Thiếu giáo viên: Hiệu trưởng, hiệu phó ở Kon Tum thay nhau đứng lớp

Theo dõi VGT trên

Thiếu giáo viên, nhiều thành viên trong Ban giám hiệu của nhà trường phải thay nhau xuống đứng lớp, còn giáo viên tiếng Anh thì được bố trí dạy liên trường.

Đó là thực trạng đang xảy ra tại nhiều trường tiểu học và trung học cơ sở ở hai huyện miền núi của tỉnh Kon Tum là Tu Mơ Rông và Kon Plông khi năm học 2022-2023 vừa mới bắt đầu được vài tuần.

Vừa quản lý vừa đứng lớp

Tại Trường tiểu học xã Đắk Hà (huyện Tu Mơ Rông), dù năm học mới đã bước sang tuần thứ ba nhưng nhà trường vẫn còn thiếu ít nhất 12 giáo viên nữa mới đảm bảo việc dạy học. Nhiều thầy cô trong trường phải tăng tiết để bù lấp vào khoảng trống của việc thiếu giáo viên bộ môn.

Thiếu giáo viên: Hiệu trưởng, hiệu phó ở Kon Tum thay nhau đứng lớp - Hình 1

Thầy Phạm Văn Hùng – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học xã Đắk Hà (huyện Tu Mơ Rông) phải đứng lớp 32 tiết/tuần vì trường thiếu giáo viên. Ảnh: MT

Theo cô Hồ Thị Thùy Vân – Hiệu trưởng nhà trường, để đạt tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp như quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì nhà trường cần phải bổ sung thêm 15 giáo viên nữa.

Trong đó, môn tiếng Anh của nhà trường hiện không thể triển khai dạy học cho học sinh do thiếu giáo viên. Bù vào đó, trường đã tăng cường dạy Toán và Tiếng Việt để bổ trợ cho học sinh trong khi chờ có giáo viên tiếng Anh được tuyển dụng và phân bổ về trường.

“Trước tình cảnh thiếu giáo viên nghiêm trọng như vậy, lãnh đạo nhà trường đã quyết định phân công các thành viên trong Ban Giám hiệu gồm: Hiệu trưởng và 2 Hiệu phó về đứng lớp.

Toàn trường có 671 học sinh với 25 lớp nên công tác quản lý cũng bận rộn. Vừa lo quản lý các vấn đề về thu chi tài chính, cơ sở vật chất, con người, chuyên môn… Ban giám hiệu còn phải soạn bài giảng để tham gia giảng dạy”.

Cô Vân chia sẻ thêm, theo quy định, mỗi tuần hiệu trưởng chỉ có 2 tiết đứng lớp nhưng bản thân cô phải đứng lớp 26 tiết/tuần. Việc phải thường xuyên soạn bài giảng, dành thời gian đứng lớp giảng bài cũng đã ảnh hưởng đến công tác quản lý, vận hành của nhà trường.

Cô Vân cho biết, nhiều báo cáo, kế hoạch đã bị chậm lại, nhiều cuộc họp phải hoãn vì không đủ thời gian bố trí. Hơn nữa, việc phải “kiêm nhiệm” thêm công tác giảng dạy khiến chất lượng dạy học cũng không được đảm bảo.

Video đang HOT

Tương tự cô Vân, thầy Phạm Văn Hùng – Hiệu phó nhà trường cũng phải đứng lớp 32 tiết/tuần thay vì 4 tiết/tuần như quy định.

“Cũng vì tình cảnh chung mà mỗi người đều phải cố gắng, chia sẻ khó khăn cùng với nhà trường. Do phải đảm nhận nhiều khâu từ: kiểm tra, giám sát, quản lý hoạt động chuyên môn của giáo viên… đến việc soạn bài giảng, đứng lớp dạy học trò nên chất lượng quản lý cũng như dạy học sẽ có phần nào bị ảnh hưởng”, thầy Hùng nói.

“Nhà trường rất mong mỏi các cấp chính quyền địa phương sớm tuyển dụng đủ đội ngũ giáo viên để phân bổ về cho các trường nhằm đảm bảo công tác dạy học. Trước mắt thì có thể điều động giáo viên từ nơi thừa đến nơi thiếu để cân bằng đội ngũ.

Hiện trường không chỉ thiếu giáo viên mà còn thiếu cả nhân viên y tế học đường, thư viện, văn thư. Chúng tôi đã liên hệ với một số giáo viên đến hợp đồng giảng dạy nhưng không tìm được người đảm bảo các điều kiện phù hợp”, cô Vân cho hay.

Thầy cô dạy liên trường

Nếu như tại huyện Tu Mơ Rông, trường không có giáo viên tiếng Anh thì sẽ chuyển sang dạy Toán và Tiếng Việt (dạy bù môn tiếng Anh sau khi tuyển được giáo viên) thì tại Trường trung học cơ sở Pờ Ê (xã Pờ Ê, huyện Kon Plông, Kon Tum) lại chọn phương án cho giáo viên dạy liên trường.

Theo thầy Nguyễn Thanh Trường – Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Pờ Ê thì do nhà trường chưa có giáo viên dạy môn tiếng Anh và Tin học nên đã tiến hành hợp đồng với các giáo viên ở trường khác đến dạy.

“Hiện môn tiếng Anh, chúng tôi đã hợp đồng với một giáo viên cấp trung học cơ sở ở xã Hiếu để người này dạy liên trường. Còn với môn Tin học, đơn vị đang liên hệ các trường lân cận để tìm giáo viên đến giảng dạy.

Đây là phương án tạm thời trong khi nhà trường chưa tuyển được giáo viên vì việc dạy liên trường như vậy cũng sẽ không đảm bảo được chất lượng cũng như công tác quản lý nhân sự”, thầy Trường nói.

Còn tại Trường trung học cơ sở bán trú dân tộc thiểu số Tu Mơ Rông thì đang thiếu 5 giáo viên ở các môn: Vật lí, Toán, Tin học. Đối với những môn này, nhà trường linh động bố trí các giáo viên dạy tăng tiết hoặc điều động giáo viên thuộc tổ hợp môn Khoa học tự nhiên đến giảng dạy.

Theo phòng Nội vụ huyện Kon Plông thì địa phương này đang tiến hành tuyển dụng 108 chỉ tiêu biên chế giáo viên để phân bổ về các trường. Trong đó có 28 giáo viên mầm non, 51 giáo viên tiểu học và 27 giáo viên trung học cơ sở.

Còn tại huyện Tu Mơ Rông, ngành giáo dục địa phương này đang thiếu khoảng 120 giáo viên nhưng chỉ tiêu biên chế chỉ giao về 72 chỉ tiêu. Trong đó, có 13 chỉ tiêu giáo viên mầm non, 36 chỉ tiêu giáo viên tiểu học, 21 chỉ tiêu giáo viên trung học cơ sở, nhân viên thư viện là 2 người.

Những giải pháp tình thế bù lấp giáo viên tại Lai Châu

Tăng cường dạy học trực tuyến, cử người kiêm nhiệm và ưu tiên tuyển dụng là những giải pháp mà ngành GD-ĐT Lai Châu tập trung 'gỡ khó'.

Những giải pháp tình thế bù lấp giáo viên tại Lai Châu - Hình 1

Lai Châu còn thiếu hơn 1.300 giáo viên.

Thiếu và thiếu

Năm học 2022 - 2023, ngành GD-ĐT tỉnh Lai Châu thiếu 717 giáo viên (mầm non 216, tiểu học 150, THCS 316, THPT 35). So với định mức, toàn tỉnh thiếu 1.308 biên chế, chủ yếu là giáo viên mầm non và THCS. Thực hiện dạy bắt buộc Tiếng Anh và Tin học đối với lớp 3 theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, tuy nhiên, toàn tỉnh vẫn thiếu hơn 160 giáo viên của 2 môn học trên.

Trường Tiểu học và THCS Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ vừa được trang cấp phòng học bộ môn Tin học với 21 máy tính bàn. Mặc dù đã hoàn tất khâu lắp đặt, kết nối hệ thống mạng nhưng nhà trường vẫn chưa được bố trí giáo viên dạy bộ môn này.

Với môn Tiếng Anh, thầy Bùi Ngọc Hồng - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết: "Sau khi sáp nhập (vào đầu tháng 8/2022), trường có 488 học sinh ở 18 lớp nhưng mới có 1 giáo viên Tiếng Anh. Hiện, trường tổ chức dạy cho lớp 3 và khối THCS với thời lượng 25 tiết/tuần. Nhà trường thường xuyên động viên nhà giáo và chi trả chế độ tăng giờ đầy đủ".

Những giải pháp tình thế bù lấp giáo viên tại Lai Châu - Hình 2

Điểm trường Pa Thắng, xã Thu Lũm trước khi sáp nhập về trung tâm.

Theo báo cáo của Phòng GD&ĐT huyện Sìn Hồ, năm học 2022 - 2023, toàn ngành có 63 trường với 979 lớp, nhóm lớp với trên 25 nghìn học sinh. Tính đến hết 31/5, tổng số cán bộ quản lý, giáo viên các cấp học là 1.787 người.

Ông Phạm Văn Phôi - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Sìn Hồ - cho hay: Cả 2 cấp tiểu học và THCS có 41 giáo viên Tiếng Anh và 14 người dạy Tin học. Thực hiện chủ trương đưa môn Tiếng Anh và Tin học vào dạy học bắt buộc theo Chương trình GDPT mới, toàn ngành đang thiếu 28 giáo viên (16 Tiếng Anh và 12 Tin học.

Còn tại huyện Tân Uyên, năm học này toàn ngành còn thiếu 118 biên chế. Cụ thể, cấp THCS thiếu 45 giáo viên (chủ yếu ở 2 bộ môn Tin học, Ngoại ngữ), mầm non thiếu 40 và tiểu học thiếu 24.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tân Uyên, ngành được giao 1.369 biên chế, nhưng qua rà soát, số giáo viên hiện có là 1.251 người. Toàn huyện thiếu 45 giáo viên ở 11 trường THCS, nếu tính trung bình, mỗi trường thiếu hơn 4 người. Với môn Tin học, toàn huyện có 7 giáo viên thực hiện giảng dạy tại 11 trường. Điều đó đồng nghĩa với việc mỗi thầy cô phải dạy từ 2 - 3 trường mới đảm bảo việc học của HS.

Nơi thiếu ít giúp nơi thiếu nhiều

Trước thực trạng thiếu giáo viên, ngành GD-ĐT Lai Châu đã áp dụng một số giải pháp nhằm tập trung tháo gỡ. Một trong những giải pháp căn cơ và lâu dài là ưu tiên tuyển dụng giáo viên.

Theo ông Lò Việt Tuyển, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lai Châu, căn cứ vào chỉ tiêu, số lượng biên chế được giao, ngành đẩy mạnh tuyển dụng giáo viên còn thiếu theo phân cấp. Ưu tiên tuyển dụng giáo viên những môn học mới, đặc biệt là Tiếng Anh, Tin học. Cùng với đó, thực hiện các giải pháp để thu hút nguồn tuyển như: Thông báo, tuyên truyền trên hệ thống thông tin truyền thông, phối hợp với các trường đại học sư phạm để đảm bảo nguồn tuyển.

Những giải pháp tình thế bù lấp giáo viên tại Lai Châu - Hình 3

Thiếu biên chế, giáo viên phải dạy kiêm nhiệm.

Để chuẩn bị đội ngũ cho năm học, Sở GD&ĐT Lai Châu và 7 huyện, thành phố đang thực hiện tuyển dụng 395 chỉ tiêu viên chức. Tuy nhiên, việc tuyển dụng giáo viên cũng gặp không ít khó khăn. Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tân Uyên, chính sách thu hút giáo viên đối với huyện còn nhiều điều "đáng bàn", nhất là giáo viên dạy 2 môn Tiếng Anh, Tin học.

Minh chứng là trong 8 năm qua, Tân Uyên chưa tuyển dụng được giáo viên dạy môn Tiếng Anh nào. Trong khi đó, có 14 người dạy môn này xin chuyển công tác về các tỉnh miền xuôi hoặc chuyển ngành. Cùng với đó, sau khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực, trình độ chuyên môn của giáo viên các cấp được nâng chuẩn. Đây là yêu cầu có phần "quá sức" so với điều kiện thực tế về đội ngũ ở địa phương.

Trước khó khăn trong tuyển dụng giáo viên, ngành GD-ĐT huyện Tân Uyên đã đưa ra giải pháp được cho là "tình thế" để gỡ khó. "Ngành đã yêu cầu trường có giáo viên, vừa kết hợp dạy trực tiếp tại lớp được phân công và dạy trực tuyến rồi phát tín hiệu đi cho những trường chưa có giáo viên phụ trách. Cùng với đó, tổ chức cho giáo viên dạy kiêm nhiệm" - ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Tuấn Anh cũng thừa nhận, giải pháp này chỉ mang tính tạm thời bởi trang thiết bị cần phải nâng cấp đồng bộ mới đáp ứng cho công tác giảng dạy trực tuyến. Thêm vào đó, việc quản lý lớp, kiểm tra chất lượng học tập của học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn. Chế độ thanh toán cho giáo viên đứng lớp và đảm bảo quyền lợi cho các đội ngũ cũng cần chú trọng.

Thầy Hà Đình Chính, giáo viên Trường Tiểu học Nậm Sỏ (Tân Uyên) nhà ở thị trấn Tân Uyên, thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tại xã Nậm Sỏ, hàng ngày di chuyển hơn 40km mới vào đến trường. Do thiếu giáo viên, năm học 2022 - 2023, ngoài giảng dạy tại 2 trường là Tiểu học Nậm Sỏ và Thân Thuộc, thầy được giao kiêm nhiệm thêm Trường Tiểu học và THCS Tà Mít - một trong những điểm trường xa nhất huyện. Việc đi lại càng khó khăn hơn.

Tại huyện Sìn Hồ, ông Phạm Văn Phôi chia sẻ giải pháp: Phòng chủ động tham mưu cho UBND huyện quyết định điều động giáo viên từ nơi thừa đến nơi thiếu và từ nơi thiếu ít đến nơi thiếu nhiều. Cùng với đó, xây dựng kế hoạch và giao nhiệm vụ cho giáo viên Tiếng Anh và Tin học của cấp THCS dạy kiêm nhiệm cấp tiểu học.

"Chúng tôi khuyến khích tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại các cơ sở giáo dục đảm bảo điều kiện. Đồng thời, bố trí giáo viên dạy liên cấp, liên trường. Tiếp tục thực hiện dồn ghép các điểm trường lẻ, sáp nhập trường có quy mô nhỏ đối với những nơi có đủ điều kiện. Cùng với đó, căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương, đơn vị đối với những vị trí chưa tuyển dụng được sẽ thực hiện hợp đồng giáo viên theo Nghị quyết số 102/NQ-CP của Chính phủ" - ông Lò Việt Tuyển nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kỳ Duyên được gọi tên Á hậu 1 trước giờ G chung kết Miss Universe
07:21:30 17/11/2024
Mỹ nhân đẹp đến mức được người dân dựng tượng, thờ tụng như nữ thần
07:39:26 17/11/2024
Thông gia tự dưng gọi điện bảo mẹ tôi nấu đồ ăn gửi sang rồi đưa ra đề nghị khiến 2 bên gia đình sứt mẻ
07:49:02 17/11/2024
Cô hàng xóm nóng bỏng vừa chuyển đến được 2 tháng, gia đình tôi đứng bên bờ đổ vỡ
07:18:43 17/11/2024
Ngày cưới, em dâu vừa bước ra thì toàn hội trường vang lên tiếng bàn tán ồn ào, đại diện nhà trai nhà gái chỉ muốn "độn thổ" vì xấu hổ
07:57:40 17/11/2024
Vừa xây xong căn nhà 2 tỷ, chồng đã bảo em gái đưa con đến ở cùng vì lý do "chị dâu cũng thương em mà" khiến tôi mất ăn mất ngủ
07:53:09 17/11/2024
Nhan sắc xinh đẹp của người đẹp được dự đoán đăng quang Miss Universe 2024
08:19:54 17/11/2024
Hoàng Thuỳ sượng trân, nghi vấn bị "ghẻ lạnh" vì 1 hành động của vị chủ tịch?
07:45:25 17/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Game "gợi cảm" nhất 2024 tiếp tục mời hot girl nhập vai cho DLC mới, nhan sắc đỉnh chóp khiến người chơi phấn khích

Mọt game

09:27:18 17/11/2024
Nhan sắc của cô nàng hot girl này đang khiến các fan mong mỏi DLC của tựa game hơn bao giờ hết. Không thể phủ nhận Stellar Blade là một trong những tựa game đáng chú ý nhất của năm 2024 này.

Chồng mất đã 7 năm nhưng nhà chồng vẫn bày đủ trò để ngăn chị tôi tái hôn

Góc tâm tình

09:22:43 17/11/2024
Nghe tôi chuẩn bị tái hôn với 1 doanh nhân thành đạt, mẹ chồng kéo họ hàng tới quấy phá với đủ chiêu trò khác nhau.

Nếu chỉ còn 25k trong ví, đây là những gì sinh viên ĐH Khoa học tự nhiên có thể ăn tại canteen trường

Netizen

09:21:51 17/11/2024
Cơm canteen là một phần không thể thiếu trong đời sống sinh viên. Dù đó chỉ là những suất cơm với những món ăn giản dị, nhưng lại có thể giúp các bạn sinh viên lấp đầy chiếc bụng đói sau những giờ học căng thẳng.

Lên Tà Xùa săn... mây

Du lịch

09:10:14 17/11/2024
Mây ở Tà Xùa lúc thì đổ dồn vào các khe núi sâu thẳm, lúc thì cuồn cuộn lên cao như dòng thác khổng lồ, khiến khung cảnh thêm phần sống động và huyền ảo.

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI

Thế giới

08:53:26 17/11/2024
Tỉ phú Elon Musk đã bổ sung Microsoft vào phần bị đơn trong đơn kiện của ông đối với công ty trí tuệ nhân tạo OpenAI.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

Tin nổi bật

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Quản lý chặt và nghiêm trị hành vi mua bán, sử dụng trái phép xyanua

Pháp luật

08:25:20 17/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người dân, việc siết chặt quản lý đồng thời xử lý nghiêm các hành vi liên quan đến xyanua là vô cùng cần thiết.

'Nữ hoàng nhạc dance' lấy chồng Tây, U50 đi hát không phải để mưu sinh

Sao việt

08:04:23 17/11/2024
Nữ hoàng nhạc dance Thu Minh hiện chỉ hát để thỏa đam mê, gặp gỡ khán giả và lan tỏa năng lượng tích cực, đồng thời nhẹ nhàng vượt qua những khó khăn.

MONO lo sợ khi hát cùng Tùng Dương

Nhạc việt

07:57:12 17/11/2024
Tùng Dương với MONO thể hiện Tín hiệu vũ trụ - bài hát diễn tả khát khao của con người vừa muốn thấy được vũ trụ bao la ngoài kia, vừa nhìn thấu được vào trong chính tâm hồn mình.

Hôn nhân viên mãn của hai nam diễn viên vào vai công an phim "Độc đạo"

Hậu trường phim

07:48:43 17/11/2024
Ở nhiều phân cảnh, tương tác của 2 diễn viên được đánh giá tự nhiên. Ngoài đời, điểm chung của họ là có hôn nhân viên mãn.

Cái kết của nam thần tượng bị đuổi khỏi nhóm bằng 1000 vòng hoa tang

Nhạc quốc tế

07:33:07 17/11/2024
Rời RIIZE nhưng Seunghan vẫn là một nghệ sĩ của SM. Đến sáng 15/11, công ty này thông báo sẽ cho Seunghan debut solo.