Thiếu tiền, nhiều học sinh không được đến trường
Trường tiểu học thị trấn Sông Đốc 5 (Cà Mau) yêu cầu cha mẹ học sinh đóng đủ khoản tiền quy định mới được nhận “Giấy vào lớp”.
Hàng trăm cha mẹ học sinh Trường tiểu học thị trấn Sông Đốc 5 (Cà Mau) yêu cầu hiệu trưởng công khai những khoản đóng góp và sử dụng vào việc gì? Trong khi đó, trường yêu cầu cha mẹ học sinh đóng đủ khoản tiền quy định thì mới được nhận “Giấy vào lớp”.
Bà Đặng Thị Chi, 53 tuổi, ở khóm 6A, thị trấn Sông Đốc, kể: “Hồi đầu năm học, tôi dẫn cháu ngoại là Trần Duy Hưng, sinh ngày 11/2/2008, xin học lớp 1. Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Hiệu trưởng Trường tiểu học 5 thị trấn Sông Đốc kêu đóng 740 nghìn đồng. Tôi than nghèo quá, cha mẹ cháu ngoại bỏ nhau, đi làm ăn xa. Rốt cuộc, cháu Hưng không được học, ở nhà cho tới nay”.
Bà Đặng Thị Chi không có tiền đóng nên cháu Trần Duy Hưng phải nghỉ học, ở nhà. Ảnh: Tiền Phong.
Ở gần nhà bà Chi, bà Trương Thị Lành, 63 tuổi, đưa cháu nội Trần Trường Khang (sinh năm 2009), là con người dân tộc, được ông Nguyễn Mạnh Tuấn giảm 90 nghìn đồng, còn phải đóng 650 nghìn đồng.
Video đang HOT
“Tôi vay 1 triệu đồng, lãi suất 10%/tháng, để đóng tiền trường, mua sách vở, chưa biết làm sao trả hết nợ”, bà Lành kể.
Ông Trà Văn Nhớ, 32 tuổi, vừa cất được túp lều trên phần đất công, bị đuổi lên đuổi xuống trong cảnh gà trống nuôi con. Gia đình ông Nhớ là hộ dân tộc, được giảm miễn 90.000 đồng, phải đóng đủ 650.000 đồng để cho cháu Trà My vào lớp 1. Ông Trà Văn Nhớ bức xúc: “Tôi vay tiền đóng tiền cho con nhưng không biết đóng tiền gì?”.
Trao đổi với phóng viên ngày 9/11, bà Quách Thúy Kiều nói: “Tôi đại diện 30 cha mẹ học sinh, gởi đơn yêu cầu đến Phòng GD&ĐT Trần Văn Thời để làm rõ nhưng cán bộ thanh tra là ông Nguyễn Văn Tiếp nói rằng, có thu sai thì trả lại. Nếu ai thưa kiện mà không có hồ sơ sẽ xin lỗi trước dân”.
Trước sự việc này, ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Hiệu trưởng Trường tiểu học 5 Sông Đốc từ chối cung cấp thông tin cho báo chí. “Tôi đang báo cáo Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc và Phòng GD&ĐT Trần Văn Thời. Khi nào có kết luận sẽ công khai báo chí”, ông Tuấn nói.
Ông Trần Hùng Dũng, Phó Phòng GD&ĐT Trần Văn Thời cùng cán bộ thanh tra, công đoàn đến UBND thị trấn Sông Đốc nắm tình hình nhưng không đến Trường tiểu học 5 Sông Đốc do sợ mất trật tự, cha mẹ học sinh phản ứng. Ông Nguyễn Hùng Dũng nói: “Chúng tôi đã nhận được báo cáo của Hiệu trưởng Nguyễn Mạnh Tuấn nhưng nội dung chung chung, không rõ ràng, chúng tôi yêu cầu phải làm rõ”.
Theo ông Võ Thanh Bình, Trưởng phòng GD&ĐT Trần Văn Thời, “Phòng vừa thành lập tổ công tác để kiểm tra tài chính, công bố các khoản thu – chi tại Trường tiểu học 5 Sông Đốc. Chúng tôi sẽ minh bạch hóa các khoản thu – chi trên cơ sở tự nguyện và đồng thuận. Những cán bộ làm sai sẽ bị kỷ luật theo qui định.
Theo Nguyễn Tiến Hưng/Tiền Phong
Trả học phí bằng bó rau, lon gạo
Lớp học không bụi phấn, không bục giảng. Học sinh lấy nền nhà làm chỗ ngồi. Học phí được phụ huynh trả bằng những bó rau, lon gạo và cả những ngày công giúp gia đình thầy giáo.
Đó là lớp học của thầy Hoàng Văn Giới (thôn Giang Cách, xã Đắk Drô, huyện Krông Nô, Đắk Nông), được mở miễn phí cho những đứa trẻ trong thôn suốt ba năm nay. Và để đến chỉ bài cho học sinh, thầy giáo phải di chuyển bằng... xe lăn tự chế.
"Con sò bé nhỏ/ Hai nắp mở to/ Khép ra khép vô/ Tìm gì thế nhỉ". Mới hơn 19h, tiếng đọc thơ của các em học sinh phát ra từ trong ngôi nhà nhỏ của thầy Giới đã rộn ràng, vang lên khắp xóm. Ngồi trên chiếc xe lăn được làm từ hai tấm ván gỗ ghép lại, gắn bốn bánh xe ở phía dưới, thỉnh thoảng thầy Giới lại lấy tay nắn nắn đôi chân bị liệt vài cái cho đỡ tê buốt.
Thầy Giới say mê giảng bài cho các học sinh trong lớp học tại nhà của mình. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Lớp của thầy Giới có tám học sinh, có em lớp 3, có em lớp 5 và cũng có cả những em chưa biết đọc biết viết. Các em sắp thành hai hàng ngồi trên chiếc chiếu hoa đã cũ nát, giở sách say sưa đọc từng chữ theo thầy.
Trong lớp có em Minh Nhật mới học lớp 1, chưa biết đọc biết viết, nên để giảng bài cho Nhật, thầy Giới lại chống tay xuống nền nhà, lăn chiếc xe lại tận nơi chỉ cho Nhật từng chữ ê, a rồi cầm tay tập viết cho em.
Giờ giải lao, nhìn những đứa trẻ chơi đùa, cười khúc khích, thầy Giới tâm sự, trước đây từng dạy ở Trường tiểu học Lê Văn Tám được 4 năm 11 tháng. Trong một lần đi dạy về thì một tai nạn bất ngờ ập đến khiến đôi chân của thầy bị liệt hoàn toàn, không cử động được.
"Biết mình không thể tiếp tục tới trường giảng dạy được nữa, ban đầu khó khăn và tuyệt vọng lắm. Nhưng rồi được sự động viên của bạn bè, người thân, nghĩ lại thấy cứ như thế này mãi cũng không được gì, và mình phải làm một điều gì đó có ích. Thế là tôi mở lớp học dạy cho những trẻ em trong xóm, vừa giúp các em ôn lại bài trong giờ học ở trường, cũng vừa để bản thân có thêm niềm vui tin yêu vào cuộc sống hơn", thầy Giới nói.
Học sinh trong lớp, có em ở gần nhà thầy thì học xong tự về nhà, em ở xa thì ngủ lại nhà thầy ngày mai bố mẹ tới đón. "Phụ huynh thấy tôi dạy vất vả, có người cũng đem tiền tới gửi, nhưng thấy nhà các em cũng nghèo nên tôi không lấy. Vì thế thỉnh thoảng họ lại đem cho bó rau, ít gạo, đến mùa vụ lại lên rẫy giúp gia đình tôi thu hoạch vài ngày, thế là vui rồi", thầy Giới tươi cười chia sẻ.
Nói về người đồng nghiệp cũ, cô Phan Thị Hạnh, giáo viên Trường tiểu học Lê Văn Tám, chia sẻ: "Thầy Giới là người hiền lành, yêu nghề, say mê với công việc, được thầy cô, học sinh trong trường rất quý mến. Nhà thầy ở Phú Yên vào đây lập nghiệp, nên hoàn cảnh gia đình cũng nhiều khó khăn, thiếu thốn".
Theo Thái Thịnh/Tuổi Trẻ
Miễn học phí cho giáo sinh: Không thay đổi là lãng phí Hàng năm, Nhà nước phải chi khoản ngân sách rất lớn để miễn học phí cho sinh viên khối ngành sư phạm. Trong khi đó, nhiều sinh viên tốt nghiệp nhưng lại không theo nghề giáo. Vậy có nên tiếp tục thực hiện chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm? PGS.TS Nguyễn Kim Hồng - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm...