Thiếu người học trầm trọng
Dù được hạ điểm sàn tuyển sinh thấp hơn 1 điểm so với quy định trước đó, nhưng đến nay nhiều trường ĐH ngoài công lập tại ĐBSCL vẫn không tuyển được người học.
Ông Nguyễn Cao Đạt, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long (tỉnh Vĩnh Long), một trong những trường đang áp dụng “chính sách đặc thù” của Bộ, cho biết: “Chưa bao giờ việc tuyển sinh của các trường ĐH ngoài công lập ở ĐBSCL lại bết bát như hiện nay”. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của ĐH Cửu Long năm nay là 3.280, nhưng hiện mới chỉ xét tuyển được khoảng 20%, tức khoảng trên 600 em và còn thiếu đến hơn 2.500 chỉ tiêu”.
Lác đác thí sinh nộp hồ sơ vào Trường ĐH Tây Đô – Ảnh: Tú Uyên
Trường ĐH Tây Đô (TP.Cần Thơ) cùng cảnh ngộ. Ông Nguyễn Văn Quang, Phó hiệu trưởng cho biết, chỉ tính riêng chỉ tiêu hai bậc ĐH, CĐ, năm nay trường được xét tuyển 3.400. Đến nay, trường mới tuyển được hơn 1.300 thí sinh. Tình hình ở Trường ĐH Võ Trường Toản (tỉnh Hậu Giang) cũng khó khăn không kém. Ông Dương Đăng Khoa, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Trường không tuyển thêm được bao nhiêu vì vậy năm học mới số sinh viên rất ít ỏi”. Trong khi đó, vào thời điểm này, những năm trước, các trường ĐH trên đều đã hoàn tất tuyển sinh đạt từ 80% tổng chỉ tiêu trở lên.
Nói về nguyên nhân của những khó khăn trên, một giảng viên của Trường ĐH Tây Đô phân tích: Năm nay các trường ngoài công lập đều tăng chỉ tiêu từ 10 đến 20%. Ở nhiều trường công lập, một số ngành đào tạo lấy điểm rất thấp bằng với điểm sàn. Do vậy lượng thí sinh “lọt ra” các trường ngoài công lập còn rất ít. Ngoài ra, thời gian xét tuyển kéo dài nên hiện tại, các thí sinh có kết quả thi dưới điểm sàn đều đã chọn học CĐ, TC hoặc ôn thi lại… Chưa kể, các trường ngoài công lập còn phải chia sớt nguồn tuyển với nhau.
Video đang HOT
Nhiều chuyên gia giáo dục ở ĐBSCL nhận định, dù năm nay chính sách của Bộ chưa phát huy hiệu quả, nhưng trong những năm tới sẽ giúp các trường chủ động hơn trong xét tuyển. Khi ấy, đầu vào ở các trường ĐH sẽ rộng mở hơn đối với học sinh ĐBSCL. Tuy nhiên, vấn đề này cũng đồng nghĩa với việc chất lượng đầu vào thấp, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và đặt ra mối lo ngại về chất lượng nguồn nhân lực sau khi ra trường.
Tú Uyên
Theo thanh niên
Trường ở vùng ưu tiên vẫn khó tuyển sinh
Nhiều trường ĐH tại khu vực Tây Nam bộ được áp dụng chính sách đặc thù trong tuyển sinh ĐH, CĐ nhưng đến nay tình hình xét tuyển vẫn không mấy khả quan.
Học sinh tỉnh Bạc Liêu tham gia chương trình Tư vấn mùa thi năm 2012 do Báo Thanh Niên tổ chức - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Cần trên 1.000 thí sinh, chỉ khoảng 10 hồ sơ
Theo thạc sĩ Nguyễn Minh Khoa, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế công nghiệp Long An, những ngày qua mới chỉ có dưới 10 thí sinh (TS) nộp đơn xét tuyển sau khi trường thông báo áp dụng quy định mới. Trong khi đó, trường cần xét tuyển đến 1.200 chỉ tiêu. Trường ĐH Cửu Long tuyển đến 1.500 chỉ tiêu và thông báo TS nào có hộ khẩu thuộc danh sách 20 huyện nghèo nếu không đủ điểm sàn có thể đến trường đăng ký học dự bị 1 năm, sau đó học chính thức. Nhưng theo thạc sĩ Nguyễn Cao Đạt, Phó hiệu trưởng, trường chỉ mới nhận được 10 hồ sơ. Với tình hình này, rất khó đảm bảo đủ số lượng chỉ tiêu trong năm nay.
Trường ĐH Tây Đô tuyển thêm đến 3.300 chỉ tiêu cho 13 ngành bậc ĐH và 8 ngành bậc CĐ. Trong các đợt tuyển trước, trường chỉ tuyển được khoảng 40% chỉ tiêu. Ở đợt xét tuyển có áp dụng chính sách đặc thù ưu tiên này cũng không tuyển được nhiều. Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó hiệu trưởng, trong những ngày qua cũng chỉ có vài TS nộp hồ sơ vào trường.
Trước tình hình khó khăn này, nhiều trường như ĐH Tiền Giang xét gần 1.500 chỉ tiêu ĐH và CĐ, cho biết khi TS nộp hồ sơ xét tuyển, trường sẽ xét trực tiếp và cấp giấy báo trúng tuyển ngay.
Trong khi đó, trong khu vực cũng có nhiều trường không áp dụng quy định này vì đã ổn định tuyển sinh. Theo tiến sĩ Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, trường sẽ không áp dụng chính sách đặc thù trong tuyển sinh. Thạc sĩ Hoàng Xuân Quảng - Phó hiệu trưởng Trường ĐH An Giang cũng cho biết không áp dụng điều này.
Chưa có sự công bằng
Một số chuyên gia tuyển sinh cho rằng chính sách ưu tiên cho TS ở những khu vực được xem là vùng khó khăn trong tuyển sinh (Tây Bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ) vẫn còn nhiều điều bất hợp lý.
Theo quy định của Bộ, các trường ĐH, CĐ có trụ sở chính đặt tại 3 khu vực trên được xét tuyển bổ sung TS có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên tại các tỉnh/thành phố thuộc 3 khu vực này và có kết quả điểm thi ĐH (hoặc CĐ) hệ chính quy năm 2012 (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và khu vực) dưới điểm sàn ĐH (hoặc CĐ) không quá 1 điểm. Nghĩa là Bộ không quy định cụ thể huyện, thị, xã nào được hưởng mức ưu tiên này nên TS có hộ khẩu thuộc các khu vực phát triển như TP.Cần Thơ, TP.Vĩnh Long, TP.Tân An... đều được hưởng ưu tiên như các TS thuộc huyện, thị khó khăn khác. Trong khi đó, điều kiện học tập của TS tại các khu vực này không quá khó khăn, thậm chí còn tốt hơn một số vùng ở khu vực Đông Nam bộ, miền Trung.
Một vấn đề khác, theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trường ĐH Tây Đô, trong mùa tuyển sinh năm sau trường sẽ gửi văn bản lên Bộ GD-ĐT với những đề nghị tạo sự công bằng hơn giữa trường công lập và ngoài công lập. "Nhiều trường ngoài công lập tại những khu vực khác cũng khó khăn trong tuyển sinh. Bộ phải giải quyết tận gốc của vấn đề, bởi dù được ưu tiên, trường cũng khó cạnh tranh được với các trường công lập trong khu vực", ông Dũng băn khoăn.
Theo thanh niên
Đề nghị Bộ GD-ĐT điều chỉnh mức điểm chênh lệch khu vực cho thí sinh ĐBSCL Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ vừa có công văn do Phó Trưởng ban Huỳnh Minh Đoàn ký gửi Bộ GD-ĐT về việc xem xét áp dụng điểm chênh lệch khu vực trong tuyển sinh cho thí sinh ĐBSCL. Vừa qua BCĐ đã có buổi làm việc với các trường ĐH ngoài công lập thuộc khu vực ĐBSCL (ĐH Tây Đô, ĐH Cửu...