Thiếu, lãng phí thiết bị dạy học ở nhà trường

Theo dõi VGT trên

Trang thiết bị và đồ dùng dạy học là yếu tố quan trọng giúp cho việc dạy và học được hiệu quả. Nhưng trong điều kiện hiện nay, để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ còn rất nhiều khó khăn và ở một số nơi, việc mua sắm, sử dụng còn nhiều lãng phí, thiếu hiệu quả, nơi thừa, nơi thiếu.

Thiếu và lãng phí

Hơn 5 năm trước, khi Đề án ngoại ngữ theo chương trình 10 năm được triển khai thì Trường THCS Trung Đô (thành phố Vinh) là một trong những trường đầu tiên được trang bị phòng lab học ngoại ngữ chuyên dụng với trang thiết bị khá hiện đại gồm máy vi tính, máy chiếu và hệ thống tai nghe cho giáo viên và học sinh… Từ khi đưa vào hoạt động, phòng lab đã phát huy được hiệu quả, giúp học sinh nhiều cơ hội để rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và chất lượng đào tạo ngoại ngữ của nhà trường đã nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên, qua nhiều năm sử dụng, hiện trang thiết bị trong phòng đã bắt đầu xuống cấp và hư hỏng. Như trong năm học này, dù nhu cầu sử dụng phòng lab là thường xuyên nhưng những tháng đầu năm học, máy chiếu của phòng chuyên dụng bị hư hỏng.

Hệ thống các cabin để sử dụng tai nghe cũng không còn hiệu quả vì cabin dựng quá cao. Vì vậy, khi giáo viên ngồi trên bục giảng sẽ không quan sát hết được toàn bộ lớp và dễ xảy ra tình trạng học sinh làm việc riêng trong giờ học. Về vấn đề này, cô giáo Đinh Thị Minh Thảo – giáo viên tiếng Anh cho biết: Để học tiếng Anh hiệu quả thì phòng lab chuyên dụng là hết sức cần thiết. Nhưng trước tình trạng hư hỏng thế này thì việc học sẽ bị gián đoạn.

Thiếu, lãng phí thiết bị dạy học ở nhà trường - Hình 1

Phòng học tiếng Anh chuyên dụng ở Trường THCS Trung Đô (TP. Vinh) với nhiều thiết kế không phù hợp, hư hỏng. Ảnh: Mỹ Hà

Trước đó, thầy giáo Nguyễn Minh Khoa -Hiệu trưởng Trường THCS Trung Đô cũng cho biết: Toàn bộ phòng lab là do dự án tài trợ nên việc sửa chữa, bảo hành cũng phụ thuộc vào nhà cung cấp trang thiết bị. Riêng năm nay, do hết thời gian bảo hành nên dù nhà trường cũng đã đề nghị nhà cung cấp sớm sửa chữa nhưng đơn vị chậm khắc phục vì trụ sở chính nằm ở Hà Nội… Được biết, kinh phí cho một lần sửa chữa cũng không nhỏ. Trong khi đó, hệ thống máy móc thì gần như năm nào cũng hư hỏng nên gây áp lực không nhỏ cho nhà trường.

Tình trạng lãng phí này cũng xảy ra ở nhiều trường học khác từng được thụ hưởng đề án ngoại ngữ. Như ở Trường Tiểu học Nghi Hoa (Nghi Lộc), trước đây trường cũng được trang bị phòng máy chuyên dụng, có máy chiếu, có bút thông minh tương tác để giúp học sinh tiểu học học tiếng Anh hiệu quả. Nhưng rồi, chỉ dùng 1 năm do sách giáo khoa và bút không còn sự tương thích nên nhiều năm nay bút đành lãng phí để không dù đầu tư cho số bút này lên đến hàng chục triệu đồng.

Ngược lại, ở một số trường lại xảy ra tình trạng thiếu thốn trang thiết bị dạy học. Tại Trường THCS Nghi Hương (thị xã Cửa Lò), dù là một ngôi trường điểm của thị xã nhưng hiện tại cô giáo Trần Thị Thu Hương – Hiệu trưởng nhà trường cũng khẳng định: Trang thiết bị dạy và học của các môn học chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu. Về phía nhà trường, mỗi năm đều mua bổ sung đồ dùng dạy học nhưng do kinh phí hạn hẹp nên chỉ bổ sung được một số đồ dùng bị hư hỏng.

Đến giờ Vật lý của cô giáo Doãn Thị Liên, chúng tôi cũng thấy được rõ sự khó khăn của giáo viên bộ môn khi bố trí tiết thực hành cho học sinh lớp 9. Cụ thể, với bài thực hành “Xác định công suất của các dụng cụ điện”, nếu theo yêu cầu của một lớp có gần 40 học sinh thì tối thiểu phải có 7 bộ Vôn kế, Ampe kế và trung bình 6 em sẽ được tổ chức thành một nhóm. Nhưng hiện tại, vì chỉ có 3 bộ, nên cô giáo buộc phải chia thành từng nhóm lớn từ 10 – 15 em và giờ học thực hành đáng lẽ các em được “làm thí nghiệm” thì nay chủ yếu chỉ là quan sát.

Video đang HOT

Chưa được đầu tư đồng bộ

Hàng năm, hầu hết các trường học trên địa bàn tỉnh đều trích một phần kinh phí chi thường xuyên để mua sắm đồ dùng, trang thiết bị dạy học. Tuy nhiên, so với nhu cầu đặt ra thì thực sự khó khăn và chủ yếu đều đang trong tình trạng chắp vá.

Ở Trường THCS Nghi Hoa – một trong những trường khó khăn nhất hiện nay của huyện Nghi Lộc, mỗi năm nguồn chi thường xuyên rất ít ỏi do quy mô trường chỉ có 8 lớp. Những năm trước, nguồn thu xã hội hóa cũng chỉ chừng 30 triệu đồng/năm nên kinh phí để chi cho mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học hầu như rất ít.

Bước vào phòng thực hành, thiết bị của trường, dường như không thấy những thiết bị hiện đại, nhưng số thiết bị hư hỏng, lạc hậu do sử dụng quá lâu thì rất nhiều. Thầy giáo Dương Phú Giáp – Phó Hiệu trưởng nhà trường cũng cho biết: “Hiện tại, chỉ có môn Vật lý là chúng tôi cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu dạy học. Còn lại các môn như Hóa học, Sinh học, Tin học các thiết bị thực hành đều thiếu và cũ kỹ”.

Thiếu, lãng phí thiết bị dạy học ở nhà trường - Hình 2

Nhiều thiết bị dạy học ở Trường THCS Nghi Hoa đã bị hư hỏng. Ảnh: Mỹ Hà

Cùng chung với những khó khăn này, bà Võ Thị Tuyết Chinh – Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tương Dương nói thêm: “Từ năm 2000, khi thay sách giáo khoa, các trường học của huyện nhà đã được trang bị khá nhiều thiết bị, đồ dùng dạy học. Nhưng sau gần 20 năm thì hiện các thiết bị đa phần đã hư hỏng gần hết và không còn phát huy được tác dụng. Về phía các nhà trường, nếu thiếu thì phải học “chay” vì việc huy động xã hội hóa ở vùng miền núi cao gặp rất nhiều khó khăn”.

Việc thiếu và yếu trong trang bị đồ dùng, thiết bị dạy học trong thời điểm hiện nay còn là lực cản khiến cho các nhà trường khó khăn trong việc đổi mới theo tinh thần của Nghị quyết số 29. Như tại Trường THPT Anh Sơn 2, nhiều năm nay, nhà trường khuyến khích giáo viên tăng cường các tiết dạy sử dụng giáo án điện tử. Nhưng hiện tại, nhu cầu thì nhiều mà hệ thống máy chiếu của nhà trường chỉ còn 3 chiếc sử dụng được nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc sắp xếp, bố trí giờ dạy cho giáo viên. Điều đó cũng phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng giảng dạy các tiết học.

Thiếu, lãng phí thiết bị dạy học ở nhà trường - Hình 3

Trang thiết bị bị hư hỏng ở Trường THCS Ngh Hoa (Nghi Lộc). Ảnh: Mỹ Hà

Về vấn đề mua sắm các thiết bị dạy học ở các nhà trường hiện nay, cũng có khá nhiều ý kiến khác nhau. Chẳng hạn, theo thầy giáo Nguyễn Hồng Hải – Hiệu trưởng Trường THPT Cửa Lò 2, hiện nay, việc mua sắm đồ dùng dạy học thường được trang bị theo hàng năm.

Tuy nhiên, nếu được đầu tư đồng bộ thì sẽ hiệu quả hơn vì sát với nhiệm vụ chuyên môn và tránh được tình trạng khi thừa, khi thiếu. Trong điều kiện hiện nay, ngành Giáo dục cũng khuyến khích các nhà trường đẩy mạnh việc mua sắm trang thiết bị dạy học theo hình thức xã hội hóa hoặc phát huy tính chủ động, sáng tạo tự làm đồ dùng dạy học trong đội ngũ giáo viên.

Hiện tại, chủ trương này đang được phát huy khá tích cực ở bậc học mầm non và nếu lan tỏa được sang các cấp học khác thì sẽ giúp các nhà trường chủ động hơn trong việc bổ sung trang thiết bị dạy học. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các giáo viên, các nhà trường phát huy được năng lực, trách nhiệm, tình yêu nghề, yêu trò và có nhiều sáng tạo, đổi mới trong công tác dạy và học.

Theo baonghean

Dạy, Dỗ, Dọa, Diệt: Chiêu thức 'ép' sinh viên đạt chuẩn ngoại ngữ

Để "ép" bằng được sinh viên đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra, nhiều trường Đại học phải sử dụng 4 chữ D: Dạy, Dỗ, Dọa, Diệt. Nhưng giải pháp này không phải lúc nào cũng có tác dụng.

Dạy, Dỗ, Dọa, Diệt: Chiêu thức ép sinh viên đạt chuẩn ngoại ngữ - Hình 1

Học ngoại ngữ tại phòng Lab là mơ ước của nhiều sinh viên ĐH.

Theo chia sẻ của nhiều sinh viên, phương pháp giảng dạy tiếng Anh ở các trường ĐH vẫn thiên về dạy ngữ pháp, chưa có sự tương tác nhiều giữa giảng viên và người học.

Phương tiện hỗ trợ học ngoại ngữ của sinh viên trên giảng đường vẫn là cassette. Các trường đều có phòng Lab nhưng họa chăng hay chớ sinh viên đại trà mới được học. Phòng Lab chủ yếu để phục vụ sinh viên các chương trình chất lượng cao, chương trình quốc tế.

Lãnh đạo một trường ĐH tại Hà Nội thừa nhận trường có phòng lab nhưng sinh viên đại trà chủ yếu vẫn học bằng cassette. Chỉ một số bậc được vào học phòng Lab. Đó là những sinh viên học chương trình quốc tế, cần phải học nhanh ngoại ngữ.

Trước câu hỏi tại sao trường đã được tự chủ nhưng cơ sở vật chất để đào tạo ngoại ngữ vẫn không thay đổi so với cách đây cả chục năm, vị lãnh đạo này cho rằng tuy được tự chủ nhưng trường không thể lấy học phí giống như các trung tâm đào tạo ngoại ngữ. Vì học phí của trường được quy định theo tín chỉ và theo quy định nên lớp học không thể chia nhỏ cũng như rất khó đầu tư cơ sở vật chất.

Trong khi đó, khi sinh viên bắt đầu vào trường sẽ được kiểm tra đầu vào để chia lớp. Nhưng trình độ của sinh viên chủ yếu ở mức A1, A2 (theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam) nên đôi khi trường không đủ đội ngũ giảng viên, còn phải đi thuê.

Còn lãnh đạo phòng Đào tạo của một trường ĐH khác cũng thừa nhận vấn đề ngoại ngữ nhiều khi phải "ép" sinh viên học. Dù không muốn nhưng trường vẫn phải áp dụng giải pháp 4 chữ D: Dạy, Dỗ, Dọa, Diệt để ép sinh viên học ngoại ngữ.

Vừa ép vừa tạo điều kiện

Trong khi đó, PGS. Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng cho hay, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đúng hạn hàng năm đó cũng chỉ đạt 55-56%. Trong đó, một phần tại ngoại ngữ. Trường rất đau đầu. Nhà trường làm thế nào?

Từ năm 2013, trường gần như "ép" sinh viên phải học ngoại ngữ. Sinh viên vào trường đều phải trải qua một kỳ kiểm tra ngoại ngữ để xếp lớp. Những sinh viên có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sẽ được miễn học. Lớp học được chia nhỏ khoảng 25 sinh viên.

"Trường chỉ tổ chức dạy cho đến khi sinh viên đạt xong TOEIC 300 điểm. Sau đó, sinh viên sẽ tự học ở bất kỳ đâu. Nhưng phải đạt ngoại ngữ từng năm. Hết năm thứ ba phải đạt TOEIC 350, năm thứ 4 là TOEIC 400 và năm cuối là TOEIC 450. Nếu không đạt từng năm sẽ phải hạn chế đăng ký tín chỉ học" - PGS. Trần Văn Tớp nói.

Một mặt "ép" sinh viên nhưng mặt khác, trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng tìm mọi giải pháp để hỗ trợ sinh viên.

PGS. Trần Văn Tớp cho biết, trường có trung tâm khảo thí tổ chức thi ngoại ngữ cho sinh viên. Trước 2015, trung tâm chỉ tổ chức 5 lần/năm. Nhưng từ năm 2015, tổ chức 10 lần thi/năm. Nhưng cũng có điều kiện là không thí sinh nào được thi hai lần liên tiếp. Một năm trung tâm tổ chức thi cho khoảng 20.000 lượt sinh viên. Giúp sinh viên có cơ hội nhiều hơn. Nó cũng được cải thiện trong 3 năm gần đây.

Mặt khác, trường cũng tăng cường động viên sinh viên học. Năm 2017, PGS. Trần Văn Tớp cho hay trường có hơn 100 sinh viên không được nhận đồ án vì thiếu chứng chỉ ngoại ngữ. Trường mời từng sinh viên động viên, làm công tác tư tưởng, tạo điều kiện cho sinh viên học. Nhưng chỉ được 80% trong số này theo được, số còn lại thiếu động lực học ngoại ngữ.

Từ năm 2017, trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đã chuyển sang đón đầu xu hướng mới, đào tạo kết hợp online và offline đối với môn Ngoại ngữ. Trường thí điểm 3 lớp học TOEIC theo hình thức này, kết quả khả quan. Bắt đầu từ năm học 2018 -2019, trường tổ chức 25 lớp buổi tối và 10 lớp ban ngày bằng hình thức kết hợp với tinh thần hoàn toàn tự nguyện.

Trước băn khoăn về việc các trường mới chỉ yêu cầu chuẩn ngoại ngữ nội bộ (do các trường tự tổ chức thi), lãnh đạo một trường cho biết thực tế thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế chi phí rất cao. Sinh viên phải thi đi thi lại nhiều lần cũng là một gánh nặng về kinh phí. Vì thế, các trường khuyến khích sinh viên thi chứng chỉ quốc tế chứ chưa bắt buộc.

Theo Tiền phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sản phụ bỏ con trong bệnh viện ở Đắk Lắk, tử vong tại Bình DươngSản phụ bỏ con trong bệnh viện ở Đắk Lắk, tử vong tại Bình Dương
12:03:10 08/04/2025
Ái nữ nhà Tôn Hoa Sen: Chị gái 30 tuổi điều hành 5 công ty cùng lúc, em út được bố giao gánh vác cơ nghiệp nghìn tỷ khi mới 23 tuổiÁi nữ nhà Tôn Hoa Sen: Chị gái 30 tuổi điều hành 5 công ty cùng lúc, em út được bố giao gánh vác cơ nghiệp nghìn tỷ khi mới 23 tuổi
13:31:16 08/04/2025
Danh tính nghi phạm sát hại cô gái tại chung cư ở Hà NộiDanh tính nghi phạm sát hại cô gái tại chung cư ở Hà Nội
14:45:59 08/04/2025
"Tóm dính" Thu Trang bụng lùm lùm bên Tiến Luật, có 1 chiêu "che dáng" cực đáng ngờ"Tóm dính" Thu Trang bụng lùm lùm bên Tiến Luật, có 1 chiêu "che dáng" cực đáng ngờ
12:50:22 08/04/2025
Ji Soo lên truyền hình tuyên bố dậy sóng về Kim Soo HyunJi Soo lên truyền hình tuyên bố dậy sóng về Kim Soo Hyun
13:41:36 08/04/2025
Hơn 50.000 người ủng hộ Luật phòng chống Kim Soo Hyun, xuất hiện bước ngoặtHơn 50.000 người ủng hộ Luật phòng chống Kim Soo Hyun, xuất hiện bước ngoặt
13:09:38 08/04/2025
Quỳnh Lương lên tiếng tin bị chồng bỏ, phải về nhà ngoại gấp sau 3 tuần làm đám hỏiQuỳnh Lương lên tiếng tin bị chồng bỏ, phải về nhà ngoại gấp sau 3 tuần làm đám hỏi
17:06:28 08/04/2025
Sự nghiệp HURRYKNG trước khi dính tin đồn: Chàng rapper "cờ xanh" đủ tài lẫn sắc, thiếu 1 thứ để lên sao hạng ASự nghiệp HURRYKNG trước khi dính tin đồn: Chàng rapper "cờ xanh" đủ tài lẫn sắc, thiếu 1 thứ để lên sao hạng A
13:44:32 08/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Song Tử dễ bị lừa gạt, Kim Ngưu hao tài ngày 8/4

Song Tử dễ bị lừa gạt, Kim Ngưu hao tài ngày 8/4

Trắc nghiệm

18:09:00 08/04/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 8/4 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.
Dự trữ vàng của Nga lập kỷ lục mới

Dự trữ vàng của Nga lập kỷ lục mới

Thế giới

17:28:18 08/04/2025
Ngày 8/3, Ngân hàng Trung ương Nga báo cáo rằng tỷ lệ vàng trong tiết kiệm của Nga đã vượt một phần ba lần đầu tiên kể từ đầu thế kỷ XXI, trong đó giá trị dự trữ vàng của nước này đạt mức kỷ lục là 217,4 tỷ USD.
Hôm nay nấu gì: Tháng 4 chưa oi mà mâm cơm đã thơm mùi nắng gió

Hôm nay nấu gì: Tháng 4 chưa oi mà mâm cơm đã thơm mùi nắng gió

Ẩm thực

17:08:29 08/04/2025
Chưa kịp sang hè mà bếp nhà đã đầy đủ hương vị nắng. Một mâm cơm giản dị thôi nhưng ai ăn cũng phải gật gù vì thích.
Cuộc sống của người phụ nữ gần 10 năm nay không tiêu tiền

Cuộc sống của người phụ nữ gần 10 năm nay không tiêu tiền

Lạ vui

17:03:47 08/04/2025
Người phụ nữ 56 tuổi không sở hữu nhà riêng hoặc bất kỳ tài sản nào. Cô không có ô tô, thường xuyên đi bộ hoặc đi nhờ xe người khác.
Báo chí Hàn Quốc chỉ trích Garo Sero: Bịa đặt, xâm phạm đời tư nghệ sĩ

Báo chí Hàn Quốc chỉ trích Garo Sero: Bịa đặt, xâm phạm đời tư nghệ sĩ

Sao châu á

17:03:25 08/04/2025
Viện Garo Sero vấp phải sự chỉ trích nặng nề, khi ngày càng nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trở thành nạn nhân, từ Cha Eun-woo, IU đến PO.
Sao Việt 8/4: NSND Tự Long, NSND Xuân Bắc hồi tưởng hành trình 30 năm gắn bó

Sao Việt 8/4: NSND Tự Long, NSND Xuân Bắc hồi tưởng hành trình 30 năm gắn bó

Sao việt

17:01:13 08/04/2025
NSND Tự Long đăng ảnh chụp cùng NSND Xuân Bắc. Anh tâm sự về 30 năm sự nghiệp, từ những ngày lang thang ở cổng khu văn công Mai Dịch năm 1995 đến năm 2025 khi mỗi người đã có được chỗ đứng riêng.
Andre Onana: 'MU đang ngày một tốt lên'

Andre Onana: 'MU đang ngày một tốt lên'

Sao thể thao

16:59:33 08/04/2025
Chúng tôi đã tốt hơn nhiều! . Đó là lời tuyên bố của thủ thành Andre Onana đưa ra trước trận đấu tại lượt đi tứ kết Europa League với Lyon.
'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên cán mốc 81 tỷ, vượt mặt cả bom tấn Hollywood

'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên cán mốc 81 tỷ, vượt mặt cả bom tấn Hollywood

Hậu trường phim

15:23:19 08/04/2025
Địa đạo thu 45 tỷ trong 3 ngày cuối tuần và đạt 81 tỷ sau kỳ nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, vượt mặt 2 bom tấn Hollywood ra rạp cùng thời điểm tại Việt Nam.
Hồ Ngọc Hà gia nhập bộ ba quyền lực ngồi ghế nóng của VTV

Hồ Ngọc Hà gia nhập bộ ba quyền lực ngồi ghế nóng của VTV

Tv show

15:20:52 08/04/2025
Điểm hẹn tài năng - chương trình âm nhạc thực tế hoàn toàn mới, sẽ ra mắt khán giả trong khung giờ vàng trên VTV3 từ ngày 4/5 gồm Hồ Ngọc Hà, Trúc Nhân và nhạc sĩ Huy Tuấn.
Cha tôi, người ở lại - Tập 23: Nguyên bị trầm cảm nhưng giấu cả nhà

Cha tôi, người ở lại - Tập 23: Nguyên bị trầm cảm nhưng giấu cả nhà

Phim việt

15:14:31 08/04/2025
Nguyên nói lọ thuốc ở đầu giường mình là vitamin nhưng hóa ra đó là thuốc điều trị trầm cảm. Vì Việt uống nên mới phát hiện ra sự thật này.
Muôn kiểu biến hóa đầy mê hoặc với áo crochet

Muôn kiểu biến hóa đầy mê hoặc với áo crochet

Thời trang

15:12:35 08/04/2025
Một chiếc áo crochet dáng ôm màu pastel như hồng phấn hoặc xanh mint, phối cùng chân váy trắng kem, sẽ mang đến vẻ ngoài thanh thoát, lý tưởng cho những buổi trà chiều hay sự kiện nhẹ nhàng.