Thiếu giáo viên mầm non vì bạn trẻ không mặn mà với nghề
TP.HCM đã có chính sách hỗ trợ nhưng hiện vẫn thiếu hàng loạt giáo viên mầm non. Nhiều người còn bỏ nghề này để làm việc khác.
Đây là vấn đề được nhiều đại biểu đưa ra tại kỳ họp thứ ba HĐND TP.HCM khóa IX chiều 7/12.
Tại buổi báo cáo kết quả giám sát chuyên đề nghị quyết về hỗ trợ giáo dục mầm non, đại biểu Võ Thị Ngọc Thúy (quận Thủ Đức) đề nghị TP phải làm nghiên cứu về giáo viên mầm non và học sinh phổ thông để biết nguyên nhân thầy cô không muốn gắn bó nghề. Học sinh phổ thông cũng không muốn theo học ngành sư phạm mầm non.
Bà Thúy nói thêm ngoài lương thưởng, TP cần có phong trào riêng cho giáo viên mầm non để tạo niềm tự hào.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Trí thông tin hiện TP thiếu hơn 800 giáo viên mầm non. Ông Trí cũng đồng tình tiếp tục hỗ trợ giáo viên mới ra trường.
“Tôi băn khoăn là nhiều năm nay TP đã hỗ trợ nhưng vẫn không thu hút được giáo viên mầm non. Đây có phải giải pháp duy nhất hay cần nhiều giải pháp đồng bộ như tuyển dụng, nâng lương, hỗ trợ trong đào tạo nhằm thu hút người lao động”, ông Trí nêu vấn đề.
Video đang HOT
Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn cho rằng sinh viên ngành mầm non ra trường có việc làm ngay nhưng nhiều năm nay vẫn thiếu. Ảnh: Phước Tuần.
Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn cho biết những năm qua, sở có nhiều giải pháp hướng nghiệp, phối hợp các phòng GD&ĐT tổ chức cho nữ sinh đến giao lưu ở trường mầm non. Sinh viên ra trường có việc làm ngay…
Tuy nhiên, số lượng giáo viên mầm non vẫn thiếu do ít học sinh chọn ngành này. Ông Sơn đề nghị TP tiếp tục có chính sách hỗ trợ 3 năm cho giáo viên mầm non mới ra trường.
Bà Thi Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP.HCM khóa IX kiến nghị UBND TP cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng các trường mầm non công lập, đảm bảo thực hiện lộ trình phát triển giáo dục mầm non của thành phố, đáp ứng 40% chỗ học nhà trẻ và 60% chỗ học mẫu giáo.
Xây dựng trường mới cần quan tâm quy mô và chuẩn chất lượng đảm bảo quy định, tránh trường hợp khó khăn về đất mà xây trường nhỏ, dẫn đến trường nhiều nhưng số lớp ít, thiếu chỗ học.
Theo bà Nhung, TP.HCM cần tăng cường thông tin các tổ chức, cá nhân chủ trường xã hội hóa của giáo dục mầm non, giới thiệu quỹ đất trong quy hoạch ngành giáo dục hướng dẫn thủ tục vay vốn kích cầu, thủ tục đầu tư và thành lập trường.
Bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng không phải mong muốn nào cũng thực hiện được. “Tôi mong sau cuộc họp này, các ban ngành sẽ tham mưu đặc thù cho ngành mầm non. Chỉ có cách đó mới có thể đầu tư tốt cho ngành mầm non thành phố”, bà Thu nói.
Theo Zing
Thời gian đào tạo đại học tối đa 5 năm
Theo khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được Thủ tướng phê duyệt, thời gian đào tạo đại học là 3-5 năm; thạc sĩ 1-2 năm và tiến sĩ 3-4 năm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân gồm 4 cấp học: mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Trong đó mầm non gồm nhà trẻ và mẫu giáo; giáo dục phổ thông gồm tiểu học, THCS và THPT. Giáo dục nghề nghiệp gồm trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Giáo dục đại học gồm trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
So với khung hệ thống giáo dục quốc dân được ban hành từ năm 1993, khung mới này không thay đổi về thời gian đào tạo ở các cấp mầm non, giáo dục phổ thông, nghĩa là học sinh vẫn sẽ học 5 năm tiểu học, 4 năm THCS và 3 năm THPT. Học hết bậc THCS, học sinh được phân luồng mạnh mẽ theo hai hướng hoặc là THPT, hoặc là Trung cấp.
Tốt nghiệp hai bậc học trên, học sinh có thể đi tiếp lên cao đẳng, hoặc đại học theo định hướng nghiên cứu, hoặc đại học theo định hướng ứng dụng. So với trước kia, thời gian đào tạo bậc đại học đã rút ngắn từ 4-6 năm xuống còn 3-5 năm. Thời gian học cao đẳng thay vì ấn định 3 năm, nay linh động 2-3 năm.
Bậc cao học (còn gọi thạc sĩ) trước đây phải học 2 năm, nay dù là thạc sĩ định hướng nghiên cứu hay định hướng ứng dụng đều 1-2 năm. Riêng bậc tiến sĩ, trước kia nếu xong cao học, người học chỉ cần học 2 năm tập trung, nhưng nay phải là 3 năm; với người có trình độ đại học vẫn học 4 năm.
Thời gian bậc THPT vẫn là 3 năm, THCS 4 năm và tiểu học 5 năm. Ảnh minh họa: Giang Huy.
Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân làm rõ hai định hướng nghiên cứu và ứng dụng, áp dụng từ bậc đại học và thạc sĩ. Theo đó, chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu có mục tiêu và nội dung chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học, phát triển công nghệ nguồn làm nền tảng để phát triển lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ.
Các chương trình đào tạo định hướng ứng dụng có mục tiêu và nội dung phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng công nghệ nguồn thành giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người.
Đề án hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân được khởi động từ năm 2013, đã qua nhiều lần dự thảo. Tại phiên họp tháng 11/2015 của Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo và Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục chủ trì phối hợp với Bộ Lao động, Bộ Y tế, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, xây dựng khung trình độ quốc gia, trình Thủ tướng.
Thủ tướng yêu cầu làm rõ những hạn chế của hệ thống giáo dục quốc dân hiện tại để đề xuất hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân mới một cách phù hợp, khoa học, bảo đảm tính khả thi, liên thông và phân luồng, tạo cơ hội được học tập suốt đời của người dân.
Xuân Hoa
Theo VNE
Tuyển sinh mầm non Hà Nội hết 'nóng' Gần hết thời điểm tuyển sinh năm học mới 2016-2017 nhưng theo đánh giá của các quận huyện Hà Nội, không xảy ra điểm nóng tuyển sinh, đặc biệt là ở bậc mầm non. Theo bà Hoàng Thanh Hương - Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD&ĐT Hà Nội, hiện nay, hệ thống các trường mầm non trên toàn thành phố gồm...