm đứng lớp ấn tượng về con tới mức thốt lên: 'Không biết bố mẹ bạn ấy ra sao mà bạn ấy quá nghịch!'.
Minh họa: NGỌC NHI
Con bướng bỉnh, hiếu động, luôn chân tay và nói chuyện như vẹt. Ngay từ học kỳ 2 lớp 1, con thường xuyên mang sổ liên lạc về cho bố mẹ ký, cô thông báo ngắn gọn là con quá nghịch và hay nói chuyện riêng trong giờ học.
Bé hàng xóm học cùng mách với tôi rằng bạn B. nói nhiều, cô nhắc mấy lần bạn vẫn nghịch nên cô bắt lên bảng đứng, có lúc bạn phải ra ngoài hành lang.
Tôi áp dụng đủ biện pháp với con từ nhẹ nhàng khuyên nhủ đến dọa cho nghỉ học và cuối cùng là cho con ăn roi. Tôi vẫn nhớ cảnh mình hét lên tức giận khi con mếu khóc nói phải viết bản kiểm điểm, tôi đánh con túi bụi vì con quá hư.
Thậm chí nhiều lần tôi nói: "Con mà nghịch giặc và nói nhiều thế này, mẹ bảo cô giáo dán băng dính vào miệng". Ấy thế mà chả ăn thua, con tôi vẫn đâu đóng đấy. Con học tạm ổn nhưng ý thức thì quá tệ.
Tôi không trách móc gì cô giáo dạy con vì tôi biết với sĩ số 50 học sinh, cô quay cuồng với chừng ấy em đã đủ mệt. Con tôi nghịch thế làm sao cô không bực?
Cô chủ nhiệm lớp 3, lớp 4 dạy con là giáo viên giỏi cấp huyện. Con tôi vẫn tiếp tục viết nhiều bản kiểm điểm cho 2 năm học này. Tôi gọi điện trao đổi thì cô thở dài ngán ngẩm nói không làm sao "cải tạo" được con tôi.
Cô áp dụng đổi chỗ ngồi liên tục, mấy tháng liền cô xếp con tôi ngồi cùng bạn lớp trưởng học giỏi, gương mẫu cho con tôi bớt nói chuyện thì con tôi với lên bàn trên, quay xuống bàn dưới để cười đùa, trêu chọc các bạn.
Năm lớp 4, trường con tổ chức cho học sinh cả trường đi tham quan, dã ngoại 1 ngày. Con về đến nhà, sụt sịt nói: "Mẹ xin cô cho con đi tham quan đi mẹ, cô nói không cho con đi".
Tôi gọi điện cho cô, cô bức xúc phê bình con một hồi. Tôi biết con có lỗi nhưng xin cô cho con đi chơi với các bạn, tôi sẽ nhắc nhở, chấn chỉnh con. Cô giao hẹn với con trong 2 tuần nếu con ngoan ngoãn thì cô đồng ý cho con đi chơi, con phạm lỗi tiếp thì phải ở nhà.
Lớp 5, con học cô giáo mới. Lạ một điều là con không phải viết bản kiểm điểm nào mà còn được cô khen mạnh dạn, hay giơ tay xung phong, có tố chất thể thao. Con tự tin, hoạt bát và có ý thức tiến bộ rõ rệt, không thấy sổ liên lạc cô gửi về vì tội "nghịch lắm, nói nhiều" nữa.
Con kể có lần cô gặp con đi bộ dọc đường, cô còn bảo lên xe cô chở đến trường. Con nói con rất quý cô.
4 năm liền viết kiểm điểm đến mức thuộc lòng cách trình bày nhưng con vẫn chứng nào tật ấy. Vậy mà khi cô giáo lớp 5 khen ngợi con thì con tiến bộ rất nhanh.
Đòn roi đối với 1 đứa trẻ không hiệu quả bằng việc khen ngợi và khích lệ, bạn có nghĩ vậy không?
Theo tuoitre
Nên lắp đặt Camera giám sát trong trường học Vu viêc cô giáo chủ nhiệm lớp 2/11 Trường tiểu học Phan Chu Trinh (Q.Tân Phú, TP.HCM) có hành vi bạo hành học sinh bị phat giac đã khiến nhiêu phu huynh bức xúc khi xem clip cô giáo chủ nhiệm véo tai, đánh vào đầu con mình. Nêu không co chiêc camera "bí mật" cài trong lơp thi vu viêc co thê...