Thiếu người đứng lớp, TP.HCM cho phép giáo viên được ‘chạy sô’
Trong thời gian chưa tuyển đủ, ngành giáo dục TP sẽ triển khai hợp đồng ngắn hạn với các giáo viên Tin học ở bậc trung học cơ sở.
Các giáo viên này sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở trường sẽ thực hiện hợp đồng ngắn hạn tại các trường tiểu học.
Ông Hồ Tấn Minh – Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã chia sẻ như thế với báo chí vào chiều 15.9 về cách xử lý tình trạng thiếu giáo viên trong năm học 2022- 2023 này.
Theo ông Minh, trong năm học 2022- 2023, ngành giáo dục sẽ bắt đầu thực hiện những nội dung mới, tiếng Anh và Tin học sẽ là môn học bắt buộc của bậc tiểu học bắt đầu từ lớp 3. Chương trình phổ thông lớp 10 sẽ có những môn Âm nhạc và Mỹ thuật sẽ được nới. Nguyên nhân của tình trạng trên là do Sở đang bị thiếu giáo viên, nguồn tuyển giáo viên gặp nhiều khó khăn, trong đó giáo viên Tin học và tiếng Anh ở bậc tiểu học đang rất thiếu nhiều nhưng chưa có giải pháp xử lý.
Giáo viên tiếng Anh và tin học tại TP.HCM đang thiếu trầm trọng – Ảnh: PV
Sở đã có chỉ đạo các đơn vị công khai nhu cầu cần tuyển giáo viên bị thiếu. Riêng cấp trung học phổ thông sẽ tuyển 2 lần để đảm bảo số lượng. Các quận huyện sẽ tuyển để bù vào số lượng giáo viên bị thiếu.
Trong thời gian chưa tuyển đủ, ngành giáo dục sẽ triển khai hợp đồng ngắn hạn với các giáo viên Tin học ở bậc trung học cơ sở sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở trường sẽ thực hiện hợp đồng ngắn hạn tại các trường tiểu học, để thực hiện nội dung giảng dạy trên cơ sở đảm bảo đủ các chế độ liên quan.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường nội thành chia sẻ nguồn giáo viên với các trường ở ngoại thành, đặc biệt là xã đảo Thạnh An thuộc huyện Cần Giờ.
Video đang HOT
Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, ngành giáo dục đã thiết lập chương trình kết nối trực tuyến, dạy học trực tuyến với các em học sinh ở các trường vùng sâu, vùng xa thiếu giáo viên để tăng cường năng lực tiếng Anh, Tin học nhằm tiếp cận được nền tảng kiến thức.
Đối với xã đảo Thạnh An thuộc huyện Cần Giờ, hàng tuần sẽ có những giáo viên trong thị trấn của huyện sẽ di chuyển ra xã đảo trực tiếp tổ chức các tiết dạy học sinh. “Chúng tôi cho rằng, đây là các giải pháp có thể khả thi trong khi chờ tuyển giáo viên các trường đang thiếu. Sở đã đặt hàng với Đại học Sài Gòn và Đại học Sư phạm TP.HCM về lượng giáo viên để những năm tới đáp ứng đủ giáo viên cho thành phố”, ông Minh nhấn mạnh.
Liên quan đến sách giáo khoa năm học 2022-2023, ông Minh cho biết, toàn TP có hơn 7.000 học sinh bị thiếu sách giáo khoa. Sở đã làm việc trực tiếp với các đơn vị trường để xảy ra tình trạng thiếu sách và các nhà xuất bản, nhà cung ứng sách. Đến hết ngày 14.9, Sở đã có báo cáo gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND TP. Theo đó, trên địa bàn TP, bậc trung học cơ sở đã cung cấp đủ sách giáo khoa, bậc trung học phổ thông còn 2 đơn vị trường do đăng ký nhầm số lượng dẫn tới việc mua sách giáo khoa chưa đủ cho các em học sinh.
Ngoài ra, một trung tâm giáo dục thường xuyên chưa đăng ký số lượng học viên cho đơn vị cung ứng sách giáo khoa. Do đó, đến hết ngày 15.9, Sở đã yêu cầu các đơn vị cung ứng chuyển sách về cho các đơn vị. Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã chỉ đạo các đơn vị đảm bảo cung ứng đủ sách giáo khoa cho học sinh để đáp ứng việc học tập của trẻ.
Trong thời gian không có sách, Sở đã gửi file PDF đến các trường để chia sẻ cho những học sinh chưa được trang bị sách. Phần lớn học sinh chưa trang bị sách là học sinh đến từ các trường ngoài công lập, học sinh phải di chuyển từ các tỉnh về TP.HCM nên khả năng đăng ký và mua được sách gặp nhiều khó khăn.
Tài liệu GD địa phương TP.Hải Phòng chậm ban hành gây khó sắp xếp thời khóa biểu
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hải Phòng lớp 7 chậm ban hành gây khó khăn trong việc sắp xếp thời khóa biểu và khiến giáo viên lo lắng khi giảng dạy.
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, cuốn tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hải Phòng lớp 7 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Sau khi được phê duyệt, Sở đã gửi bản PDF của cuốn sách tới các nhà trường. Trong ngày 13/9, các trường trung học cơ sở đã nhận được sách dưới dạng bản PDF.
Cuốn tài liệu Giáo dục địa phương lớp 7 mới được gửi tới các nhà trường ở dạng PDF (Ảnh: Lã Tiến)
Trước khi cuốn tài liệu được ban hành, một số giáo viên được phân công dạy nội dung Giáo dục địa phương lớp 7 tại Hải Phòng đã phản ánh tới Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về việc, năm học mới đã bắt đầu song các nhà trường chưa nhận được tài liệu Giáo dục địa phương để phục vụ giảng dạy.
Theo một giáo viên dạy Ngữ văn lớp 7 tại quận Hồng Bàng (Hải Phòng), việc biên soạn tài liệu Giáo dục địa phương lớp 7 thành phố Hải Phòng đã được lên ý tưởng và viết sách từ năm học trước.
Tuy nhiên, năm học mới bắt đầu được hơn một tuần mà giáo viên chưa nhận được cuốn tài liệu này.
"Việc chậm ban hành cuốn tài liệu đã gây khó khăn cho các nhà trường trong việc phân công giáo viên và sắp xếp thời khóa biểu.
Điều đáng nói là, cuốn tài liệu Giáo dục địa phương lớp 7 tích hợp 4 môn học khác nhau: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân nên các nhà trường rất khó phân công giáo viên dạy môn này.
Nếu giáo viên được phân công giảng dạy nội dung Giáo dục địa phương không đúng chuyên môn thì phải mất nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu và soạn giáo án giảng dạy, trong khi đó, học sinh đã học tập được hơn 1 tuần mà các trường chưa có tài liệu", giáo viên xin giấu tên chia sẻ.
Theo một số giáo viên ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), các trường trung học cơ sở tại huyện này cũng đã sắp xếp xong thời khóa biểu.
Vì chưa có tài liệu Giáo dục địa phương nên các nhà trường đã bố trí giáo viên dạy môn khác thay thế. Sau khi tài liệu Giáo dục địa phương được ban hành thì nhà trường sẽ bố trí giáo viên dạy bù.
Trao đổi với phóng viên, một hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại nội thành Hải Phòng cho biết, theo quy định, Giáo dục địa phương là bắt buộc với thời lượng 1 tiết/tuần.
Chính vì thế, nhà trường đã sắp xếp thời khóa biểu và phân công giáo viên dạy Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân để dạy môn đó.
Tuy nhiên, tuần học đầu tiên, do chưa có cuốn tài liệu Giáo dục địa phương, nên nhà trường đã linh hoạt bằng việc phân công các giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em học sinh sinh hoạt tập thể, rèn nền nếp theo quy định của nhà trường.
Trong ngày 13/9, nhiều giáo viên được phân công giảng dạy môn Giáo dục địa phương lớp 7 đã phản hồi lại với phóng viên rằng, họ đã nhận được sách bản PDF.
Vì chưa có tài liệu Giáo dục địa phương lớp 7 nên các giáo viên Hải Phòng lo lắng trong việc sắp xếp giảng dạy môn học này (Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Trao đổi với phóng viên, bà Phạm Thị Thu Hà - Trưởng phòng Giáo dục trung học (Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng) xác nhận, đầu tuần này (thứ 2 ngày 12/9 - PV) Bộ Giáo dục và Đào tạo mới thẩm định xong tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hải Phòng lớp 7.
Theo bà Hà, trước đó Phòng Giáo dục trung học đã trao đổi với Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện về việc nhiều tỉnh, thành phố cũng trong tình trạng sách giáo dục địa phương chậm được phê duyệt.
Do đó, Phòng Giáo dục trung học đề nghị các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện chỉ đạo các nhà trường linh động trong việc phân công giáo viên dạy môn Giáo dục địa phương.
Sau khi cuốn tài liệu được phê duyệt, Sở đã chuyển sách bản PDF xuống các nhà trường và các trường sẽ chuyển tới tay giáo viên, học sinh. Còn việc in ấn sách và phát hành sách sẽ được thực hiện sau đó.
Thanh tra khối Sở GD: Thiếu người, thiếu cả kinh phí vì chưa có quy định cụ thể Lực lượng thanh tra ngành giáo dục chủ yếu là giáo viên từ các trường nên am hiểu chuyên môn nhưng lại thiếu kiến thức pháp luật, tài chính. Thanh tra nhiều việc nhưng thiếu người Tại hội nghị "tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2021 - 2022 và triển khai nhiệm vụ năm học mới khối các Sở...