Thiếu giáo viên tiếng Anh tiểu học: Bài toán chưa có lời giải
Năm học 2011-2012 là năm thứ 13 Sở GD-ĐT TPHCM triển khai thí điểm chương trình tiếng Anh tăng cường tại các trường tiểu học trên địa bàn TP. Tuy nhiên, cho đến nay, bài toán tìm nguồn giáo viên vẫn quá khó giải khiến nhiều trường chưa thể tiếp cận các chương trình này.
Năm học 2011-2012 là năm thứ hai thí điểm chương trình tiếng Anh tiểu học theo đề án Dạy và học ngoại ngữ quốc dân giai đoạn 2008-2020 do Thủ tướng phê duyệt, đồng thời là năm thứ 13 Sở GD-ĐT TPHCM triển khai thí điểm chương trình tiếng Anh tăng cường tại các trường tiểu học trên địa bàn TP. Tuy nhiên, cho đến nay, bài toán tìm nguồn giáo viên vẫn quá khó giải khiến nhiều trường chưa thể tiếp cận các chương trình này.
Giật gấu vá vai
Có mặt tại Trường Tiểu học Trần Quang Khải (quận 1) vào chiều 19-9, chúng tôi vô tình bắt gặp cuộc trao đổi nghiệp vụ giữa hiệu trưởng Lê Công Minh và một nữ giáo sinh trẻ (xin được giấu tên). Cô hiện là học viên cao học tại một trường đại học lớn trên địa bàn TP, vừa được ký hợp đồng thử việc tại đây.
Trao đổi với chúng tôi, thầy Minh cho biết: “Trường không có biên chế giáo viên tiếng Anh. Nhiều năm trước, chúng tôi tìm người thông qua các trung tâm môi giới, song ai cũng chỉ gắn bó với trường được vài tháng rồi nhảy việc sang nơi khác. Do đó, năm nay đích thân tôi liên hệ tìm giáo viên thông qua các mối quan hệ bạn bè của mình, dùng số tiền thay vì chi trả cho các trung tâm môi giới để tăng thêm thu nhập cho giáo viên nhằm giữ chân họ”. Tuy nhiên, sau nhiều cố gắng, tổng số giáo viên tiếng Anh của trường cũng chỉ dừng lại ở con số 2 khiêm tốn.
Tương tự, tại Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (quận Bình Thạnh), cô Bạch Thị Ánh Ngọc, hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Năm học 2011-2012, trường có 3 giáo viên tiếng Anh theo hình thức hợp đồng thời vụ. Để giúp thầy cô toàn tâm toàn ý với công tác chuyên môn khi ngân quỹ lương có hạn, nhà trường đặc biệt quan tâm đến các chính sách chăm lo đời sống như tặng quà thầy cô nhân các dịp lễ, tết khuyến khích tham gia các sinh hoạt đoàn thể nhằm gắn kết họ với bộ phận giáo viên còn lại”.
Bởi nếu không làm tốt công tác “hậu mãi”, những người này thường có khuynh hướng chạy sô ở nhiều nơi, nguy cơ nhảy việc cao khi có nơi hậu đãi tốt. Song đó là ở thời điểm hiện tại, khi nhà trường mới triển khai chương trình tiếng Anh tự chọn với thời lượng 2 tiết/tuần. Trong tương lai, nếu áp dụng các chương trình tiếng Anh đại trà và tiếng Anh tăng cường với yêu cầu thời lượng và đội ngũ giáo viên nhiều hơn, bài toán giữ chân giáo viên càng là vấn đề nan giải. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều trường tiểu học khác trên địa bàn TP như Phú Hữu (quận 9), Bình Lợi Trung, Trí Đức (quận Bình Thạnh), Lam Sơn (quận 6), Trần Quốc Thảo (quận 3)…
Video đang HOT
Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Phan Đình Phùng, quận 3, TPHCM trong giờ học Anh văn.
Thầy Nguyễn Đạt Sử, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lương Định Của (quận 3), bày tỏ: “Với mức thù lao khiêm tốn hiện nay, từ 20.000-30.000 đồng/tiết dạy, các trường khó lòng tìm được nguồn giáo viên giỏi”. Trong khi đó, theo quy định của Bộ GD-ĐT, giáo viên dạy tiếng Anh theo chương trình thí điểm không dạy quá 18 tiết/tuần, tức 72 tiết/tháng. Như vậy, chưa tính các khoản phụ cấp khác (nếu có), tổng thu nhập của một giáo viên tiếng Anh tiểu học chỉ ở mức 1,4 – 2,1 triệu đồng/tháng, quá khiêm tốn so với mặt bằng đời sống chung của xã hội.
“Đa phần các trường chỉ tuyển được sinh viên mới ra trường hoặc những người công tác ở lĩnh vực khác, xem dạy học như nghề tay trái kiếm thêm thu nhập”, hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 3 đúc kết.
Tìm lối ra
Theo mục tiêu của đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020, cả nước sẽ hoàn thành phổ cập tiếng Anh cho học sinh lớp 3 vào năm 2018-2019, hướng đến mục tiêu 100% thanh niên Việt Nam sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp, nghiên cứu, học tập và hội nhập quốc tế vào năm 2020. Tuy nhiên, tính đến nay, cả nước mới có 72 trường tiểu học được chọn thí điểm chương trình phổ cập ngoại ngữ.
Theo tính toán của ngành giáo dục, để thực hiện đề án, từ nay đến hết năm 2020 cả nước cần thêm 24.000 giáo viên tiếng Anh tiểu học. Trong khi đó, vào thời điểm hiện tại, cả nước chưa có trường cao đẳng, đại học nào có mã ngành đào tạo giáo viên tiếng Anh tiểu học. Phần lớn đội ngũ giáo viên tiếng Anh hiện nay đều lấy từ khoa tiếng Anh của các trường đại học, có bổ sung thêm chứng chỉ ngắn hạn về phương pháp giảng dạy.
Cá biệt, một số nơi tuyển dụng cả du học sinh, người đang công tác tại các tổ chức phi chính phủ thuộc các nước Anh, Mỹ, Úc, Singapore… Từ đó, dễ dẫn đến tình trạng chất lượng giảng dạy không đồng đều, nguồn giáo viên thường xuyên thay đổi khiến việc học của học sinh chịu nhiều ảnh hưởng.
Trước thực trạng đó, từ năm học 2011-2012, Bộ GD-ĐT quyết định hạ chuẩn giáo viên tiếng Anh tiểu học từ trình độ B2 (tương đương 550 điểm TOEFL) xuống còn B1 (tương đương 400 điểm TOEFL) với điều kiện giáo viên cam kết tự bồi dưỡng nâng cao trình độ vào cuối năm học. Song nếu không làm tốt công tác chăm lo và hỗ trợ đời sống giáo viên, khó ai bảo đảm những người này sẽ bám trụ lâu với nghề dạy học. Khi đó, môi trường sư phạm mãi chỉ là mảnh đất dừng chân tạm thời.
Thu Tâm
Theo SGGP
Vừa học vừa lo... sập phòng
Trường tiểu học Bình Thạnh, xã Bình Phú, huyện Cai Lậy được xây dựng cách nay trên 30 năm. Hiện tại nhiều bức tường đã nứt trơ cả gạch. Còn nhìn lên nóc nhà thì đòn tay, rui, mè bị mục, mối mọt gặm nát bét, mái ngói nằm lung tung, nhiều chỗ nhìn thấy cả bầu trời.
Mưa là chui xuống gầm bàn
Khoảng 10g ngày 22-9, chúng tôi đến Trường tiểu học Bình Thạnh đúng lúc trời chuyển mưa, mây đen kéo về. Chúng tôi ghé qua một phòng học của học sinh lớp 1 khi mưa bắt đầu giội xuống. Cô giáo Nguyễn Thị Vũ nói như hét: "Chúng ta tạm ngưng học. Các em bỏ tập vở vào cặp rồi chui xuống gầm bàn. Nhanh lên!". Trong lúc 30 em học sinh chui xuống gầm bàn, cô Vũ đi một vòng kiểm tra, hướng dẫn thêm và đứng trên bục giảng nhìn quanh phòng học cho đến khi trời dứt mưa. "Thấy các em chui xuống gầm bàn ngột ngạt, tôi áy náy lắm nhưng chỉ có cách đó mới đảm bảo an toàn cho các em" - cô Vũ, tâm sự. Hết mưa, học sinh chui ra khỏi gầm bàn nhưng lúc này phòng học ướt như ngoài sân vì bị dột.
Ra khỏi lớp của cô Vũ, chúng tôi gặp một phụ huynh tên Lê Thị Ngọt mặc áo mưa chạy vội về hướng lớp. Chị Ngọt kể chị có con học ở lớp này, biết phòng học xuống cấp nên mỗi khi thấy trời mưa gió là chị ở nhà không yên tâm, phải chạy đến trường xem các cháu thế nào. Lúc chị Ngọt gặp chúng tôi trời đã hết mưa nên chị không vào lớp, nhưng chị bảo có hôm đang mưa lớn, tất cả học sinh đang chui dưới gầm bàn thì chị cũng chạy đến lớp chui xuống gầm bàn ôm con cho đỡ lo...
Ông Lê Như Thụy, hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường có ba lớp với hơn 100 học sinh phải học trong cảnh như trên. Theo ông Thụy, do dàn gỗ đỡ ngói đã mục hết nên không ai dám trèo lên nóc thay ngói bể hay sắp xếp lại mái ngói để hạn chế dột. Hiện nhà trường thấy chỗ nào hư nhiều thì lấy cây chèn đỡ...
Ông Ngô Minh Chung, trưởng Phòng GD-ĐT huyện Cai Lậy, cho biết mới đây ở Trường THCS Võ Việt Tân đã xảy ra trường hợp một học sinh bị thương vì một mảng bêtông ở lớp học rớt trúng đầu. Theo ông Chung, hiện ở huyện Cai Lậy, các trường tiểu học Tam Bình 1, Hội Xuân, Phú An 1, Mỹ Thành Nam 1, Cẩm Sơn và các trường THCS: Hiệp Đức, Phú Cường, Long Tiên, Đoàn Thị Nghiệp cũng đã xuống cấp nặng nề, cần sửa chữa, xây mới khẩn cấp.
Đến Trường tiểu học Hậu Mỹ Trinh (huyện Cái Bè), chúng tôi thấy vách tường nứt ngang nứt dọc, trên mái thì gỗ đỡ mái nhà đã mục nát, ngói lợp nhà chỗ có chỗ không... Phòng ốc như thế nhưng các thầy cô giáo ở bộ phận thư viện - thiết bị và y tế vẫn phải ngồi làm việc ngày này qua tháng khác.
Cô Nguyễn Thị Hồng Thủy, hiệu phó nhà trường, cho biết do phòng xuống cấp nặng quá nên không dám cho học sinh vào học mà tạm bố trí làm thư viện, y tế. Những phòng còn khá hơn nhà trường bố trí làm lớp học, nhưng nhiều phụ huynh nói thẳng là nếu không sửa trường thì họ không cho con đi học. Thầy Võ Cao Thi, giáo viên dạy lớp 4, kể: "Mỗi khi trời mưa tôi phải quan sát mái nhà. Nếu thấy chỗ nào lung lay thì yêu cầu học sinh tránh xa hoặc chui xuống gầm bàn trốn".
Theo hướng dẫn của cô giáo, học sinh lớp 1 Trường tiểu học Bình Thạnh phải núp dưới gầm bàn mỗi khi trời mưa để được an toàn.
Chưa có kinh phí xây trường
Theo ông Lê Như Thụy, hiệu trưởng Trường tiểu học Bình Thạnh, người dân địa phương bức xúc về chỗ học của con em nên đã hiến đất từ nhiều năm nay để xây dựng trường mới, nhưng do chưa được bố trí vốn nên vẫn phải chờ. Còn Trường THCS Hiệp Đức ở huyện Cai Lậy đã có dự án xây dựng từ năm 2008, nhưng đến nay vẫn "án binh bất động". Thầy trò trường này vẫn phải tiếp tục cảnh vừa học vừa lo sập phòng học.
Ông Trần Văn Trí, phó giám đốc Sở GD- ĐT Tiền Giang, cho biết sở đã thấy hết những khó khăn, bức xúc của phụ huynh, học sinh và thầy cô giáo ở các địa phương. Theo ông Trí, ước tính toàn tỉnh Tiền Giang có tới 800 phòng học xuống cấp, trong đó nhiều trường đã được xây dựng cách đây hơn 30 năm.
Năm nay sở đã ghi vốn khởi công xây dựng năm trường gồm: Trường trung cấp Kinh tế - kỹ thuật, Trường tiểu học Mỹ Lợi B, Hậu Mỹ Bắc B và Hậu Mỹ Trinh ở huyện Cái Bè, Trường tiểu học Bình Đông 1 ở huyện Gò Công Đông.
Tuy nhiên, khi chuẩn bị khởi công thì phải ngưng theo tinh thần nghị quyết 11 của Chính phủ về việc cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư nhà nước. Khi nào có chủ trương cho phép khởi công trở lại, sở sẽ ưu tiên những công trình này. Riêng các dự án chuyển tiếp từ năm 2010 vẫn tiến hành bình thường...
Theo 24h.com.vn
Đà Nẵng: Giám đốc Sở GD-ĐT chịu trách nhiệm nếu có lạm thu Ngày 22/9, UBND thành phố Đà Nẵng đã có công văn gửi Sở GD-ĐT và UBND các quận, huyện trực thuộc về việc tiếp tục chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục. Công văn nhấn mạnh Giám đốc Sở GD-ĐT và Chủ tịch UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố nếu để...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Yamaha giành giải thưởng Red Dot 2025 với mẫu xe tay ga NMax Tech Max
Xe máy
07:42:42 06/05/2025
Phát triển bền vững du lịch Tà Xùa
Du lịch
07:42:24 06/05/2025
Bảng giá ô tô Hyundai mới nhất tháng 5/2025
Ôtô
07:40:27 06/05/2025
Loạt game bom tấn bất ngờ giảm giá sốc, chỉ 2$ mỗi trò
Mọt game
07:28:53 06/05/2025
Lê Hoàng Hiệp 'trở mặt', fan girl ngỡ ngàng vì biểu cảm 'dịu kha', nhắn 1 câu
Netizen
07:22:16 06/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh đổi giao diện, 'chuyển hệ' nam tính, visual 'lạ' khiến fan lo lắng
Sao châu á
07:11:07 06/05/2025
David Beckham tổ chức tiệc sinh nhật đến 3h30 sáng, hàng xóm "không chịu nổi" phải khiếu nại
Sao thể thao
07:08:46 06/05/2025
Đông Hùng tự khui bí mật, nguyện làm 1 điều vì Võ Hạ Trâm, cho Jack "hít khói"
Sao việt
07:04:11 06/05/2025
Mẹ biển - Tập 33: Huệ về quê vì muốn kiếm lợi từ con gái
Phim việt
07:02:48 06/05/2025
Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án khách sạn Mường Thanh - Buôn Ma Thuột
Tin nổi bật
07:01:13 06/05/2025