Thiếu nhà tắm, học sinh vùng cao chọn cách đi tắm suối
Điều kiện cơ sở vật chất khó khăn, không có nhà tắm tập thể, nước sinh hoạt còn khó khăn, học sinh ở Nậm Pồ phải tự đi tắm suối bất chấp nguy hiểm
Khi vào năm học mới cũng là lúc mùa mưa, mùa nước tới nhưng do điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn, học sinh tại một số xã vùng cao ở huyện Nậm Pồ (Điện Biên) vẫn bất chấp nguy hiểm ra suối tắm mà không hề có sự giám sát của người lớn, thầy cô giáo.
Điều đáng nói là từ người lớn, phụ huynh học sinh ở vùng cao đều mặc định rằng: “Sông, suối ở vùng cao thường cạn, trừ lúc trời mưa”.
Bên cạnh đó, dù cơ sở vật chất tại các trường học đã được cải thiện đáng kể, nhưng cơ sở vật chất dành cho học sinh sinh hoạt tại các trường Phổ thông bán trú vẫn còn nhiều thiếu thốn, trong đó có nhà tắm cho các em học sinh.
Hình ảnh từng đoàn học sinh đi tắm suối ở Nậm Pồ không khó bắt gặp tại các trường học vùng cao:
Nước ở vùng cao Nậm Pồ luôn là một vấn đề rất nan giải
Đường nước tại cụm Thường phổ thông bán trú Tiểu học và Mầm Non Vàng Đán (Nậm Pồ) không đủ phục vụ cả 1000 học sinh cả 2 trường.
Việc tắm rửa, vệ sinh các em phải tự ra những con suối đục gần trường để tắm
Những chỗ khe trong để dành riêng cho giặt dũ quần áo và gội đầu
Video đang HOT
Các em bé ngay từ khi mới vào lớp 1 cũng phải theo các chị ra suối tắm
Ngày mưa, có nước nhưng lại chảy khá siết
Bất chấp nguy hiểm các em vẫn tự tắm, tự trông nhau
Đường đi tắm của học sinh Vàng Đán
Suối vùng cao thường cạn và thường chỉ có mưa mới có nước nên các em tha hồ tắm
Một vũng nước đục là thành thế giới trò trơi của các em
Bờ suối gắn liền với tuổi thơ của lũ trẻ vùng cao ngay sau giờ học
Trẻ con vẫn tự đi tắm mà không hề có sự giám sát của người lớn
Niềm vui của lũ trẻ vùng cao đôi khi rất đơn giản
Trần Phương
Theo giaoduc.net
Quảng Ngãi: Mái ấm của học sinh vùng cao
Nhà bán trú được xem như mái ấm thứ hai của những học sinh vùng cao ở Quảng Ngãi. Năm học này, những mái ấm ấy sẽ được đầu tư khang trang hơn cho các em yên tâm sinh hoạt, học tập.
Tan học, em Hồ Thị Nguyễn Dung (lớp 12, trường THPT Trà Bồng, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) cùng bạn về nhà bán trú trong khuôn viên nhà trường. Từng em nhanh nhẹn cất cặp sách rồi cùng nhau vào bếp nấu ăn. Dù xa nhà nhưng Hồ Thị Nguyễn Dung và các bạn vẫn cảm thấy hạnh phúc vì các em đã xem trường học là nhà, thầy cô giáo là cha mẹ.
"Nhà em cách trường 27 km nên không thể đi về trong ngày. Mấy năm trước em phải ở trọ. Năm học này em được vào ở bán trú trong trường. Không chỉ đỡ được chi phí ăn ở mà còn được gần gũi bạn bè, thầy cô giúp em học tập tốt hơn", em Dung chia sẻ.
Được ở bán trú tạo điều kiện cho học sinh gắn kết hơn mối quan hệ bạn bè, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc học.
Nhờ những nguồn vốn được phân bổ, trường THPT Trà Bồng đã đầu tư khu bán trú khá khang trang với 8 phòng. Mỗi phòng có đầy đủ nhà tắm, vệ sinh khép kín. Khu nhà bán trú này là nơi ăn ở, học tập của hơn 100 học sinh. Không chỉ đỡ tiền thuê trọ, ở nhà bán trú còn tạo điều kiện thuận lợi để các em học tập tốt hơn.
Tại trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học & THCS Trà Lâm, một trong những nơi khó khăn nhất của huyện Trà Bồng, việc xây dựng nhà bán trú giúp trường hạn chế được tình trạng học sinh thường xuyên vắng học, giảm số học sinh bỏ học.
Học sinh huyện Trà Bồng vui chơi tại khu bán trú trong khuôn viên trường
Phó Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học & THCS Trà Lâm, cô Võ Thị Ngọc Thủy cho biết, khu bán trú của trường có 90 học sinh. Để đảm bảo việc ăn ở cho các em, nhà trường đã thuê nhân viên nấu ăn, phân công giáo viên chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát chất lượng các bữa ăn. Đồng thời, giáo viên nhà trường thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các em ôn bài.
"Hình thức bán trú giúp những học sinh ở khu vực xa xôi, hẻo lánh an tâm đến trường. Ở trường, các em được chăm sóc đầy đủ, được giáo viên giúp đỡ thường xuyên nên nhiều em học tập tốt hơn", cô Thủy cho biết.
Mô hình bán trú giúp học sinh vùng cao Quảng Ngãi được chăm sóc tốt hơn.
Theo kế hoạch, đến năm 2020, toàn tỉnh thành lập 39 trường Phổ thông Dân tộc bán trú. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh phí nên hiện nay mới chỉ thành lập được 23 trường. Một số khu bán trú của các điểm trường vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu ở bán trú của học sinh.
Liên quan đến vấn đề này, ông Đỗ Văn Phu - Giám đốc Sở GD & ĐT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, năm học 2019 - 2020, ngành Giáo dục tỉnh Quảng Ngãi được phân bổ 35 tỷ đồng, trong đó Bộ GD & ĐT hỗ trợ 26 tỷ đồng, vốn đối ứng của tỉnh gần 9 tỷ đồng để nâng cấp nhà bán trú cho học sinh vùng cao. Nguồn vốn này sẽ phần nào giải quyết được những khó khăn trong thời gian qua.
"Nguồn vốn này sẽ được chúng tôi sử dụng hiệu quả để mua sắm đồ dùng cho học sinh ở bán trú, tu sửa lại nhà bán trú xuống cấp. Những khu bán trú được nâng cấp khang trang, đầy đủ hơn sẽ góp phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục ở miền núi", ông Phu nói.
Quốc Triều
Theo Dân trí
Vượt suối, băng rừng, đưa từng học sinh đến lớp Dù năm học mới đã bắt đầu được nửa tháng, nhưng hiện giáo viên của huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi, vẫn phải nỗ lực đến từng bản làng, vào từng nhà dân để vận động học sinh đến lớp. Vào bản tìm học trò Một ngày giữa tháng 9/2019, phóng viên đã được cùng giáo viên Trường Phổ thông dân...