Thiếu giáo viên, trường học Mỹ kêu gọi người về hưu quay lại
Nhiều năm sau khi nghỉ hưu, cựu giáo viên quyết định quay lại bục giảng khi biết học sinh cần người có trình độ và kinh nghiệm để dẫn dắt.
Hymethia W. Thompson vui vẻ nghỉ hưu sau 46 năm công tác trong ngành giáo dục. Tuy nhiên, một cuộc họp báo trên truyền hình mùa hè năm ngoái đã thay đổi cuộc đời bà, theo Huffington Post ngày 19/4.
Khu học chánh công lập Jackson (JPS) ở thành phố Jackson (bang Mississippi, Mỹ), nơi Thompson sống, đang thiếu hụt nghiêm trọng giáo viên được chứng nhận và tuyệt vọng tìm kiếm những nhà sư phạm kỳ cựu. Thông qua truyền hình, giám đốc JPS Freddrick Murray kêu gọi các giáo viên nghỉ hưu trở lại trường.
“Tôi đã không nghĩ đến việc trở lại lớp học, nhưng khi nghe họ nói rất cần đội ngũ giáo viên chất lượng, tôi phải giúp đỡ. Tôi gọi điện và chỉ vài tuần sau lại tiếp tục công việc trước đây”, Thompson nói.
Thompson trở lại bục giảng khi đã về hưu nhiều năm. Ảnh: Huffington Post
Cô giáo 70 tuổi với nhiều giải thưởng trong sự nghiệp giáo viên tiếng Anh ở Mississippi và Wisconsin là một trong số ít nhà giáo dục về hưu được khu học chánh Jackson thuê lại trong năm học 2017-2018, thuộc ba bộ môn có nhu cầu lớn nhất là Khoa học, Toán và tiếng Anh.
Bà hiện dạy tiếng Anh lớp 11 tại trường trung học Lanier, đánh dấu lần đầu tiên trong bốn năm rưỡi, nhà trường có giáo viên tiếng Anh được cấp phép. Thompson dạy ba lớp, mỗi lớp 90 phút hàng ngày.
Khu học chánh JPS có 58 trường học, khoảng 26.000 học sinh và 1.800 giáo viên, trong đó có 184 giáo viên dạy thế chưa được chứng nhận ký hợp đồng dài hạn với trường năm nay. Ngay cả khi kêu gọi được 38 giáo viên về hưu trở lại, nhu cầu thực tế vẫn chưa được đáp ứng.
JPS mất giáo viên một phần vì các khu học chánh lân cận hoặc các bang láng giềng như Texas, Georgia và Tennessee trả lương cao hơn. Học sinh hoang mang khi không được giảng dạy bởi giáo viên có chứng chỉ. Trong khi đó, giáo viên cảm thấy quá tải với lớp học 35 học sinh mà không có trợ giảng. Các khu học chánh ở vùng nông thôn trên khắp Mississippi và nước Mỹ đang đối mặt với thử thách tương tự, bởi vị trí xa xôi nên khó thu hút giáo viên.
JPS đã chiêu mộ giáo viên về hưu bằng cách tăng ưu đãi tài chính, trả họ 225 USD mỗi ngày, gần gấp đôi so với 125 USD trước đây. Lãnh đạo JPS mở rộng chiến dịch quảng cáo để công chúng biết đến, mua biển quảng cáo và thực hiện các cuộc phỏng vấn nhiều nhất có thể. Murray thậm chí còn chủ động gọi điện cho giáo viên nghỉ hưu mà ông biết, hỏi xem họ có muốn quay trở lại hay không.
Viola Owens là một trong những giáo viên về hưu quyết định giúp đỡ ngành giáo dục. Bà từng dạy tiếng Anh 33 năm, trong đó có 14 năm ở JPS, trước khi nghỉ hưu năm 2014 để chăm sóc con trai khuyết tật. Bà góa chồng năm 2013, mất con năm 2015. Trải qua mất mát quá lớn, bà tìm kiếm nhiều công việc tình nguyện để khuây khỏa.
Video đang HOT
Vì vậy, trở lại trường học có vẻ là lựa chọn lý tưởng dành cho Owens. Giống như Thompson, hiện bà dạy học toàn thời gian với ba lớp tiếng Anh mỗi ngày cho học sinh lớp 10 trường trung học Provine.
Owens sẵn lòng giúp đỡ bởi học sinh cần bà. JPS phục vụ nhiều em đến từ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, 78% học sinh đủ điều kiện nhận bữa trưa miễn phí hoặc giảm giá. Chỉ có hơn 20% học sinh đạt trình độ thành thạo trong môn đọc, và 16,9% thành thạo môn Toán, dựa trên các bài đánh giá cho học sinh từ lớp 3 đến 8.
Eric Knapp, giáo viên Văn học nghỉ hưu năm 2009 với 29 năm kinh nghiệm, được học sinh và phụ huynh trường trung học cơ sở Brinkley ở phía tây bắc Jackson đón nhận nhiệt tình khi quay trở lại trong vai trò giáo viên dạy thế. Nụ cười trên khuôn mặt học sinh sau khi làm tốt bài tập khiến ông cảm thấy ấm áp.
“Tôi nghĩ sau khi làm việc với lũ trẻ, việc nghỉ hưu trở nên vô cùng nhàm chán. Những người làm nghề giáo thường lo lắng cho trẻ và sứ mệnh đó không bao giờ rời khỏi bạn. Khi có lời kêu gọi, bạn sẽ lập tức lên đường”, Knapp nói.
Việc thuê người về hưu là giải pháp tạm thời hữu hiệu, nhưng không đem lại tác dụng về lâu dài. Một số giáo viên về hưu chỉ có thể làm việc nửa năm, nếu không sẽ mất tiền trợ cấp hưu bổng. Những người khác như Hymethia Thompson, đánh đổi lương hưu để lấy khoản tiền dạy học hàng tháng dựa trên trình độ giáo dục và số năm kinh nghiệm.
Hiệu trưởng Shimelle Mayers của trường trung học cơ sở Brinkley tin tưởng giáo viên già và trẻ sẽ hỗ trợ tốt cho nhau. Ảnh: Huffington Post
“Những gì cần làm là đầu tư vào các trường sư phạm nhiều hơn. Chúng ta cần có các chương trình khuyến khích, miễn học phí hoặc trợ cấp khác như nhà ở dành cho người đi dạy ở khu vực nông thôn hoặc có thu nhập thấp”, Alvin Thornton, cựu chủ tịch Ủy ban Tài chính Giáo dục Mississippi gợi ý.
Ông bổ sung rằng các khu học chánh công lập cần trả lương tốt cho giáo viên về quê cống hiến, giảm số học sinh trong một lớp. Đồng thời, phụ huynh và cộng đồng phải tham gia vào quá trình giáo dục trẻ em.
Bên cạnh kêu gọi giáo viên về hưu, JPS đang nỗ lực thu hút giáo viên trẻ bằng cách tăng lương khởi điểm, hỗ trợ chương trình giảng dạy và tăng cơ hội phát triển nghề nghiệp. Khu học chánh thưởng 2.500 USD cho giáo viên ký kết với các trường trong năm nay. Các nhân viên của JPS cũng tham dự các hội chợ việc làm, tích cực dõi theo sinh viên sư phạm sắp tốt nghiệp.
Theo Shimelle Mayers, hiệu trưởng trường Brinkley trong khu học chánh JPS, giáo viên già và trẻ sẽ hỗ trợ lẫn nhau, nâng cao chất lượng giảng dạy. Trường tuyển dụng lại hai giáo viên nghỉ hưu trên 38 giáo viên, giảng dạy tổng cộng 465 học sinh. Các giáo viên kỳ cựu chia sẻ kiến thức về quản lý lớp học trong khi các giáo viên mới vào nghề giúp họ làm quen với công nghệ.
Thùy Linh
Theo vnexpress.net
Tham vấn, tư vấn học đường - khoảng trống nhân lực
Một hạn chế lớn trong thực tiễn triển khai công tác tham vấn - tư vấn học đường thời gian qua chính là nguồn nhân lực có đủ trình độ và kỹ năng.
Ảnh minh họa/internet
Vấn đề này được đưa ra tại hội thảo "Đào tạo chuyên gia tham vấn học đường trong bối cảnh 4.0" do Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) tổ chức hôm nay (23/4).
GS Nguyễn Quý Thanh - Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) dẫn số liệu khảo sát của Bộ GD&ĐT tại Hà Nội và Hải Dương cho thấy: khoảng 80% học sinh có những vướng mắc cần chia sẻ và mong muốn có một không gian riêng tư ở trong Trường để nói ra và tìm giải pháp cho những vấn đề của bản thân.
Nghiên cứu dịch tễ trên 7 tính phía Bắc của cán bộ Trường ĐH Giáo dục cũng cho thấy khoảng 20% các em học sinh có tổn thương sức khỏe tâm thần tới mức phải can thiệp trị liệu.
Thực trạng xã hội cho thấy để đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, chúng ta phải tập trung chăm sóc đời sống và sức khỏe tinh thần cho HSSV để giảm thiểu những khó khăn tâm lý, phát huy tối đa tiềm năng cá nhân người học.
Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến nội dung này; gần đây nhất là Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT "Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông" có hiệu lực từ ngày 2/2/2018.
Tuy nhiên, một hạn chế lớn trong thực tiễn triển khai công tác tham vấn - tư vấn học đường thời gian qua chính là nguồn nhân lực có đủ trình độ và kỹ năng.
Ông Bùi Văn Linh phát biểu tại hội thảo
Theo GS Nguyễn Quý Thanh, cho tới hiện tại, hầu hết các nhà trường chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác tham vấn tâm lý.
Đội ngũ làm công tác tham vấn tâm lý trong nhà trường chủ yếu là giảng viên một số chuyên ngành như Luật, Tâm lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân; một số khác là giáo viên dạy Lịch sử và Địa lí hay cán bộ chuyên trách tại các phòng ban như phòng Công tác HSSV, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên tham gia.
Mặc dầu hàng năm đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm công tác tham vấn tâm lý đều được tập huấn nâng cao trình độ nhưng nội dung tài liệu tập huấn còn chưa chuẩn hóa, cán bộ tập huấn không phải là chuyên gia tham vấn học đường có nhiều kinh nghiệm thực tế làm hạn chế năng lực tham vấn tư vấn trên thực tế của đội ngũ này.
"Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội thời gian qua, bên cạnh tham gia xây dựng và góp ý phản biện các văn bản chính sách có liên quan, đã hoàn thành việc xây dựng chương trình thạc sĩ Tham vấn học đường theo định hướng nghiên cứu (được ĐHQGHN phê duyệt và triển khai đào tạo thử nghiệm) và chương trình Thạc sĩ Tham vấn học đường theo định hướng ứng dụng (đang chờ phê duyệt).
Nhà trường cũng đang triển khai xây dựng Bộ tài liệu tập huấn theo Khung chương trình Bồi dưỡng năng lực Tư vấn học đường cho giáo viên phổ thông do Bộ GD&ĐT sẵn sàng tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên" - GS Nguyễn Quý Thanh cho hay.
Nhấn mạnh yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu các nhà trường, trung tâm tư vấn tâm lý tại cộng đồng, ông Bùi Văn Linh - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên - cho biết: Trong thời gian tới, yêu cầu 100% các giáo viên tham gia tư vấn tâm lý được bồi dưỡng chương trình chuẩn do Bộ GD&ĐT qui định.
Các trường đào tạo tâm lý giáo dục có trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp chuyên gia, nghiên cứu tham mưu các chính sách khác; nghiên cứu thành lập các trung tâm tư vấn tâm lý tại cộng đồng để xử lý các ca nặng.
"Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng Thông tư qui định bộ quy tắc ứng xử; chỉ đạo tập huấn cốt cán phụ trách công tác tư vấn tâm lý tại các địa phương; các Sở GD&ĐT sẽ tổ chức các lớp tập huấn để cấp chứng chỉ cho giáo viên trực tiếp làm công tác tư vấn tâm lý" - ông Bùi Văn Linh chia sẻ.
Tại hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu giáo dục, những nhà thực hành tham vấn học đường chia sẻ những cơ hội và thách thức đối với công tác đào tạo và phát triển nghề từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam; tham khảo các mô hình tham vấn học đường chuyên nghiệp từ các trường quốc tế và trong nước.
Điều kiện thực tiễn để triển khai đào tạo chuyên gia tham vấn học đường trong bối cảnh CMCN 4.0, các chiến lược phát triển ngành tham vấn học đường ở Việt nam học tập từ kinh nghiệm thế giới, điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo tham vấn học đường ở Việt Nam cũng như đảm bảo chất lượng hành nghề của các chuyên gia tham vấn học đường trong bối cảnh hiện nay cũng được các đại biểu tập trung thảo luận.
Hải Bình
Theo giaoducthoidai.vn
Phó chủ tịch Cựu giáo chức TP HCM: 'Hãy mở đường cho cô Châu' Nhà giáo Trần Trung Mậu "sốc" trước việc cô Trần Thị Minh Châu không nói suốt ba tháng đứng lớp, song vẫn mong ngành giáo dục cho cô sửa sai. Chiều 9/4, bên lề buổi giám sát về giáo dục mầm non của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM tại quận 7, nhà giáo Trần Trung Mậu (Phó chủ tịch Hội...