Thiếu gia “tỉnh lẻ” dự thi Đại học bằng Lexus, Bentley
Trong khi nhiều thí sinh “lai kinh ứng thí”, tay xách nách mang đồ đạc, tất tưởi tìm nhà trọ, thì có những thiếu gia “cưỡi xế hộp” giá cả chục tỉ đồng đi thi, ở khách sạn năm sao, có kẻ hầu, người hạ.
Chiếc xe xịn chưa có biển số đưa Tuấn đi thi đại học. Ảnh: Minh Đức.
“Ông chủ” thí sinh
Chiếc Bentley dừng lại trước trường thi, lái xe Trần Thanh C vội vàng ra mở cửa cho một chàng trai bước xuống, chuẩn bị vào làm bài. Nhìn bề ngoài, từ đầu tóc, quần áo, giầy dép của thanh niên trên đều rất phong cách, sành điệu. Đó là “quý tử” Tuấn ở thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương), vừa lên Hà Nội thi đại học.
Lái xe C cho biết, trong những ngày thi đại học đợi một, anh có nhiệm vụ đưa đón “cậu chủ” đi đến trường thi, về tới khách sạn Hilton – hạng năm sao – ở Hà Nội. Mỗi khi Tuấn đến gần chiếc Bentley, lái xe lại nhanh tay kéo cửa xe sau ghế lái, cúi đầu đón ông chủ bước lên xe, rồi nhẹ nhàng đóng cửa lại.
Tuấn là con trai duy nhất của ông chủ một doanh nghiệp kinh doanh xe hơi ở thành phố Hải Dương. Vì bận việc, ông chủ lớn này giao chiếc Bentley Continental giá cả chục tỉ đồng cho lái xe đưa “cậu ấm” lên thủ đô thi đại học.
Video đang HOT
Ngồi tại sảnh khách sạn Hilton, đại gia cho biết: Mấy hôm nay bận quá, phải nhờ lái xe đưa cháu đi thi. Hôm nay, cháu thi xong, cũng đỡ việc nên tôi đến đây đón cháu.
Ông này chia sẻ: Showroom của gia đình có cả chục xe hơi, đủ loại, nhưng vì con chỉ thích đi Bentley, nên gia đình phải lấy gấp một chiếc còn chưa kịp đăng ký, để đưa con “lai kinh ứng thí”.
Không chỉ giao xe hàng chục tỷ đồng, ông chủ kinh doanh ô tô này còn thuê phòng tại khách sạn Hilton cho con ở trong những ngày thi cử. Chỉ tính riêng tiền thuê phòng trong ba ngày thi, đã lên tới 15 triệu đồng.
Kết thúc ba môn thi, “cậu ấm” Tuấn trở về khách sạn, kể với nhóm bạn về thi cử. Tuấn bảo, gia đình chỉ cần kiên trì tham gia đủ ba môn, còn có làm được bài hay không thì không quan trọng, bởi bố mẹ đã đặt vài chỗ để đi du học.
Lái xe C cũng cho hay, vì thương con thi cử vất vả, ông chủ dặn phải đưa đến những nơi ăn uống sang trọng, tẩm bổ cho con trai lấy sức. Cậu ta ăn bát súp vây cá mập giá đã 50 – 60 USD, chưa kể đồ uống và những món ăn khác.
“Ăn uống, chi tiêu bao nhiêu không quan trọng, nhưng phải lấy hóa đơn về thanh toán với ông chủ. Cậu ấm ăn ít, tuy nhiên cứ hứng lên là gọi hết món này đến món khác, có bữa ăn phải trả từ bốn tới năm triệu đồng” – Lái xe trên cho biết.
Thi cho biết
So với Tuấn, Long (ở thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) cũng chẳng thua kém “đẳng cấp”. Bố mẹ làm doanh nghiệp chuyên nhập khẩu hàng điện tử, gia đình Long rất giàu. Bộ mẹ Long giao chiếc Lexus mới coóng cho lái xe (thuê với giá hai triệu đồng/ngày, chưa kể tiên ở khách sạn, ăn uống) để đưa con trai về Hà Nội thi đại học.
“Xế hộp” đưa “quý tử” Long từ Lạng Sơn xuống Hà Nội ứng thí. Ảnh: Minh Đức
Kết thúc hai ngày thi, Long bảo lái xe đưa đến những trung tâm thương mại như Vincom trên phố Bà Triệu (Hai Bà Trưng), Parkson trên phố Thái Hà (Đống Đa) mua sắm. “Cậu ấm” tiêu toàn tiền “đô”, sắm nhiều hàng hiệu.
Trở về khách sạn, cậu gọi điện cho nhóm bạn đến mừng chiến thắng vì đã hoàn thành nhiệm vụ – tham dự đủ ba môn thi.
Anh Lý Văn Nguyên – lái xe, cho biết, ba ngày đưa cậu ấm đi thi, mệt cả người. Chưa hết giờ thi, cậu ta đã ra ngoài, gọi điện bắt đến đón; rồi phải đưa “quý tử” đi hết chỗ này đến nơi khác.
Cũng theo anh Nguyên, Long “đi thi cho biết” nên chẳng chú tâm gì đến sách vở. Cậu ta gọi điện rủ nhóm bạn đi uống rượu. Khi đã ngà ngà say, cậu còn nói những lời khiếm nhã, khiến nhiều lúc tôi thấy phật lòng, muốn bỏ về, nhưng vì đã cam kết với gia đình, nên phải đành làm cho xong việc – anh Nguyên nói.
Theo VTC
Mẹ một bên... và anh một bên
Em buồn bã đứng giữa một bên là người mẹ mà mình hết lòng thương yêu, một bên là người mà mình đã chọn để cùng đi trong suốt cuộc đời...
Sáng nay em ghé qua nhà lấy cho con món đồ chơi để quên. Cả tháng nhà không người ở, nên khi cửa vừa mở, em bị đám gián và kiến hôi... chào đón.
May có dì Hai hàng xóm sang "giải vây". Vừa rượt theo lũ gián, dì vừa hỏi han chuyện chỗ trọ mới của vợ chồng mình. Dì gợi ý nếu không ở nữa thì treo bảng bán nhà khiến em chỉ muốn ngồi thụp xuống, khóc cho vơi những chất chứa trong lòng những ngày qua.
Anh còn nhớ không, thuở hai đứa mình đều là dân tỉnh lẻ lên thành phố lập nghiệp? Hơn 10 năm lăn lộn xứ người, qua bốn năm yêu nhau, hai đứa đành buồn tủi chôn giấu bao dự tính... Mẹ anh dưới quê còn chưa trả hết nợ ngân hàng, trong khi má em khá chật vật mới đủ ăn. Hoàn cảnh hai bên đã thế, hai đứa mình tương lai ba cọc ba đồng, có lẽ phải ở nhà thuê suốt đời. Mình cứ trăn trở mãi, không dám chính thức đến với nhau, vì nghĩ thân mình thiếu hụt đã đành, nếu có con, lấy tiền đâu lo...
Thật may, má em bất ngờ trúng số giải đặc biệt. Trong những món quà má tặng, ngôi nhà trong con hẻm nhỏ khiến hai đứa mình vui sướng nhất. Sau ngày cưới, vợ chồng mình đã hạnh phúc biết bao! Chúng mình làm việc nhàn hạ, chỉ cần đủ cơm ăn áo mặc mỗi ngày.
Khi con trai mình ra đời, má tự nguyện lên ở với mình để phụ chăm sóc cháu. Nói là "phụ" nhưng thật ra má "đóng vai chính" khi anh đi làm đến tối mịt chưa về, còn em hết học nghiệp vụ đến học bằng hai. Ban đầu má nói chỉ ở giúp mình khi con còn quá nhỏ, nhưng con hai rồi ba tuổi, má vẫn không nỡ xa rời. Ai cũng bảo má có tiền, chỉ cần mướn người giúp việc cho vợ chồng mình, nhưng má thương con xót cháu, không cam tâm.
Cài cái ổ khóa to tướng lên cánh cửa, em lại có cảm giác mình đã đóng chặt lối quay về... (Ảnh minh họa)
Má bình dị, chân quê, có sao nói vậy, đôi khi hành xử vụng về, suy nghĩ cực đoan. Em biết má nuông chiều cháu nhiều khi thái quá, gây khó khăn cho việc nuôi dạy con, khiến anh không vui. Em dự định sẽ gửi con đi học mẫu giáo rồi dần dần "cách ly" hai bà cháu, cũng là để tránh những xung đột thường tình giữa mẹ vợ và chàng rể. Khổ nỗi, con mình khó ăn khó ngủ, nay ốm mai đau, nên em cứ lần lữa mãi...
Thế là rạn nứt lớn dần, cuối cùng tất cả đã đổ sụp khi má lỡ lời "nặng nhẹ" anh trong một lần cả nhà "đại chiến" vì con. Anh cho rằng má nóng giận xúc phạm anh, nhưng sao anh không nhớ lại hành động của mình trước đó. Không phải em bênh vực má ruột mình, nhưng anh hãy bình tâm suy xét anh đã làm gì để má phải nói: "Có giỏi thì đi luôn...".
Anh nhất định không quay về ngôi nhà má đã cho vợ chồng mình. Tự ái của một người đàn ông luôn mang mặc cảm dựa vào nhà vợ bao lâu nay kìm nén, nay bùng phát. Em buồn bã đứng giữa một bên là người mẹ mà mình hết lòng thương yêu, một bên là người mà mình đã chọn để cùng đi trong suốt cuộc đời. Hãy chỉ cho em một giải pháp vẹn toàn đi anh, để không phải chọn một trong hai mà lòng thấy chông chênh quá!
Giờ đây, má đã trở về quê ở hẳn. Trước ngày má về, anh ghé qua nhà mình chào má. Má lên tiếng kêu anh quay về mà giọng má ướt sũng. Anh cười, không biết trả lời má thế nào nên quay sang làm như mải chơi với con. Nhà anh đã thuê rồi, đồ đạc cũng đã sắm sửa. Và quan trọng hơn là lòng anh đã quyết, phải không anh? Nhà mình giờ thành "nhà cũ" trong khái niệm của con.
Nhìn con hí hửng ôm thùng đồ chơi chuẩn bị sang "nhà mới", mắt em hoen đỏ. Cài cái ổ khóa to tướng lên cánh cửa, em lại có cảm giác mình đã đóng chặt lối quay về...
Theo Eva
Trào lưu ra ở riêng 'hút' giới trẻ Có rất nhiều bạn trẻ thành phố đang sống cùng gia đình lại mong muốn được thuê nhà "ra ở riêng"... ...được tự lo cho bản thân mình và tách khỏi sự quản của gia đình. Trong khi rất nhiều bạn trẻ mong muốn được sống trong sự bao bọc của gia đình, người thân. Đặc biệt là các bạn tỉnh lẻ phải...