Thiếu tác dụng phụ không có nghĩa là vaccine Covid-19 không hoạt động
Một loạt các phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 dựa trên công nghệ RNA thông tin (mRNA) được xem là dấu hiệu của hệ thống miễn dịch đang hoạt động mạnh, nhưng mới đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, việc thiếu các phản ứng phụ không có nghĩa là vaccine không hiệu quả.
Hình minh họa virus SARS-CoV-2 do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ phát hành. Nguồn: Reuters.
Nghiên cứu do nhà khoa học Si’Ana Coggins, nghiên cứu viên sau tiến sĩ tại Đại học Uniformed Services dẫn đầu, vừa được báo cáo sơ bộ trên hệ thống mở Medrxiv.
Theo đó, các nhà khoa học đã xét nghiệm 206 nhân viên bệnh viện để tìm kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 trước và sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer -BioNTech và khảo sát họ về các phản ứng liên quan đến vaccine.
Giống như trong các thử nghiệm lâm sàng, đau cánh tay là triệu chứng phổ biến nhất, chiếm đến 91% số người sau lần tiêm mũi đầu tiên và 82% sau lần tiêm mũi thứ hai. Các triệu chứng toàn thân, chẳng hạn như cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi, hoặc đau nhức cơ thể, được báo cáo lần lượt là 42% và 28% sau lần tiêm đầu tiên và 62% và 52% sau lần tiêm thứ hai.
Nhưng theo báo cáo, không có mối tương quan giữa mức độ nghiêm trọng của triệu chứng vaccine và mức độ kháng thể một tháng sau khi tiêm chủng.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu cho biết, những phát hiện này sẽ trấn an mọi người rằng việc không có tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 công nghệ mRNA không có nghĩa là vaccine không hoạt động như dự kiến. Hiện tại, có hai loại vaccine ngừa Covid-19 sửa dụng công nghệ này là vaccine Pfizer và Moderna.
Bệnh sẽ nhẹ hơn sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 công nghệ mRNA
Một nghiên cứu khác vừa được công bố cũng cho thấy, vaccine mRNA hạn chế mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng đột phá hiếm gặp.
Theo một nghiên cứu của Mỹ, trong một số trường hợp hiếm hoi bệnh nhân mắc Covid-19 sau khi tiêm chủng thì những người này có khả năng bị ốm trong thời gian ngắn hơn và có các triệu chứng nhẹ hơn so với khi họ chưa được tiêm chủng, Nghiên cứu được thực hiện với gần 4.000 nhân viên y tế, những người được tiêm chủng đầu tiên và các nhân viên tuyến đầu khác.
Ở những người tham gia được kiểm tra hàng tuần kể từ giữa tháng 12/2020, Covid-19 đã được chẩn đoán dương tính ở 5 người đã được tiêm đầy đủ vaccine mRNA từ Pfizer – BioNTech hoặc Moderna, 11 người được bảo vệ một phần, tức là đã tiêm một mũi hoặc ít hơn 14 ngày kể từ mũi tiêm lần thứ hai và 156 người chưa được tiêm chủng.
Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu trên Tạp chí Y học New England, hầu hết các bệnh nhân không được tiêm phòng đều bị ốm trong ít nhất hai tuần, so với chỉ một tuần ở những bệnh nhân đã được tiêm chủng. Những bệnh nhân được tiêm chủng đầy đủ hoặc một phần có tỷ lệ sốt thấp hơn 58% và nằm trên giường trung bình ít hơn 2,3 ngày so với những bệnh nhân không được tiêm chủng. Tải lượng virus của họ cũng thấp hơn trung bình 40%.
Tiến sĩ Jeff Burgess, Đại học Arizona, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết trong một tuyên bố: “Nếu bạn tiêm vaccine, khoảng 90% trường hợp bạn sẽ không bị nhiễm Covid-19. Ngay cả khi bạn mắc bệnh, sẽ có ít virus hơn trong người và bệnh của bạn có thể sẽ nhẹ hơn nhiều”.
Băn khoăn hiến máu sau tiêm vaccine Covid-19
Dịch Covid-19 đang lây lan và diễn biến phức tạp khiến nhiều người băn khoăn, hiến máu sau khi tiêm vaccine Covid-19 có an toàn không, sau tiêm bao lâu thì được hiến máu.
Theo các chuyên gia y tế, hiến máu sau tiêm vaccine là an toàn. Người đã tiêm vaccine Covid-19, khả năng cơ thể sinh ra kháng thể chống lại virus rất cao, nên chế phẩm đó rất tốt để điều trị cho bệnh nhân.
Hiến máu sau tiêm vaccine l à an toàn
Trong các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, vô cùng quan ngại là nguồn máu dự trữ giảm đáng kể, nhất là nhóm máu A và O, khiến nhiều người bệnh buộc phải hoãn điều trị. Đơn cử, tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã có gần 70 lịch hiến máu với dự kiến tiếp nhận 25.000 đơn vị máu bị hoãn, hủy. Trong khi Viện là đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp máu cho 27 tỉnh/thành khu vực phía Bắc với diện bao phủ là 40 triệu dân.
Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn bởi vẫn còn hàng nghìn người bệnh thiếu máu mãn tính buộc phải trì hoãn truyền chế phẩm máu. Việc khích lệ hiến máu vẫn đang được triển khai khi nhiều người muốn hiến máu nhưng băn khoăn vì họ mới tiêm vaccine phòng Covid-19.
Tình nguyện viên hiến máu tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
Đề cập tới vấn đề này, TS Bạch Quốc Khánh - Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho rằng, có nhiều cách để sản xuất các loại vaccine khác nhau. Nếu người dân được tiêm loại vaccine sử dụng các con virus bất hoạt hoặc làm cho nó bị yếu đi thì phải chờ ít nhất 4 tuần mới hiến máu. Với vaccine sử dụng loại virus (đưa một phần con virus SARS-CoV-2) vào trong cơ thể để gây phản ứng miễn dịch thì nên chờ khoảng 2 tuần. Còn vaccine sử dụng công nghệ mRNA, người dân hoàn toàn có thể đi hiến máu rất sớm sau đó. Sau tiêm vaccine Covid-19, nếu mỗi người cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh, không có các phản ứng hoặc những tác dụng phụ do tiêm vaccine đã được giải quyết thì có thể hiến máu bình thường.
Theo chuyên gia, hiến máu không làm ảnh hưởng đến việc cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại virus và cũng không làm giảm tác dụng của vaccine sau khi đã tiêm vào cơ thể. Khi truyền máu, cơ thể người bệnh có thể nhận được một lượng nhỏ kháng thể chống lại virus từ máu của người hiến đã được tiêm vaccine hoặc đã từng bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, lượng kháng thể này quá nhỏ để có thể tạo ra sự khác biệt, do đó, không thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2 ở người bệnh được nhận máu.
TS Bạch Quốc Khánh khuyến cáo, những người hiến máu phải thực hiện tốt khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Thêm vào đó, những ngày sau, nếu chẳng may chúng ta có nguy cơ trở thành F1, F2 nên liên lạc với đơn vị tiếp nhận máu của người hiến máu để có những biện pháp bảo đảm an toàn cho hoạt động truyền máu. Qua các nghiên cứu, người ta thấy rằng, không có tình trạng bị lây truyền Covid-19 qua đường truyền máu. Vì thế, người hiến máu bị nhiễm Covid-19, máu của họ vẫn có thể được sử dụng, không ảnh hưởng gì đến bệnh nhân được tiếp nhận lượng máu đó.
Máu hiến từ người đã tiêm vaccine rất tốt để điều trị cho bệnh nhân Covid-19
Đồng quan điểm, TS Trần Ngọc Quế - Phó Giám đốc Trung tâm máu Quốc gia cho rằng, các chế phẩm máu từ người hiến đã được tiêm vaccine Covid-19 sẽ rất tốt cho điều trị bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2. Với người đã tiêm vaccine, khả năng cơ thể sinh ra kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 rất cao. Vì vậy, các chế phẩm máu mà họ hiến đã có các kháng thể đó sẽ rất tốt để điều trị cho bệnh nhân, đặc biệt với bệnh nhân Covid-19 nặng cần truyền huyết tương.
"Với các bệnh nhân Covid-19, ngoài tổn thương phổi, họ còn gặp các triệu chứng rối loạn đông máu. Nhiều trường hợp cần sử dụng các chế phẩm huyết tương như: Huyết tương tươi đông lạnh, tủa lạnh giàu yếu tố VIII (cryo). Đặc biệt, các trường hợp bệnh nhân Covid-19 nặng đa số có bệnh nền hoặc bệnh lý kết hợp khác. Do vậy, trong điều trị cũng cần dùng cả tới các chế phẩm máu khác như: Khối hồng cầu, khối tiểu cầu..." - TS Trần Ngọc Quế cho biết thêm.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hội Truyền máu Quốc tế, với người được tiêm vaccine Covid-19, chỉ khoảng 1 tuần sau tiêm là có thể hiến máu được. Bên cạnh đó, người dân cũng có thể hiến máu giữa các mũi tiêm vaccine Covid-19, miễn là người hiến máu đang không gặp phải bất kỳ một tác dụng phụ nào từ vaccine như: Đau cơ, nhức đầu, ớn lạnh hay sốt... Việc hiến máu có thể tiếp tục sau khi hết tác dụng phụ.
Theo Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ, phản ứng miễn dịch của người hiến tặng đối với vaccine sẽ không bị gián đoạn khi cho máu và không làm giảm khả năng bảo vệ của kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. Ngoài ra, mỗi cá nhân có thể hiến máu có kháng thể từ vaccine.
Giải mã cách Covid-19 'trốn' miễn dịch Chuyên trang News Medical Life Sciences dẫn kết quả một nghiên cứu mới cho hay SARS-CoV-2 (vi rút gây ra dịch Covid-19) có thể "lẩn trốn" hệ miễn dịch và lây lan nhanh chóng nhờ cơ chế hợp nhất với các tế bào trong cơ thể bệnh nhân. Ảnh minh họa: Shutterstock Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Anh,...