Thiếu giáo viên trầm trọng, điểm nghẽn của ngành giáo dục cần được giải quyết

Theo dõi VGT trên

Cả nước thiếu gần 107.000 giáo viên các cấp học. Đó là thông tin được Bộ GD-ĐT đưa ra trong cuộc hội thảo ngày 25.10.

Thiếu hơn trăm nghìn giáo viên

Trong cuộc hội thảo về bố trí giáo viên và xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Bộ GD-ĐT tổ chức, bộ đã thông tin cả nước thiếu gần 107.000 giáo viên các cấp học, trong đó bậc mầm non thiếu nhiều nhất 44.000 giáo viên, đặc biệt các giáo viên ở các tỉnh vùng núi xa xôi.

Theo Bộ GD-ĐT, nguyên nhân là từ năm 2015 trở về trước, nhiều địa phương có tỷ lệ giáo viên/lớp thấp do chỉ tiêu biên chế được giao chưa đủ định mức, bậc tiểu học triển khai chương trình dạy học 1 buổi/ngày nên giao biên chế chỉ 1 – 2 giáo viên/lớp.

Trao đổi với báo chí về tình trạng thiếu hụt giáo viên trầm trọng, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng vụ giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT cho rằng trước đây khi triển khai chương trình giáo dục theo Quyết định 16/2006 đã xảy ra tình trạng thiếu giáo viên. Đến nay, việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 với các môn học mới khiến nhân sự càng khó khăn hơn. Trong đó, các môn học không thay đổi tên gọi so với chương trình cũ đều giữ nguyên hoặc giảm nhẹ số tiết nên không xáo trộn về nhân sự. Cơ cấu giáo viên biến động ở các môn học mới đòi hỏi sự chủ động rà soát, bố trí đội ngũ tại mỗi đơn vị. Nhiều người cho rằng chương trình mới đòi hỏi sự phối hợp kiến thức tạo tâm lý khó khăn cho giáo viên khiến nhiều giáo viên dễ nản. “Về tổng thể chương trình, giáo viên thực hiện số tiết dạy ít hơn so với trước đây nên không thể nói là chương trình nặng hơn. Mấu chốt vấn đề nằm ở việc phân bổ, sắp xếp thời khóa biểu cho từng môn học” – ông Thành nói.

Ông Thành cũng cho rằng, ngành cần thay đổi nhận thức giáo viên mới có thể triển khai được các chương trình mới. Hiện nay, có tình trạng thời khóa biểu ở nhiều trường thay đổi liên tục, gây khó cho cả người dạy lẫn người học do chia đều thời lượng các môn học cho 35 tuần/năm học, chỉ cần một môn học thay đổi số tiết sẽ xáo trộn toàn bộ thời khóa biểu của học sinh. Trong khi đó, chương trình giáo dục phổ thông 2018 không quy định số tiết dạy theo tuần mà “khoán” thời lượng môn học theo năm, giao quyền chủ động xây dựng kế hoạch triển khai cho các trường. Vì vậy, việc triển khai môn học ở cùng thời điểm mỗi trường sẽ khác nhau.

Thiếu giáo viên trầm trọng, điểm nghẽn của ngành giáo dục cần được giải quyết - Hình 1

Việc thiếu giáo viên dạy chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 là một vấn đề nan giải và cấp bách

Bộ GD-ĐT đang đề nghị các địa phương tập trung giải quyết như đặt hàng các trường sư phạm đào tạo giáo viên, bồi dưỡng các giáo viên nguồn. Các trường cũng cần sắp xếp lại hệ thống trường lớp, giảm trường học có quy mô nhỏ, xây dựng trường nhiều cấp học. Các đơn vị cần xã hội hóa giáo dục ở những nơi đủ điều kiện, đẩy mạnh bố trí giáo viên liên trường, liên cấp nhằm tháo gỡ khó khăn về đội ngũ. Song song đó, mỗi cơ sở giáo dục cần đẩy mạnh cơ chế tự chủ, khẩn trương tuyển dụng giáo viên còn thiếu so với biên chế được giao.

Không chỉ gặp khó khăn trong việc giảng dạy, một phần giáo viên muốn nghỉ việc do các chính sách đãi ngộ chưa được xứng đáng. Những vấn đề khen thưởng nhà giáo cũng chưa được quan tâm đúng mức, tránh chế độ cào bằng. Đặc biệt sẽ nghiên cứu giảm gánh nặng cho nhà giáo, bảo đảm nhà giáo được yên tâm cống hiến hết mình cho việc giảng dạy và giáo dục con người.

Gian nan tuyển dụng

Video đang HOT

Việc tuyển dụng giáo viên ở các tỉnh thành đang gặp khó, càng khó khăn hơn ở các tỉnh miền núi, vùng xa, hải đảo… Việc tuyển dụng đã khó, ngành giáo dục lại đối mặt với các vấn đề về giáo viên nghỉ việc hàng loạt.

Theo tìm hiểu của phóng viên, các giáo viên ở vùng khó khăn chịu rất nhiều thiệt thòi so với các giáo viên ở thành thị. Ngoài chế độ tiền lương, phụ cấp, cần tính toán đến việc xây nhà ở công vụ cho thầy cô, tạo điều kiện thuận lợi luân chuyển sau một thời gian công tác nếu giáo viên có nhu cầu bởi nhiều thầy cô phải gửi con cho ông bà trông để lên miền núi, vùng xa dạy học. Việc ổn định, chăm sóc sức khỏe cũng như toàn bộ các sinh hoạt phí cũng là một phần gây tình trạng thiếu giáo viên. Ngành giáo dục cần tạo điều kiện cho nhà giáo công tác ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có cơ hội tiếp cận đầy đủ về chính sách, có các hỗ trợ đặc thù để thu hút nhà giáo về công tác.

Hiện nay áp lực đối với các giáo viên được chú ý nhiều, khi đồng lương eo hẹp, cơ chế chưa đủ và hàng loạt các vấn đề liên quan đè nặng khiến nhiều học sinh, phụ huynh e dè khi cho con họ theo học ngành sư phạm. Bà Lê Thị Tú Anh – giáo viên Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) chia sẻ rằng nhiều đồng nghiệp dạy các bộ môn, trước yêu cầu đổi mới giáo dục, đặc biệt là khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các giáo viên có thêm nhiều áp lực hơn và phải tìm hiểu, học hỏi nhiều hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi ngày đến lớp thầy cô cũng có phần lo lắng khi nhiều câu chuyện bạo lực học đường do một bộ phận phụ huynh, học sinh gây ra với giáo viên hay học sinh đánh nhau cũng khiến thầy cô băn khoăn, lo lắng. Trong khi đó, đời sống giá cả leo thang, lương chưa tăng giá đã tăng khiến việc đảm bảo cuộc sống gia đình để yên tâm đứng lớp cũng là một vấn đề nếu không có sự trợ giúp của người thân. “Ngay cả học sinh của tôi dù đang đi dạy ở các huyện miền núi, các em cũng rất trăn trở với hàng loạt áp lực cộng với chế độ đãi ngộ chưa hợp lý. Lại thêm việc chỉ tuyển dụng giáo viên trong tỉnh khiến nhiều khi khó khăn lại càng thêm khó, dù giờ đây ngành giáo dục có thay đổi nhưng “nút thắt” về thực trạng thiếu giáo viên vẫn còn nhiều vấn đề bàn cãi. Thậm chí nhiều giáo viên còn cho biết nếu phải dạy hết các môn trong môn tích hợp thì các bạn ấy thà nghỉ việc vì không thể biết hết các môn để dạy sao cho đúng và đảm bảo chất lượng”.

Thiếu giáo viên trầm trọng, điểm nghẽn của ngành giáo dục cần được giải quyết - Hình 2

Việc tuyển dụng giáo viên dạy các môn tin học, mỹ thuật, âm nhạc, tiếng Anh cũng khá khó khăn

Ở bậc THPT đây là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, các trường liên tục thiếu giáo viên mỹ thuật, âm nhạc, tin học… Nhiều trường đã rối rắm khi thực hiện các tổ hợp môn, do việc thiếu giáo viên nên nhiều trường đã chọn phương án không triển khai ngay từ đầu để học sinh quyết định. Theo PV tìm hiểu, trước đây giáo viên tiếng Anh thường được các trường thuê theo hợp đồng, xã hội hóa có sự đóng góp của phụ huynh nhưng nay khi môn tiếng Anh đã trở thành môn học chính bắt buộc từ lớp 3 với 4 tiết/tuần thì nhà trường cần tuyển dụng giáo viên dạy tiếng Anh nhưng kinh phí lấy từ đâu để thu hút thì là cả một vấn đề nan giải.

Bên cạnh đấy, các địa phương đang đối mặt với một nguyên nhân lớn là ngành giáo dục cũng như các ngành khác theo quy định, đến năm 2026, các địa phương phải tinh giản 10% biên chế. Việc tuyển dụng đã khó khăn giờ lại đến cắt giảm biên chế khiến các trường khó càng thêm khó.

Ở tỉnh Đắk Nông, hiện nay việc thừa-thiếu giáo viên cục bộ vẫn diễn ra. Địa phương này đang có hơn 160.000 dân di cư tự do, việc tăng dân số cơ học tạo áp lực rất lớn cho tỉnh. Dù đang thiếu giáo viên nhưng tỉnh vẫn phải thực hiện tinh giản 10% biên chế, đã thiếu giáo viên nay càng thiếu hơn. Ngành giáo dục cần có cơ chế đặc thù cho các tỉnh vùng núi, vùng cao, việc tinh giản biên chế cần phải được rà soát thực tế thì địa phương mới quyết định được nguồn tuyển giáo viên cho các trường.

Tình trạng thiếu giáo viên ở tất cả các cấp học đang khiến ngành giáo dục phải chắp vá nguồn lực để bảo đảm có giáo viên dạy đủ tiết. Đây cũng chính là điểm nghẽn trong giáo dục mà không chỉ ngành giáo dục lo giải quyết mà cần sự vào cuộc của các ban ngành khác.

Làm thế nào để gỡ nút thắt thiếu giáo viên?

Cả nước đang thiếu hơn 100.000 giáo viên, trong đó bậc mầm non thiếu nhiều nhất với 44.000 giáo viên.

Gian nan tuyển dụng giáo viên

Năm học 2022-2023, quận Hoàng Mai Tp.Hà Nội có số học sinh tăng gần 3.800 so với năm ngoái. Nếu bảo đảm đúng quy định về số HS/lớp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thì Hoàng Mai hiện còn thiếu 36 trường (mầm non 22 trường, tiểu học 13 trường, THCS 1 trường). Trong khi đó, nếu so với chỉ tiêu biên chế được giao năm 2022 thì toàn quận thiếu 214 người (169 giáo viên, 45 nhân viên). Nếu so với quy định của Bộ GD&ĐT thì Hoàng Mai còn thiếu 951 người, trong đó thiếu 790 giáo viên và 161 nhân viên.

Theo UBND Tp.Hà Nội, năm học 2021-2022, tổng số viên chức ngành giáo dục của Tp.Hà Nội còn thiếu so với định mức mà Bộ GD&ĐT quy định là 7.134 biên chế. Năm học 2022-2023, số viên chức ngành giáo dục còn thiếu so với định mức là 3.131. Như vậy hiện thành phố thiếu 10.265 biên chế viên chức, trong đó số giáo viên thiếu của bậc tiểu học là 3.436 người, bậc THCS là 3.135 người, bậc THPT là 1.311 người.

Năm học mới này Tp.HCM thiếu gần 6.000 biên chế giáo viên do đó liên liên tục tuyển dụng nhưng vẫn chưa khả thi. Bởi tính đến ngày 9/9, Tp.HCM mới tuyển được 3.244 giáo viên. Hiện vẫn đang thiếu gần 6.000 giáo viên theo biên chế, trong đó mầm non thiếu 1.006 người, tiểu học thiếu 2.169 người, THCS thiếu 2.467 người, THPT thiếu 297 người.

Tương tự Tp.HCM Cà Mau cũng thiếu giáo viên năm học 2022-2023, khi tiếng Anh, tin học trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3, tỉnh này thiếu khoảng 100 giáo viên dạy tin học nhưng lại không thể tuyển vì không có biên chế. Trước mắt, tỉnh phải liên kết với các trường dạy nghề để hợp đồng có thời hạn giáo viên dạy bộ môn này. Trong khi đó, theo ông Trần Quang Bảo, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang, năm học 2022-2023, tỉnh thiếu 281 giáo viên, chủ yếu cho môn tin học, ngoại ngữ, âm nhạc, mỹ thuật, tiếng dân tộc... Các năm học tiếp theo, tỉnh cần hơn 1.200 bổ sung biên chế.

Chia sẻ xoay quanh tình trạng thiếu giáo viên, ông Bùi Đình Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, cho biết trong năm học 2022-2023, Nghệ An vẫn thiếu trên dưới 6.000 giáo viên. Với tình trạng này, việc triển khai và bảo đảm chất lượng Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 sẽ gặp nhiều khó khăn. Năm học 2022-2023, Thanh Hóa thiếu 10.276 giáo viên các cấp học (tỉ lệ thiếu 19%) theo quy định của Bộ GD&ĐT...

Hiện tình trạng thiếu giáo viên đang diễn ra trên khắp cả nước. Bộ GD&ĐT thừa nhận tỉ lệ giáo viên/lớp chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đáng chú ý là thiếu giáo viên tiếng Anh, tin học (ở cấp tiểu học) và thiếu giáo viên âm nhạc, mỹ thuật (bậc THPT). Một số địa phương còn bị động về nguồn tuyển dụng. Cả nước đang thiếu hơn 100.000 giáo viên. Trong năm 2022, các địa phương cần tuyển thêm hơn 27.000 chỉ tiêu biên chế và từ nay đến năm 2025 là 64.000 biên chế.

Trước thực tế trên, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đề nghị các địa phương tập trung giải quyết. Cụ thể, đặt hàng các trường sư phạm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; sắp xếp lại hệ thống trường lớp, giảm trường học có quy mô nhỏ, xây dựng trường nhiều cấp học; xã hội hóa giáo dục ở những nơi đủ điều kiện, đẩy mạnh bố trí giáo viên liên trường, liên cấp nhằm tháo gỡ khó khăn về đội ngũ. Song song đó, mỗi cơ sở giáo dục cần đẩy mạnh cơ chế tự chủ, khẩn trương tuyển dụng giáo viên còn thiếu so với biên chế được giao.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT cho rằng trước đây khi triển khai chương trình giáo dục theo Quyết định 16/2006 đã xảy ra tình trạng thiếu giáo viên. Đến nay, khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 với các môn học mới khiến nhân sự càng khó khăn hơn. Trong đó, các môn học không thay đổi tên gọi so với chương trình cũ đều giữ nguyên hoặc giảm nhẹ số tiết nên không xáo trộn về nhân sự. Cơ cấu giáo viên biến động ở các môn học mới đòi hỏi sự chủ động rà soát, bố trí đội ngũ tại mỗi đơn vị.

Làm thế nào để gỡ nút thắt thiếu giáo viên? - Hình 1

Nhiều địa phương tuyển giáo viên.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu giáo viên

Theo Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, năm 2022, cả nước có 16.000 giáo viên bỏ việc, trung bình cứ 100 nhà giáo có 1 người ra khỏi ngành. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay, hiện cả nước có 1,6 triệu giáo viên, thiếu khoảng hơn 100.000. Vừa qua, Bộ Chính trị, Chính phủ đã duyệt cho ngành từ nay đến 2025 được tuyển trên 64.000 biên chế, đáp ứng được một phần quan trọng nhu cầu, trong đó, riêng năm 2022 ngành được được duyệt chỉ tiêu hơn 27.000 giáo viên. Dù vậy, chỉ trong năm 2022, tổng số giáo viên bỏ việc trên cả nước là trên 16.000 người.

Theo Bộ trưởng Sơn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu giáo viên. Và để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, Bộ trưởng Sơn cho biết sẽ kiến nghị trung ương cho tăng chỉ tiêu biên chế, hiện đã được giải quyết một phần. Ngành Giáo dục đang thực hiện cơ chế đặt hàng các trường sư phạm, tính toán số chỉ tiêu đào tạo sinh viên để đủ nhu cầu các tỉnh, thành, đặc biệt giáo viên các môn học mới. Cùng với đó, một số nơi đang vận dụng nhiều giải pháp, như huy động giáo viên có chuyên môn để dạy các môn thiếu giáo viên, như giáo viên Toán dạy Tin học...

Ngoài ra, ngành cũng cải thiện môi trường làm việc, nâng cao trình độ chuyên môn với tinh thần hỗ trợ tối đa, giúp giáo viên yên tâm làm việc. Tuy đã được quan tâm, nhưng do giáo viên đang chiếm gần 70% tổng số công chức, viên chức cả nước nên việc nâng lương không thể "một sớm, một chiều giải quyết được".

Chia sẻ với báo chí, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết, hiện Bộ GD&ĐT đang tiến hành cập nhật tình trạng giáo viên nghỉ việc, chuyển việc trong năm học 2021-2022.

"Theo thống kê sơ bộ, đến thời điểm này cho thấy, số giáo viên nghỉ việc, chuyển việc chiếm tỷ lệ khoảng trên 1% so với tổng số giáo viên mầm non và phổ thông trong cả nước", ông Đức thông tin.

Phân tích số liệu cũng cho thấy, số giáo viên nghỉ việc nhiều tập trung ở các khu đô thị, các khu công nghiệp lớn như: Tp.HCM, Hà Nội Đà Nẵng, Bình Dương... có hiện tượng giáo viên nghỉ việc nhiều hơn một chút so với các địa phương khác.

"Tỷ lệ này so với các ngành nghề khác tuy không quá bất thường nhưng lãnh đạo ngành giáo dục hết sức trăn trở", ông Đức chia sẻ. Cũng theo ông Đức, việc giáo viên chuyển việc, nghỉ việc có nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan.

Thứ nhất là chính sách tiền lương. Mặc dù đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, thực hiện các chế độ đãi ngộ như phụ cấp nghề nghiệp, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên... nhưng thu nhập của nhà giáo nói chung và đặc biệt với giáo viên mới vào nghề, giáo viên hợp đồng còn rất thấp; trong khi chi phí thiết yếu cho cuộc sống (ăn, ở, nuôi con, học tập nâng cao trình độ...) khá cao. Điều này khiến một số giáo viên phải chuyển sang làm các công việc khác có thu nhập cao hơn để trang trải cuộc sống; trong khi đó ở các khu đô thị, các khu công nghiệp việc tìm kiếm việc làm mới là khá dễ dàng do nhu cầu lao động lớn của các doanh nghiệp.

Thứ hai là một số thầy cô dù gắn bó nhiều năm trong ngành nhưng trước những yêu cầu đổi mới giáo dục thì khả năng đáp ứng còn hạn chế (khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp giảng dạy...) nên cảm thấy bị áp lực. Một số thầy cô lớn tuổi, có sức khỏe không tốt cũng muốn nghỉ hưu sớm hoặc chuyển sang công việc khác nhẹ nhàng hơn... Đối với giáo viên mầm non còn có lý do thời gian lao động trong ngày rất dài, cộng thêm áp lực từ phụ huynh và xã hội rất lớn.

Thứ ba, một số giáo viên được tuyển dụng và phân công đến công tác ở các địa phương khác, xa gia đình trong khi điều kiện sinh hoạt, công tác ở đó còn nhiều thiếu thốn, đường xá xa xôi, thiếu nhà ở công vụ, gặp khó khăn trong việc quan tâm, chăm sóc gia đình. Vì vậy số giáo viên này thường chuyển sang làm công việc khác ở gần gia đình hơn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 TếtTai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 Tết
14:27:18 01/02/2025
4 chị em sinh tư tuổi Tỵ - con gái của nguyên Phó giám đốc bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM: Tết đi đến đâu là rộn ràng, niềm vui như nhân 34 chị em sinh tư tuổi Tỵ - con gái của nguyên Phó giám đốc bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM: Tết đi đến đâu là rộn ràng, niềm vui như nhân 3
14:28:48 01/02/2025
Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vongMáy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong
16:28:16 01/02/2025
Đoàn Văn Hậu đưa vợ con về Hà Nội tết ngoại, thái độ của em trai Doãn Hải My với anh rể gây chú ýĐoàn Văn Hậu đưa vợ con về Hà Nội tết ngoại, thái độ của em trai Doãn Hải My với anh rể gây chú ý
14:36:54 01/02/2025
4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, ùn tắc kéo dài4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, ùn tắc kéo dài
15:13:39 01/02/2025
Doãn Hải My xinh tựa nàng thơ trong tà áo dài, giờ làm vợ Đoàn Văn Hậu còn xinh hơn cả thời thi hoa hậuDoãn Hải My xinh tựa nàng thơ trong tà áo dài, giờ làm vợ Đoàn Văn Hậu còn xinh hơn cả thời thi hoa hậu
12:03:01 01/02/2025
Mỹ: Máy bay chở 6 người lao xuống khu dân cư ở PhiladelphiaMỹ: Máy bay chở 6 người lao xuống khu dân cư ở Philadelphia
15:12:25 01/02/2025
Tổng quan vận mệnh 12 con giáp năm 2025: Con giáp này có vận đỏ như son, đón tài lộc tới tấpTổng quan vận mệnh 12 con giáp năm 2025: Con giáp này có vận đỏ như son, đón tài lộc tới tấp
15:20:44 01/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Xuân Son được tặng nhà

Xuân Son được tặng nhà

Sao thể thao

17:01:52 01/02/2025
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son được bầu Thiện (CLB Nam Định) tặng thưởng căn hộ cao cấp tại Hà Nội. Xuân Son được ghi nhận.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.2.2025

Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.2.2025

Trắc nghiệm

16:43:26 01/02/2025
Hôm nay là một ngày khá thuận lợi cho người tuổi Tý. Bạn có thể nhận được một tin vui bất ngờ từ gia đình hoặc bạn bè. Nếu đang có kế hoạch du xuân, hãy chú ý đến an toàn khi di chuyển.
Mỹ: Hạn chế trực thăng tại Washington sau vụ va chạm máy bay

Mỹ: Hạn chế trực thăng tại Washington sau vụ va chạm máy bay

Thế giới

16:25:04 01/02/2025
FAA cấm hầu hết các loại trực thăng bay trên một số tuyến đường gần sân bay và chỉ cho phép trực thăng cảnh sát, trực thăng y tế, trực thăng phòng không và trực thăng vận tải tổng thống bay trong khu vực giữa sân bay và các cây cầu gần ...
Tàu cảnh sát biển cấp cứu thành công 1 thuyền viên người nước ngoài

Tàu cảnh sát biển cấp cứu thành công 1 thuyền viên người nước ngoài

Tin nổi bật

14:54:32 01/02/2025
Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã lệnh cho tàu Cảnh sát biển 2011 rời cảng khẩn cấp chở theo cán bộ, nhân viên y tế, cán bộ Biên phòng huyện Côn Đảo đi cấp cứu bệnh nhân.
Tại sao bức ảnh về những đôi dép bừa bộn lại trở nên nổi tiếng nhất Tết 2025?

Tại sao bức ảnh về những đôi dép bừa bộn lại trở nên nổi tiếng nhất Tết 2025?

Netizen

14:26:49 01/02/2025
Với nhiều người, Tết là dịp đoàn viên, sum họp. Trong những ngày này, hình ảnh gia đình quây quần gói bánh chưng, bánh tét; đi chúc Tết, nhận lì xì,... ngập tràn trên mạng xã hội.
Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết

Sức khỏe

12:53:08 01/02/2025
Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các nghiên cứu cho thấy rằng: nếu ta ngưng việc tập luyện mà ta vẫn làm thường lệ thì cơ thể sẽ trở nên suy yếu ngay chỉ sau một vài tuần.
'Cấp cứu' làn da ngày Tết, chị em ghi nhớ 4 điều này

'Cấp cứu' làn da ngày Tết, chị em ghi nhớ 4 điều này

Làm đẹp

12:39:20 01/02/2025
Nếu có tắm biển hoặc hồ bơi, nên chọn loại kem có thêm tính chống nước. Bên cạnh đó, nên che chắn bằng khẩu trang, kính mát, nón rộng vành khi đi ra ngoài trời.
Độc lạ phong tục đón mừng năm mới ở nghĩa địa tại Chile

Độc lạ phong tục đón mừng năm mới ở nghĩa địa tại Chile

Lạ vui

10:47:08 01/02/2025
Tại thành phố Talca, một thị trấn nhỏ ở đất nước Chile có một phong tục rất đặc biệt: Đón năm mới cùng với những người thân đã khuất.
ĐTCL mùa 13: San phẳng mọi đối thủ với "bài dị" Morgana - Tiên Tri sức mạnh cực kỳ "lỗi"

ĐTCL mùa 13: San phẳng mọi đối thủ với "bài dị" Morgana - Tiên Tri sức mạnh cực kỳ "lỗi"

Mọt game

10:43:05 01/02/2025
Morgana đang bất ngờ vươn lên đầy mạnh mẽ tại phiên bản 13.4 của ĐTCL mùa 13. Morgana đã được buff rất nhiều sát thương ở bản 13.4 vừa qua
Bức ảnh bữa cơm tất niên trong phòng trọ của vợ chồng ở Hà Nội khiến 7000 người nhẹ nhõm

Bức ảnh bữa cơm tất niên trong phòng trọ của vợ chồng ở Hà Nội khiến 7000 người nhẹ nhõm

Sáng tạo

10:30:04 01/02/2025
Bước sang năm mới rồi, nhưng vẫn có những chuyện của năm cũ mà chúng ta không nên bỏ qua . Bức ảnh của cặp vợ chồng vay 100 triệu tiêu Tết khiến hàng ngàn người nổi da gà