Thiếu giáo viên chuyên trách hướng nghiệp
Hướng nghiệp phải được tiến hành từ THCS, đặc biệt đẩy mạnh ở cuối cấp THCS hơn là chỉ hướng nghiệp khi học sinh đã lên lớp 12.
“Khó khăn trong giáo dục hướng nghiệp (GDHN) cho học sinh (HS) hiện nay do đây chưa phải là công việc chính thống, giáo viên không có kiến thức và kỹ năng về công tác này” – PGS-TS Huỳnh Văn Sơn, Trưởng bộ môn Tâm lý Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết tại hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp cho HS THPT” tổ chức tại Sở GD&ĐT TP.HCM ngày 3/10.
ThS Phạm Đăng Khoa, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM), đánh giá hoạt động GDHN ở trường phổ thông chưa được quan tâm đúng mức, bắt nguồn từ việc thiếu đội ngũ am hiểu về tâm lý học hướng nghiệp, thiếu thông tin thị trường lao động, động cơ tham gia các lớp học nghề của HS còn lệch lạc (chủ yếu học để lấy điểm cộng thi tốt nghiệp)…
TS Nguyễn Ngọc Tài – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục ĐH, Viện Nghiên cứu giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM – dẫn chứng: “Giáo viên còn nhầm lẫn giữa việc học các tiết kỹ thuật trong trường là GDHN, cũng như HS học để lấy giấy chứng nhận học nghề (cộng vào điểm thi tốt nghiệp) là GDHN. Chưa kể, tài liệu hướng nghiệp còn ít thông tin và không được cập nhật, giáo viên chưa được tập huấn và trang thiết bị chưa được đáp ứng theo yêu cầu… Chính vì vậy việc hướng nghiệp cho HS không có chất lượng. HS lớp 9 chưa có khái niệm về chọn nghề nghiệp cho tương lai, còn HS lớp 12 chỉ được hướng nghiệp khi chuẩn bị làm hồ sơ dự thi ĐH, CĐ”.
Để hướng nghiệp hiệu quả, ThS Phạm Đăng Khoa đề xuất các trường thường xuyên tổ chức cho HS tham quan các trường ĐH, CĐ, trung cấp, trường nghề, các xí nghiệp… để HS có cái nhìn toàn diện về ngành nghề mình định lựa chọn. Nếu được, có thể liên kết với các trường này để tổ chức các buổi thực tập cho HS, để HS được làm trực tiếp thay vì chỉ tham quan. Khi tổ chức các hoạt động GDHN cũng nên mời phụ huynh tham gia vì thực tế việc chọn nghề của HS phụ thuộc khá nhiều vào ý kiến và mong muốn của phụ huynh.
Theo PGS-TS Huỳnh Văn Sơn, GDHN cần phải xuyên suốt, tức không chỉ bắt đầu ở cuối cấp THCS và kết thúc khi HS lựa chọn được khối thi và ngành học. Hướng nghiệp ở trường ĐH là một điều khá quan trọng mà ít được quan tâm hơn so với công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông. Do đó, vào năm thứ nhất, sinh viên cần được tiếp tục giới thiệu đầy đủ hơn về trường, khoa của mình, về các bộ môn, các môn học. Quá trình hướng nghiệp không dừng lại ở vài buổi giới thiệu mà cần xuyên suốt thời sinh viên thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, các buổi tiếp xúc với các nhà tuyển dụng, các ngày hội nghề nghiệp…
Video đang HOT
60% học sinh chọn sai ngành học Theo khảo sát của chúng tôi, tỉ lệ HS chọn sai ngành học chiếm khoảng 60%, chỉ có 5% HS có hiểu biết về ngành chọn học, 20% có hiểu biết tương đối đầy đủ và 75% thiếu hiểu biết về nghề bản thân chọn học. ThS TRẦN ANH TUẤN, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM
Theo TNO
Sinh viên ấp ủ khát vọng 10 năm
Với câu hỏi "Ước mơ sẽ trở thành ai trong 10 năm tới?", đa số bạn trẻ đều thể hiện quyết tâm theo đuổi sứ mệnh vì sức khỏe của cộng đồng, dù ở những vai trò khác nhau như giảng dạy, nghiên cứu khoa học hay kinh doanh.
Trong buổi đối thoại hướng nghiệp mới đây, đa số sinh viên ngành y dược đều thể hiện quyết tâm theo đuổi sứ mệnh bảo vệ sức khỏe cộng đồng, dù ở những vai trò khác nhau như giảng dạy, nghiên cứu hay kinh doanh.
Công ty GlaxoSmithKline (GSK), một trong những doanh nghiệp dược phẩm và chăm sóc sức khỏe hàng đầu trên thế giới vừa tổ chức buổi đối thoại hướng nghiệp, giới thiệu chương trình "Nhà lãnh đạo tương lai" tại hai trường: Đại học Dược Hà Nội và Đại học Y dược TP HCM.
Đông đảo sinh viên trường Đại học Dược Hà Nội tham dự chương trình 'Nhà lãnh đạo tương lai".
Hàng trăm sinh viên đã đến tham dự chương trình, lắng nghe chia sẻ của các chuyên gia để có quyết định nghề nghiệp đúng đắn trong tương lai.
Quỳnh Nga, sinh viên năm thứ 5 cho biết: "Là sinh viên ngành dược, được tham gia vào hệ thống y tế, em có thể tự chăm lo cho sức khỏe của bản thân cũng như gia đình, người thân và nhiều người khác nữa". Khi được hỏi bạn hình dung một môi trường làm việc tốt sẽ như thế nào, Quỳnh Nga chia sẻ: sau khi ra trường, cô muốn làm việc trong một môi trường năng động và đó phải là nơi mà mọi người tôn trọng lẫn nhau, công nhận tài năng của nhau.
Phát triển và đào tạo nhân tài là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của GSK nhằm xây dựng một tổ chức hội tụ những con người tài năng và phát triển trên nền tảng giá trị. Chia sẻ trong buổi đối thoại, bà Trần Thị Dương Anh, Giám đốc nhân sự cấp cao GSK cho rằng: Sứ mệnh chung của những người trong ngành y, dược là góp phần giúp con người có thể làm được nhiều việc hơn, cảm thấy tốt hơn và sống lâu hơn.
"Các bạn sẽ tìm thấy ở văn hóa GSK các giá trị như tập trung vào bệnh nhân, tính minh bạch, lòng chính trực và tôn trọng mọi người. Điều này có trong tất cả hoạt động của GSK từ phát minh phát triển, sản xuất, cung ứng hay kinh doanh tiếp thị", bà nói.
Đại diện của công ty GSK Việt Nam giải đáp thắc mắc trong buổi hướng nghiệp tại Đại học Dược Hà Nội.
Với những chương trình đào tạo được thiết kế riêng, GSK đồng hành cùng nhân viên trong các nấc thang phát triển sự nghiệp, giúp họ được học hỏi và thực hành ngay trong quá trình công tác. Công ty này cũng khuyến khích cán bộ y, dược chiêm nghiệm cuộc sống qua lăng kính của các hoạt động xã hội như chương trình PULSE (các dự án phi lợi nhuận tại những quốc gia nghèo khó trên thế giới); Orange Day (gần 100.000 nhân viên của tập đoàn trên toàn thế giới được khuyến khích dành một ngày cho công tác tình nguyện)...
Là người từng được lựa chọn trong chương trình "Nhà lãnh đạo tương lai", Bảo Ngọc, Mỹ Phúc, Quỳnh Anh đã phải trải qua năm vòng thi đầy thử thách trong một ngày, ác bạn đã được thực tập như một nhà lãnh đạo thực thụ. Ban giám đốc GSK đã giúp họ phát triển tiềm năng. Bên cạnh đó, các bạn còn được giao lưu và học hỏi cùng bạn bè nước khác trong câu lạc bộ "Future Leaders Associate", khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Bạn Nguyễn Thanh Duy, sinh viên năm cuối chia sẻ, điều cậu mong muốn là tìm được một công ty để mình có thể vừa kiếm tiền, vừa tham gia các hoạt động tình nguyện giúp đỡ cộng đồng. Theo đó, cậu sẽ quyết tâm giành "tấm vé" vào GSK.
Người được lựa chọn từ chương trình "Nhà lãnh đạo tương lai" của GSK sẽ trải qua 3 giai đoạn với việc luân chuyển qua nhiều vị trí ở các phòng ban khác nhau của công ty. Ở giai đoạn thứ nhất, họ sẽ tham gia công việc trình dược, giai đoạn 2 là học hỏi kinh nghiệm về marketing và giai đoạn cuối cùng là được làm quen với quy trình quản lý dự án. Sau 36 tháng, tùy thuộc vào thế mạnh và năng lực, mỗi người sẽ được phát triển thành quản lý cấp trung của GSK.
Ngọc Bích
Theo VNE
Pharmafest 2013 - hướng nghiệp dành cho sinh viên Dược Trong tháng 4 và những ngày đầu tháng 5, được sự đồng ý và ủng hộ của Đảng uỷ - BGH, Đoàn Thanh niên Đại học Dược Hà Nội đã tổ chức chuơng trình hướng nghiệp cho các bạn sinh viên trong trường, đặc biệt là những bạn sinh viên năm cuối. Từ năm 2011, hướng nghiệp dược PharmaFest đã trở thành một...