Thiếu hụt estrogen: Nguyên nhân, hệ quả và cách giải quyết
Phụ nữ mãn kinh là đối tượng dễ bị thiếu hụt estrogen nhất. Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng này có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.
Tác dụng của estrogen không chỉ liên quan đến sự phát triển của cơ quan sinh dục nữ mà còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe khác, ví dụ như:
Cải thiện độ mịn màng của da
Duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định
Đảm bảo sức khỏe của xương
Điều tiết sản xuất cholesterol ở gan
Mặc dù hàm lượng nội tiết tố nữ này thường không cố định nhưng nếu nồng độ giảm quá mức dẫn đến thiếu hụt estrogen, bạn có thể đối mặt với hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Vậy vì sao nồng độ estrogen giảm mạnh? Tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể ra sao? Bạn có thể làm gì để khắc phục? Bài viết sau đây sẽ giải đáp tất cả.
Vì sao bạn bị thiếu hụt estrogen?
Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị thiếu hụt estrogen bởi nhiều nguyên do, chủ yếu liên quan đến tình trạng buồng trứng chịu thương tổn, chẳng hạn như suy buồng trứng.
Bên cạnh đó, tuổi tác cũng là một yếu tố nguy cơ phổ biến. Tình trạng suy giảm nồng độ estrogen ở phụ nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh là điều rất bình thường. Tuy nhiên, hàm lượng hormone nữ này đã có xu hướng giảm dần từ vài năm trước đó (giai đoạntiền mãn kinh).
Mặt khác, thiếu hụt estrogen còn có thể phát sinh bởi một số lý do khác gồm:
Điều kiện sức khỏe bẩm sinh, ví dụ như hội chứng TurnerRối loạn tuyến giápLạm dụng việc tập thể dục thể thaoSuy dinh dưỡngĐã hoặc đang tiếp nhận phương pháp hóa trịTuyến yên hoạt động kémCó tiền sử gia đình về các vấn đề nội tiết tốThiếu hụt estrogen ảnh hưởng gì đến bạn?
Một số vấn đề sức khỏe có thể phát sinh khi nồng độ estrogen thấp.
Estrogen là hormone thiết yếu nên phạm vi ảnh hưởng tương đối rộng. Vì vậy, nếu cơ thể thiếu hụt estrogen, bạn có thể dễ dàng bắt gặp một số triệu chứng như:
Chu kỳ kinh nguyệt không đều: estrogen là một trong những nội tiết tố chính kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, kinh nguyệt có thể bị gián đoạn nếu hàm lượng estrogen quá thấp.
Vô sinh: thiếu hụt estrogen còn gây cản trở quá trình rụng trứng, khiến việc mang thai trở nên khó khăn. Nếu tình trạng này kéo dài, vô sinh hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Xương yếu: estrogen góp phần duy trì độ chắc khỏe của xương. Vì vậy, phụ nữ sau mãn kinh bị thiếu hụt estrogen có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương hay thậm chí gãy xương.
Cảm thấy đau rát khi quan hệ: một tác dụng khác của estrogen là giúp bôi trơn âm đạo. Do đó, tình trạng khô âm đạo có thể xảy ra nếu hàm lượng hormone này thấp, dẫn đến cơn đau khó chịu khi quan hệ tình dục.
Trầm cảm: một số chuyên gia cho rằng tình trạng thiếu hụt estrogen có thể gây cản trở quá trình sản xuất serotonin, từ đó góp phần thay đổi tâm trạng theo hướng tiêu cực hay tệ hơn là trầm cảm.
Nhiễm trùng đường tiết niệu: nồng độ estrogen thấp còn ảnh hưởng đến độ dày của lớp mô bảo vệ trong niệu đạo, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh tấn công, dẫn đến nhiễm trùng.Thiếu hụt estrogen thay đổi cân nặng ra sao?
Video đang HOT
Theo các nhà nghiên cứu, estrogen là một trong nhiều nhóm nội tiết tố đóng vai trò kiểm soát cân nặng và lượng chất béo dự trữ. Do đó, tình trạng suy giảm hàm lượng hormone estrogen có thể góp phần gây nên:
Tăng cânThay đổi nơi lưu trữ chất béo (từ hông, đùi sang bụng)
Tuy vậy, tăng cân do thiếu hụt estrogen không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Bạn có thể khắc phục bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học. Đồng thời, tập thói quen rèn luyện thể chất thường xuyên cũng góp phần giảm thiểu nguy cơ thừa cân ở phụ nữ.
Làm thế nào để biết nồng độ estrogen đang giảm?
Thông thường, bác sĩ sẽ bắt đầu quá trình chẩn đoán thiếu hụt estrogen với việc:
Khám sức khỏe tổng quátKiểm tra tiền sử bệnhXem xét các triệu chứng, bao gồm cả những dấu hiệu liên quan đến rối loạn tuyến giáp
Bên cạnh đó, để xác định nguyên nhân gây suy giảm hormone, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm máu nhằm kiểm tra nồng độ estrogen.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tiến hành một số xét nghiệm bổ sung khác nhằm loại trừ những vấn đề sức khỏe có biểu hiện tương tự với dấu hiệu thiếu hụt estrogen.
Những lựa chọn điều trị thiếu hụt estrogen
Nếu bạn cảm thấy khó chịu, hãy mau chóng tìm gặp bác sĩ để có phương hướng điều trị phù hợp.
Thực tế, hàm lượng estrogen thấp không phải là vấn đề cần được điều trị cấp bách. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng gây khó chịu cho bạn, bác sĩ có thể dựa vào nguyên nhân gây bệnh và những biểu hiện bạn có để đưa ra phương hướng trị liệu phù hợp, bao gồm:
Điều trị thiếu hụt estrogen bằng liệu pháp thay thế hormone
Liệu pháp thay thế hormone (HRT) là phương pháp chữa trị phổ biến nhất cho vấn đề suy giảm nồng độ estrogen. Liệu trình này có nhiều loại, nhưng bác sĩ thường đề xuất loại kết hợp estrogen và progesterone vì đạt hiệu quả cao trong việc cân bằng nồng độ estrogen.
Đối tượng chủ yếu của phương pháp thay thế hormone dạng kết hợp như trên là phụ nữ sắp bước vào thời kỳ mãn kinh hoặc đang trải qua các dấu hiệu sau mãn kinh.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng liệu pháp điều trị này có thể gây tác dụng phụ, chẳng hạn như đầy hơi, đau đầu và chảy máu âm đạo.
Ngoài ra, liệu pháp thay thế hormone có thể được sử dụng bằng nhiều cách, ví dụ như:
Uống
Bôi trực tiếp lên da
Đặt tại âm đạoTiêm
Thêm vào đó, tùy vào thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định liều dùng khác nhau, thường là liều thấp nhất có tác dụng.
Một vấn đề khác bạn cần quan tâm là không phải ai cũng có thể áp dụng biện pháp điều trị này. Những người không phù hợp bao gồm:
Có tiền sử đột qu
ỵĐau timTăng huyết áp
Điều trị bằng liệu pháp estrogen
Thông thường, liệu pháp estrogen chủ yếu dành cho tình trạng thiếu hụt estrogen bởi một số nguyên nhân như cắt bỏ buồng trứng. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ cũng đề nghị người bệnh áp dụng phương pháp này để đối phó với những triệu chứng mãn kinh khó chịu.
Một số biện pháp khắc phục tại nhà
Tập thể dục cũng là một cách cải thiện tình trạng thiếu hụt estrogen.
Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được những phương pháp tăng nồng độ estrogen tự nhiên có đem lại hiệu quả như mong đợi không. Tuy nhiên, một vài thay đổi nhỏ trong lối sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện triệu chứng, ví dụ như:
Nếu trọng lượng cơ thể quá thấp, nồng độ estrogen có thể giảm xuống để “kéo” chỉ số cân nặng lên. Do đó, duy trì trọng lượng khỏe mạnh có thể ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.
Tập thể dục vừa phải
Đôi khi, luyện tập quá sức cũng là nguyên nhân ức chế quá trình sản sinh estrogen. Vì vậy, nếu muốn tăng hàm lượng hormone này, bạn nên cân nhắc lại cường độ rèn luyện.
Dùng nhiều đậu nành
Mặc dù khả năng cải thiện nồng độ estrogen của đậu nành vẫn còn gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học, nhưng một số chuyên gia vẫn cho rằng isoflavone, một dạng phytoestrogen, trong thực phẩm này có thể xoa dịu các triệu chứng mãn kinh do thiếu hụt estrogen.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhiều đậu nành có nguy cơ gây tác dụng phụ ở một số đối tượng. Vì vậy, trước khi quyết định áp dụng biện pháp này, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ.
Như vậy, có thể thấy rằng tình trạng thiếu hụt estrogen liên quan đến nhiều vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể của phụ nữ. Vì vậy, nếu bạn bắt gặp bất kỳ dấu hiệu suy giảm nồng độ estrogen nào như đã được đề cập bên trên, hãy mau chóng tìm gặp bác sĩ để được điều trị hiệu quả.
Theo Hellobacsi
Sảy thai tái phát: Nguyên nhân và cách khắc phục
Sảy thai tái phát có thể do rất nhiều nguyên nhân nhưng cũng có một số ít trường hợp các chuyên gia vẫn chưa lý giải được tại sao phụ nữ lại gặp phải tình trạng này.
Sảy thai luôn là nỗi sợ hãi đối với các cặp đôi đang chuẩn bị làm cha mẹ, đặc biệt là những người đã trải qua tình trạng này nhiều lần. Sảy thai tái phát khá là phổ biến, những người phụ nữ gặp phải tình trạng này ngoài tổn thương về thể chất, họ còn đối mặt với nỗi đau tinh thần rất lớn. Hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu nguyên nhân của tình trạng này và cách khắc phục nhé.
Sảy thai liên tục có thể tạo nên nỗi đau rất lớn với người phụ nữ. Thậm chí, có người còn mất hy vọng trở thành mẹ trong tương lai. Nếu bạn cũng đang trải qua nỗi đau này, đừng đánh mất niềm tin bởi thực tế có rất nhiều trường hợp phụ nữ đã mang thai và sinh con thành công sau khi sảy thai liên tục.
Theo thống kê, cứ 100 phụ nữ thì lại có một người gặp phải tình trạng sảy thai tái phát. Nguy cơ này sẽ tăng khi khi tuổi tác càng lớn.
Sảy thai tái phát là gì?
Sảy thai tái phát, hay sảy thai liên tục, là tình trạng sảy thai 3 lần liên tiếp nhau lúc thai nhỏ hơn 20 tuần tuổi hoặc trọng lượng thai nhỏ hơn 500g. Sảy thai liên tục khác với sảy thai gián đoạn là sảy thai gián đoạn có những lần thai kỳ bình thường giữa những lần sảy thai. Có hai dạng sảy thai liên tục là:
Sảy thai liên tục nguyên phát: sản phụ chưa sinh em bé nào sống trước đó. Sảy thai liên tục thứ phát: sản phụ đã từng sinh thành công ít nhất một em bé.
Tỷ lệ phụ nữ sảy thai liên tục chiếm 0.5 - 1% số ca mang thai. Những phụ nữ đã có 3 lần sảy thai liên tục thì tỷ lệ cơ hội con sống những lần sinh tiếp theo chỉ là 50% và tỷ lệ sinh non cũng cao 20% so với bình thường.
Nguyên nhân gây sảy thai tái phát
Hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác trực tiếp dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng tình trạng này có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe nhất định của người mẹ:
Hội chứng Antiphospholipid: (hay còn gọi là hội chứng kháng thể kháng phospholipid) Đây là bệnh lý thuộc nhóm tự miễn, khi mắc phải, các kháng thể trong hệ miễn dịch sẽ nhận nhầm phospholipid là chất có hại và tấn công, trong khi phospholipid lại là thành phần đóng vai trò cấu trúc nên các tế bào. Hậu quả là khiến cho các tế bào bị tổn thương, dẫn đến sự hình thành các khối máu đông ở động mạch, tĩnh mạch và chính các cục máu đông là nguyên nhân của 15 - 20% các trường hợp sảy thai tái phát. Gien: Nếu nhiễm sắc thể của bạn hoặc chồng bất thường thì có thể dẫn đến sảy thai. Sảy thai do thai bị rối loạn nhiễm sắc thể chiếm 50 - 85% các trường hợp sảy thai. Tuy nhiên, tỷ lệ thai bị rối loạn nhiễm sắc thể ở những phụ nữ sảy thai liên tục khá thấp, chỉ khoảng 3 - 5%.
Rối loạn đông máu do di truyền: Cũng giống như hội chứng Antiphospholipid, hiện tượng rối loạn đông máu do di truyền hay còn gọi là thrombophilia khiến phụ nữ có những cục máu đông bất thường và gia tăng nguy cơ sảy thai. Tử cung bất thường: Cổ tử cung yếu, hở, hình dạng tử cung bất thường hoặc bị u xơ cũng có thể dẫn đến sảy thai tái phát. Nguyên nhân này chiếm khoảng 15% các trường hợp. Nhiễm trùng âm đạo: Viêm âm đạo do vi khuẩn cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và dẫn đến sinh non. Ngoài ra, các bệnh nhiễm trùng khác như listeriosis, toxoplasmosis, herpes, sởi... cũng có thể là nguyên nhân gây sảy thai. Tử cung có vách ngăn: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất có liên quan đến sảy thai. Thay vì có hình dạng một khoang trống như ở những phụ nữ khỏe mạnh, tử cung lúc này được ngăn thành hai phần bởi một vách mô.
Các vấn đề về nội tiết tố: Đây có thể là một trong những nguyên nhân gây sảy thai tái phát. Mẹ bầu bị buồng trứng đa nang cũng có thể là "thủ phạm" dẫn đến sảy thai. Rối loạn nội tiết: Việc mẹ bầu bị các rối loạn như suy giáp, đái tháo đường, nếu không được điều trị, cũng có thể gây sảy thai. Tuổi tác cũng có thể là lý do của hiện tượng này. Bạn càng lớn tuổi, nguy cơ sảy thai càng cao. Khi bước sang tuổi 35, số lượng và chất lượng trứng sẽ bắt đầu giảm dần. Điều này có thể dẫn đến sự bất thường về nhiễm sắc thể ở bé và làm tăng khả năng sảy thai. Lối sống: Tình trạng nghiện rượu, uống cà phê, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, làm việc trong môi trường căng thẳng, sống trong môi trường ô nhiễm trong thời gian kéo dài và không được điều chỉnh sau các lần sẩy thai có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ sảy thai.
Nếu đã thực hiện tất cả các thăm khám, xét nghiệm lâm sàng mà kết quả thu được đều bình thường thì có thể nghĩ đến trường hợp sẩy thai liên tục không rõ nguyên nhân. Khoảng 75% trường hợp sản phụ sảy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân sẽ có thai mà không cần điều trị.
Chẩn đoán nguyên nhân sảy thai tái phát như thế nào?
Các bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng để tìm ra nguyên nhân thực sự của tình trạng sảy thai tái phát. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đề nghị bạn siêu âm để đánh giá buồng trứng và tử cung. Xét nghiệm máu cũng có thể được đề nghị để xem bạn hoặc chồng có nhiễm sắc thể bất thường hay không.
Điều trị sảy thai tái phát như thế nào?
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân được chẩn đoán. Tất nhiên, với những trường hợp sảy thai không rõ nguyên nhân, các bác sĩ sẽ theo dõi và cho bạn lời khuyên. Dưới đây là một số phương pháp điều trị cụ thể:
Tư vấn di truyền: Nên nhờ các chuyên gia về tư vấn di truyền nếu bạn mắc phải rối loạn nhiễm sắc thể. Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm kết hợp với xét nghiệm di truyền đặc biệt, hay còn gọi là chẩn đoán di truyền tiền ghép, sẽ giúp cho việc chọn phôi không bị ảnh hưởng. Tiêm hormone progesterone: Các bác sĩ có thể cho bạn tiêm hormone progesterone để thư giãn các cơ và giảm nguy cơ sảy thai. Hội chứng kháng phospholipid: Các bác sĩ sẽ kê toa thuốc ngăn ngừa cục máu đông chẳng hạn như heparin, đôi khi kết hợp với việc sử dụng aspirin liều thấp trong suốt thai kỳ và trong một vài tuần sau đó. Phẫu thuật: Phẫu thuật khắc phục các dị tật tử cung, ví dụ như loại bỏ vách ngăn trong tử cung, có thể giúp tăng cơ hội mang thai thành công.
Nếu không tìm ra nguyên nhân, bác sĩ sẽ có chế độ dưỡng thai tích cực như bổ sung nội tiết cho thai phụ để dưỡng thai.
Trong những lần mang thai tiếp theo, mẹ bầu cần khám thai thường xuyên, theo dõi sát thai kỳ. Nếu nhận thấy có các dấu hiệu đau bụng dưới hoặc ra máu âm đạo, mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, xác định tình trạng thai.
Có rất nhiều trường hợp đã mang thai và sinh con thành công sau khi sảy thai liên tục. Chính vì vậy, bạn đừng quá bi quan. Nếu cảm thấy quá khó chịu, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình. Điều quan trọng là bạn phải lạc quan và tích cực - hai yếu tố sẽ rất cần thiết để bạn có một thai kỳ bình thường và một em bé khỏe mạnh.
Theo Hellobacsi
Nguyên nhân dẫn tới đau vùng kín khi "yêu" Đau vùng kín khi "yêu" làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí và cuộc sống của nữ giới. Hãy cùng các bác sĩ tìm hiểu về nguyên nhân gây ra những cơn đau vùng kín cản trở cuộc yêu. Hỏi: Khi quan hệ, tôi đột nhiên cảm thấy rất đau "vùng kín". Tôi đã phải dừng lại vì không thể chịu đựng...