Thiếu máu đang là vấn đề rất nghiêm trọng ở phụ nữ, hãy thường xuyên ăn 9 loại thực phẩm này để bổ sung
Nhiều phụ nữ ở độ tuổi 20-35 bị thiếu máu làm tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng bào thai và các tai biến sản khoa.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới hiện có khoảng 528,7 triệu phụ nữ tuổi sinh đẻ bị thiếu máu, chiếm khoảng 29,4%. Tại Việt Nam, theo điều tra của Viện dinh dưỡng, 25,5% phụ nữ tuổi sinh đẻ bị thiếu máu, trong đó tập trung cao hơn ở miền núi và nông thôn.
Thiếu máu dinh dưỡng đang là vấn đề nghiêm trọng ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Bởi phụ nữ ở độ tuổi này nếu bị thiếu máu là nguy cơ hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng bào thai cũng như các tai biến sản khoa.
Khi thiếu máu, khả năng vận chuyển khí ôxy của hồng cầu bị giảm làm thiếu ôxy ở các tổ chức, đặc biệt là tim, cơ bắp, não, gây nên các hiện tượng tim đập mạnh, hoa mắt chóng mặt, cơ bắp yếu và cuối cùng là cơ thể mỏi mệt, giảm khả năng lao động chân tay và trí óc, ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày.
Để phòng ngừa nguy cơ thiếu sắt thiếu máu, có thể bổ sung sắt qua những thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày.
1. Cải bó xôi
Cải bó xôi là một loại rau lá xanh rất phổ biến giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Cải bó xôi giàu canxi, vitamin A, B9, E và C, sắt, chất xơ và beta carotene. Nghiên cứu cho thấy một nửa chén cải bó xôi luộc chứa 3,2 mg sắt và chiếm khoảng 20% nhu cầu sắt cho cơ thể của người phụ nữ. Vì vậy, nên bổ sung cải bó xôi trong chế độ ăn uống hàng ngày.
2. Quả lựu
Lựu giàu sắt, canxi, chất xơ và khoáng chất thiết yếu như magiê và đồng. Ăn lựu hoặc uống một ly nước ép lựu thường xuyên giúp tăng mức hemoglobin, ngăn ngừa thiếu máu.
3. Thịt bò
Thịt bò là nguồn cung cấp sắt vô cùng phong phú, giúp cải thiện lượng Hemoglobin cho cơ thể. Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chứa mỡ. Trong 100g thịt bò nạc có thể cung cấp 3,1mg sắt tương đương 21% lượng sắt cần thiết.
4. Đậu
Đậu là nguồn cung cấp sắt và các vitamin giúp chống thiếu máu tốt cho cơ thể. Một số loại đậu giàu sắt là: Đậu xanh; đậu nành; đậu đen; đậu hà lan.
5. Củ cải đường
Củ cải đường được biết đến như một loại rau rất có hiệu quả trong cuộc chiến chống bệnh thiếu máu. Loại củ này có hàm lượng sắt cao, giúp sửa chữa và kích hoạt lại các tế bào hồng cầu. Một khi các tế bào hồng cầu được kích hoạt, lượng oxy cung cấp cho tất cả các bộ phận của cơ thể tăng lên. Thêm củ cải đường trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp bạn dễ dàng chống lại căn bệnh thiếu máu.
6. Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt không chỉ nhiều chất xơ mà còn chứa lượng sắt và axit folic tốt giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
7. Gan
Gan của các loài động vật như gà, lợn, bò đều chứa hàm lượng sắt cao. Trong 100g gan lợn cung cấp 12mg sắt, 100g gan gà cung cấp 10mg sắt và 100g gan bò cung cấp 6,5mg sắt. Tuy nhiên, để loại bỏ phần nào các chất độc có thể tồn tại trong gan, cần rửa thật sạch, bóp sạch máu đọng, nấu chín hẳn mới được ăn.
8. Cà chua
Vitamin C là thành phần chính trong cà chua cùng với lycopene. Vitamin C trong cà chua giúp hấp thu dễ dàng các chất sắt. Cà chua cũng rất giàu beta carotene và vitamin E, do đó có lợi cho sức khỏe tóc và da.
9. Trứng
Trứng có tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần như sắt, protein, canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất. Do đó, trứng là loại thực phẩm giúp hạn chế nguy cơ thiếu dinh dưỡng, bổ sung sắt, tăng cường lượng máu đi nuôi cơ thể. Một lòng đỏ trứng cung cấp 0,4mg sắt.
Lựu là loại quả quen thuộc nhưng liệu chị em đã biết đến công dụng thần kỳ của nước ép lựu đối với "chuyện chăn gối" và sức khỏe hay chưa?
Lựu đang vào mùa, nước ép lựu không chỉ vừa ngon vừa rẻ, mà còn mang lại cả "một bầu trời lợi ích" thế này đây.
Những ngày này, từ các sạp hoa quả ngoài chợ, đến gian hàng rau củ quả trong siêu thị, đâu đâu chúng ta cũng có thể thấy lựu được bày bán. Mùa đông chính là mùa lựu. Nếu mua lựu vào những mùa khác, chị em có thể lo lắng chẳng biết loại quả này có bị phun hay ngâm các loại "chất độc" khiến quả lớn nhanh nhưng lại có hại cho sức khỏe hay không.
Chị em có thể tạm gác nỗi lo ấy sang 1 bên bởi mua quả đúng mùa lúc nào cũng yên tâm hơn.
Nếu thích uống hơn thích ăn, bạn có thể ép lấy nước lựu. Đây là loại nước ép không hề xa lạ. Nhưng công dụng của nó tới sắc vóc và sức khỏe của phái đẹp thì có lẽ không phải ai cũng biết.
Tác dụng của nước ép lựu
Theo nhiều nghiên cứu, nước ép lựu có thể giúp ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ miễn dịch và khả năng sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, trái lựu còn chứa chất chống ô-xy hóa, giúp cơ thể bạn chống lại virus và ung thư.
Hơn nữa, quả lựu còn là một nguồn cung cấp vitamin dồi dào, đặc biệt là vitamin A, vitamin C và vitamin E, cũng như axit folic. Không những thế, loại trái cây tuyệt vời này còn chứa hàm lượng chất chống ô-xy hóa nhiều gấp ba lần rượu vang và trà xanh.
Dưới đây là 3 tác dụng thần kỳ của nước ép lựu:
1. Cải thiện sức khỏe tình dục và sinh sản
Mất cân bằng ô-xy hóa đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra các rối loạn chức năng của tinh trùng và làm giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ.
Nồng độ các chất chống ô-xy hóa có trong nước ép lựu và khả năng tác động đến sự mất cân bằng ô-xy hóa làm cho loại nước ép này có khả năng hỗ trợ khả năng sinh sản ở phụ nữ. Bên cạnh đó, nước ép lựu cũng được chứng minh là có khả năng giúp giảm chứng mất cân bằng ô-xy hóa trong nhau thai.
Đối với nam giới, nước ép lựu cũng có thể làm tăng nồng độ testosterone, một trong những nội tiết tố chính điều khiển vấn đề quan hệ tình dục.
2. Cải thiện các vấn đề tim mạch
Nếu uống nước ép lựu thường xuyên, bạn có thể duy trì lượng máu chảy thông suốt trong cơ thể. Bên cạnh đó, nước ép lựu cũng giúp làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Các thành phần chống ô-xy hóa chứa trong loại trái cây này sẽ giúp cơ thể bạn giảm đáng kể lượng cholesterol "xấu", đồng thời làm loãng những cục máu đông và giúp giữ động mạch hoạt động và lưu thông tốt hơn.
3. Tăng sức đề kháng
Nước ép lựu cung cấp vitamin C và các dưỡng chất tăng cường miễn dịch khác như vitamin E, giúp ngăn ngừa bệnh tật và chống nhiễm trùng. Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra lựu có khả năng kháng khuẩn và kháng virus.
Cách làm nước ép lựu
Công dụng thì "một rổ" nhưng cách làm nước ép lựu lại vô cùng đơn giản.
Nguyên liệu
2 quả lựu
1 quả chanh
Đường kính (không bắt buộc)
Cách làm
- Bước 1: Tách hạt lựu
Chúng tôi sẽ bày cho chị em 1 cách tách hạt lựu "cực đỉnh", không làm hạt bị vỡ hay chảy nước tòe loe. Nhưng trước tiên, đừng quên rửa lựu thật sạch nhé!
Đầu tiên, bạn dùng dao cắt 1 khoanh tròn ngay đầu quả lựu và tách phần vỏ lựu ra.
Tiếp theo, bạn dùng dao cắt các đường dọc trên vỏ quả lựu chia lựu ra làm 6 - 8 miếng. Tuy nhiên, bạn chỉ cắt vừa qua khỏi lớp vỏ thôi chứ không cắt sâu quá làm các hạt lựu vỡ và chảy nước.
Sau đó, bạn dùng tay tách nhẹ cho các miếng lựu rời ra và dùng thìa gõ lên quả lựu để các hạt lựu tự rơi vào bát.
- Bước 2: Ép/xay lựu
Sau khi tách được hạt lựu, chị em chỉ cần cho phần lựu này vào máy ép, ép lấy nước. Thêm 1 thìa cà phê nước cốt chanh cùng đường (tùy khẩu vị) vào cốc nước ép, khuấy đều. Vậy là có thể thưởng thức ly nước ép lựu rồi!
Ảnh minh họa
Nếu không có máy ép chuyên dụng, bạn hoàn toàn có thể dùng máy xay sinh tố thay thế. Thao tác cũng vô cùng đơn giản:
- Cho lựu vào máy xay, đổ thêm 300ml nước.
- Bấm máy xay nhuyễn hạt lựu cùng nước. Lọc bỏ bã lựu qua rây lọc.
Vậy là xong!
Với những thông tin và cách làm này, hy vọng chị em sẽ có động lực ép và dùng nước ép lựu mỗi ngày. Và đừng quên cho các đấng lang quân uống cùng nhé!
5 loại thực phẩm nhiều người ưa thích nhưng các bạn nữ nên hạn chế ăn để tránh u xơ tử cung U xơ tử cung mặc dù là khối u lành tính nhưng vẫn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nữ giới và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, để tránh tăng nguy cơ mắc u xơ tử cung, chị em nên tránh ăn 5 loại thực phẩm sau. U xơ tử cung là bệnh lý phụ khoa phổ biến...