Thiếu gần 6.000 biên chế giáo viên, TP.HCM liên tục tuyển dụng
Thông tin từ Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết hiện thành phố vẫn còn thiếu 6.000 giáo viên theo biên chế dù năm học mới đã diễn ra được hơn một tuần.
Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, năm học 2022-2023 là năm đầu tiên các trường trung học phổ thông thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với khối lớp 10. Để chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho đơn vị, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo hiệu trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc xây dựng kế hoạch nhân sự căn cứ theo định biên được phân bổ, theo định mức quy định và theo tình hình thực tế để làm cơ sở báo cáo nhu cầu về giải quyết chuyển công tác (tiếp nhận chuyển đến, chấp nhận giải quyết chuyển đi) và về tuyển dụng mới viên chức.
Nhu cầu tuyển dụng của tất cả các đơn vị (bao gồm chưa được phân cấp và đã được phân cấp tuyển dụng) đã được công khai trên trang thông tin về tuyển dụng của Sở GD-ĐT. Sở cũng đã tổ chức các đợt tuyển dụng đối với những đơn vị chưa được phân cấp tuyển dụng, trong đó đợt 1 (đã hoàn thành), đợt 2 dự kiến tổ chức từ tháng 10/2022.
Tuy nhiên, tính đến ngày 9/9, TP.HCM mới tuyển được 3.244 giáo viên. Hiện vẫn đang thiếu gần 6.000 giáo viên theo biên chế, trong đó mầm non thiếu 1.006 người, tiểu học thiếu 2.169 người, THCS thiếu 2.467 người, THPT thiếu 297 người.
Học sinh TP.HCM
Ngoài ra, theo Sở GD-ĐT TP.HCM, đối với các vị trí giáo viên thiếu nguồn tuyển dụng (Công nghệ, Tin học) nói chung và vị trí giáo viên môn mới (Âm nhạc và Mỹ thuật) nói riêng, Sở GD-ĐT hướng dẫn tất cả các đơn vị trực thuộc chủ động liên kết để chia sẻ giáo viên thỉnh giảng hoặc ký kết hợp đồng lao động ngắn hạn nếu trường hợp đó đáp ứng điều kiện về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với cấp học.
Do thiếu giáo viên, TP.HCM sẽ điều động, biệt phái giáo viên Tiếng Anh, Tin học cấp THCS xuống dạy tiểu học. Trưởng phòng GD-ĐT, hiệu trưởng các trường thực hiện phương án bố trí giáo viên linh hoạt, hợp lý, hiệu quả bảo đảm tổ chức dạy học được môn Tiếng Anh, môn Tin học theo quy định ở tất cả các trường tiểu học.
Video đang HOT
Các Phòng GD-ĐT, các trường học thực hiện điều động giáo viên dạy liên trường trong cùng cấp học, biệt phái, điều động giáo viên môn Tiếng Anh, môn Tin học cấp THCS tham gia giảng dạy tại các trường tiểu học sau khi đã được tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, chương trình, SGK môn Tiếng Anh, môn Tin học cấp Tiểu học.
Đồng thời thực hiện quản lý, đánh giá giáo viên, có phương án hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi cho giáo viên được điều động, biệt phái dạy liên trường, liên cấp học phù hợp với thực tế của địa phương và bảo đảm đúng quy định.
Đối với các cơ sở giáo dục gặp khó khăn trong việc bố trí giáo viên, theo ông Quốc, cần xây dựng kế hoạch thực hiện môn học linh hoạt, phù hợp, sắp xếp thời khóa biểu khoa học để thực hiện phương án giáo viên dạy liên trường, dạy tại nhiều điểm trường; xây dựng phương án dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến; thực hiện phương án phối hợp với các tổ chức, cá nhân có chức năng, năng lực cung cấp dịch vụ để tổ chức dạy học môn Tiếng Anh, môn Tin học.
Hòa Bình: Công bố tiêu chí chọn giáo viên, cán bộ cốt cán cấp THCS, THPT
Sở GD&ĐT Hòa Bình đưa ra những tiêu chí đối với giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán cấp THPT và THCS năm học 2022-2023.
Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình có văn bản thông báo về việc kiện toàn đội ngũ giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán cấp trung học phổ thông và trung học cơ sở năm học 2022-2023.
Theo đó, kế hoạch nêu cụ thể về tiêu chí về phẩm chất, chuyên môn của ứng viên có nguyện vọng làm giáo viên, cán bộ cốt cán.
Với các đối tượng đã hoàn thành khóa bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán thuộc chương trình ETEP (Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông) sẽ được ưu tiên.
Để lựa chọn giáo viên cốt cán cấp cơ sở, cấp tỉnh đòi hỏi ứng viên phải có 3-5 kinh nghiệm (3 năm đối với giáo viên cấp cơ sở; 5 năm đối với giáo viên cấp tỉnh) giảng dạy trong cấp học.
"Hiệu trưởng ban hành quyết định thành lập đội ngũ giáo viên cốt cán cấp trường. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định thành lập đội ngũ giáo viên cốt cán cấp trung học cơ sở cấp huyện/thành phố. Số lượng, thành phần được lựa chọn của mỗi bộ môn tùy thuộc vào đặc trưng nhiệm vụ cụ thể của mỗi đơn vị", Sở Giáo dục và đào tạo thông tin về việc xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán cấp cơ sở.
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Đối với cán bộ quản lý cốt cán phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng ở trường phổ thông.
Sở Giáo dục và Đào tạo phân bổ số lượng cán bộ cốt cán như sau: Các phòng Giáo dục và Đào tạo có 3 cán bộ quản lý; riêng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hòa Bình có 6 cán bộ quản lý. Các trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở có 1 cán bộ quản lý.
Nhiệm vụ, quyền lợi của giáo viên cốt cán
Thực hiện công tác tập huấn và bồi dưỡng theo sự phân công của Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với giáo viên cốt cán cấp huyện; tham gia các đợt tập huấn theo cụm trường với vai trò là báo cáo viên, tư vấn viên, trợ giảng và tham gia giảng dạy trực tiếp khi được phân công).
Tư vấn chuyên môn cho các giáo viên cùng chuyên môn, tham mưu cho lãnh đạo cấp trên về công tác chỉ đạo và kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn của đơn vị đảm bảo hiệu quả và chất lượng.
Tham gia biên soạn tài liệu và đề thi đề xuất cho các kỳ thi học sinh giỏi, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh; soạn bài tập nâng cao, chuyên đề môn học từ mức độ dễ đến mức độ khó dành cho giáo viên các bộ môn theo hướng dẫn của Sở; tham gia hướng dẫn các đề tài nghiên cứu khoa học cho học sinh.
Tham gia công tác bồi dưỡng thường xuyên cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh (biên soạn, đề xuất nội dung về chuyên môn, hệ thống câu hỏi và đáp án, tham gia coi thi và chấm thi bồi dưỡng thường xuyên).
Được tham dự các hội nghị/hội thảo/giao lưu về công tác chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức theo sự phân công của Sở; được miễn viết bài viết thu hoạch và bài thi đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên hàng năm.
Nhiệm vụ, quyền lợi của cán bộ quản lý cốt cán
Hỗ trợ cán bộ quản lý trên địa bàn phát triển năng lực lãnh đạo và quản trị nhà trường theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Hỗ trợ, tư vấn cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn xây dựng kế hoạch tự học, tự phát triển năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.
Phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục địa phương và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong việc biên soạn tài liệu, học liệu; tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn; tham gia công tác bồi dưỡng thường xuyên cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh.
Hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trong quá trình tham gia, thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng Internet.
Được tham dự các hội nghị/hội thảo/giao lưu về công tác quản lý/chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức theo sự phân công của Sở; được miễn viết bài viết thu hoạch kết quả bồi dưỡng thường xuyên hàng năm.
Khuyến khích các trường thực hiện xã hội hóa trong dạy tiếng Anh Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản 4088/BGDĐT-GDTH về hướng dẫn triển khai nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2022-2023. Trong đó có yêu cầu một số nhiệm vụ cụ thể, điểm nhấn là thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; tổ chức học tiếng Anh... Ảnh minh họa. Bộ Giáo dục và Đào...